GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 86 - 87)

3. Giáo dục phòng, chống tham nhũng như một môn học độc lập hoặc lồng ghép vào các môn học khác

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

GIẢNG DẠY NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Thứ nhất, mỗi cơ sở giáo dục đào tạo cần phải xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục nội dung phòng, chống tham nhũng chi tiết, cụ thể phù hợp với cơ sở mình từ biên soạn giáo án, kế hoạch giảng dạy, kiểm tra, đánh giá đến tổ chức hoạt động ngoại khóa…Việc phân cơng giảng viên đảm nhiệm, cũng như mời báo cáo viên tham gia giảng dạy kiến thức cũng cần được các cơ sở giáo dục đào tạo lãnh đạo, chỉ đạo rõ ràng, vừa là tạo cho người dạy sự chủ động, vừa là để tránh tình trạng né tránh trách nhiệm, không thực hiện; đồng thời chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng các bài giảng; thực hiện nắm bắt thông tin từ nhiều chiều, tích cực đối thoại, trao đổi, giải đáp những thắc mắc, vấn đề bức xúc đặt ra về nội dung học tập của người học.

Thứ hai, khơng ngừng củng cố, kiện tồn đội ngũ giáo viên, báo cáo viên về nội dung phòng, chống tham nhũng. Xây dựng đội ngũ giáo viên, báo cáo viên đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn theo qui định. Các cơ sở giáo dục đào tạo cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về phòng, chống tham nhũng cho các giáo viên, báo cáo viên. Tổ chức cho họ tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng giáo dục phịng, chống tham nhũng hoặc phân cơng, cắt cử đi dự các lớp hoặc các khóa bồi dưỡng kiến thức chuyên đề qui định về thanh tra, giải quyết, xử lý khiếu nại, tố cáo và quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng, đồng thời cử đi học các lớp nghiệp vụ sư phạm để nâng cao khả năng thuyết trình cho giáo viên. Các cơ sở giáo dục đào tạo cũng cần thường xuyên kiếm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện giảng dạy nội dung phịng, chống tham nhũng ở cơ sở mình để từ đó rút kinh nghiệm, cải thiện chất lượng giảng dạy.

Thứ ba, cần tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian nghiên cứu, biên soạn nội dung giáo án, cập nhật kiến thức thực tế, kết hợp giảng dạy với các

thiết bị công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục; phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan tới hoạt động phòng, chống tham nhũng để thu thập số liệu, thông tin thực tiễn lồng ghép vào nội dung bài giảng, báo cáo cho sinh động. Tổ chức trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm giữa những người tham gia vào các hoạt động phòng, chống tham nhũng ở các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ…

Thứ tư, cơ quan, người có thẩm quyền cần quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như kinh phí cần thiết cho các hoạt động giáo dục phòng, chống tham nhũng. Các cơ sở giáo dục đào tạo cũng cần mạnh dạn, chủ động đề xuất với cấp trên, các cơ quan ban ngành có liên quan về yêu cầu của người giảng dạy tại cơ sở mình để cấp trên xem xét tạo điều kiện một cách hợp lí, chính xác.

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)