Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 41 - 46)

- Yếu tố thuộc về phẩm chất, năng lực của người giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng.

Với vai trò là chủ thể trực tiếp trong quá trình giảng dạy, người giáo viên là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng và hiệu quả của q trình giáo dục phịng, chống tham nhũng cho người học. Thông qua hoạt động giảng dạy của giáo viên, tác động đến tư tưởng, tình cảm, cuốn hút người học say mê học tập. Người giáo viên có trình độ chun mơn, tư cách đạo đức, lối sống trong sáng hịa đồng sẽ có ảnh hưởng tích cực tới người học. Khi giáo viên có năng lực, trình độ, phương pháp sư phạm và nghệ thuật giao tiếp tốt sẽ khiến người

học hào hứng với bài giảng, tiếp nhận tri thức một cách chủ động, củng cố niềm tin, tạo động lực tinh thần vươn lên trong cuộc sống. Người giáo viên giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng là người truyền cảm hứng, truyền thụ lý tưởng xây dựng niềm tin và hành động cho một xã hội tốt đẹp, càng phải luôn phấn đấu xứng đáng là một người mẫu mực về phẩm chất, nhân cách và trí tuệ cho người học noi theo.

Ngược lại, khi giáo viên không đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đứng lớp kém, đặc biệt là những người có biểu hiện suy thối về đạo đức lối sống, có những hành vi sai trái, nếu không được ngăn chặn sẽ ảnh hướng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của người học, đặc biệt là những tri thức trẻ, làm cho hiệu quả giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng thấp và suy giảm niềm tin của họ đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.

Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu cao của công tác giáo dục phòng, chống tham nhũng, chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ để xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và chất lượng khơng ngừng được nâng cao. Vì vậy, cần có một kế hoạch tuyển dụng đảm bảo số lượng biên chế giáo viên, từng bước thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cả về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị. Mở các lớp định kì bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, đặc biệt là các văn bản mới liên quan đến phòng, chống tham nhũng, những vấn đề lý luận mới đang đặt ra cho giáo viên, xây dựng lịng u nghề, say mê cơng việc trong đội ngũ giáo viên là vấn đề có ý nghĩa thiết thực để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Phải xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, trình độ chun mơn cao, bản lĩnh chính trị vững vàng mới đáp ứng được yêu cầu đẩy lùi “quốc nạn” tham nhũng hiện nay.

Giáo dục là một quá trình bao gồm hai mặt tác động, một mặt là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng được giáo dục, một mặt là thông qua những tác động này, đối tượng tiếp nhận tự biến đổi bản thân, tự hồn thiện mình. Q trình này là đào tạo và tự đào tạo. Người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức, được giáo dục bởi nhà trường và xã hội sẽ lĩnh hội những giá trị trong nội dung giáo dục về phòng, chống tham nhũng, biến nó thành nguyên tắc định hướng, chi phối suy nghĩ và hành động của chính mình, để tự hoàn thiện nhân cách sao cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. Đối với nội dung phịng, chống tham nhũng, mục đích tự giáo dục của người học phải biểu hiện dưới hình thức lý tưởng mà mình vươn tới. Tự giáo dục địi hỏi khả năng độc lập trong việc đánh giá hành vi của mình, đối chiếu hành vi của mình với chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực chung của xã hội. Có thể nói, tự giáo dục cần phải được đảm bảo bằng các yếu tố như xác định mục đích, sự nỗ lực của ý chí, tự kiểm tra và phân tích. Phát triển các yếu tố trên của mỗi cá nhân sẽ hình thành tính độc lập và nhận thức tích cực nhằm hiểu biết sâu sắc tri thức, kiến thức được truyền thụ.

Tính tự giác, chủ động tự học, tự rèn luyện của người học chính là con đường ngắn nhất để họ nói khơng với tham nhũng và hình thành lý tưởng cao đẹp của mình.

Đầu tiên, về trình độ nhận thức của người học. Trình độ nhận thức, và khả năng tự học, tự rèn luyện của người học là yếu tố đảm bảo học thích ứng được điều kiện, yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Đối với những có nhận thức tốt, khả năng tiếp thu nhanh sẽ dễ có hứng thú học tập. Ngược lại, những người có khả năng tiếp thu chậm hơn một chút, sẽ dễ cảm thấy tự ti, chán nản, thua kém người khác, dẫn tới tinh thần học tập kém. Những người có nhận thức tốt sẽ ln khao khát được khám phá tri thức. Do vậy, cần phải khơi dậy sự hứng thú tìm tịi của người học, kích thích sự khám phá, vận dụng tri thức vào rèn

luyện hành vi. Những người càng tích cực tìm hiểu, thì niềm vui khi thỏa mãn nhu cầu nhận thức càng cao.

Thứ hai, động cơ học tập. Động cơ là một trong những thành tố kích thích sự tìm tịi, khám phá của người học, khiến cho người học tích cực hơn trong q trình học tập và rèn luyện. Động cơ ln có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng rèn luyện và học tập của mỗi người. Do đó, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần quan tâm hình thành động cơ đúng đắn cho người học, làm tích cực hóa q trình học tập của họ.

Tiếp theo, ý chí vươn lên trong học tập. Học tập là hoạt động lĩnh hội nền văn hóa xã hội, biến bài học kinh nghiệm của người khác thành kiến thức, kinh nghiệm của mình. Để làm được điều đó, mỗi người trong chúng ta không thể chỉ học tập một cách thụ động mà địi hỏi phải tích cực, chủ động, sáng tạo, phải có sự nỗ lực cả về trí tuệ, thể lực và ý chí. Mặt khác, việc học tập không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, những khó khăn có thể bất ngờ xảy ra, địi hỏi người học phải luôn giữ vững tinh thần, ý chí phấn đấu học hỏi.

Một yếu tố nữa là tình trạng sức khoẻ. Vấn đề sức khoẻ có ảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động của con người nói chung, cũng như hoạt động trí tuệ nói riêng. Người học có sức khoẻ tốt, mới có thể tiến hành học tập và tiếp nhận tri thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, mới duy trì được sự tập trung, chú ý, duy trì niềm say mê, hứng thú tìm tịi, học hỏi...vì vậy, người học cũng cần quan tâm đến việc rèn luyện thân thể để có được sức khoẻ tốt, dẻo dai.

-Sự tác động của các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội

Ở bất kì cơ sở giáo dục, cơ quan, đơn vị, tổ chức sự nghiệp nào cũng có tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Chi bộ, Đảng uỷ, Đảng bộ... Hoạt động của các tổ chức này có tác động không nhỏ tới hiệu quả của công tác giáo dục phòng, chống tham nhũng, vừa với tư cách là yếu tố khách quan, vừa tham gia trực tiếp từ bên trong của hoạt

động giáo dục. Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức mà có sự tác động khác nhau.

Nâng cao chất lượng giáo dục phòng, chống tham nhũng ln gắn liền với tích cực hóa vai trị của các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội. Những hoạt động của tổ chức này có tác động khơng nhỏ, làm phong phú, sinh động thêm các hình thức học tập. Chất lượng giáo dục lý luận chính cịn được biểu hiện thông qua các hoạt động có tính chất thực hành chính trị xã hội của người học, đặc biệt những hoạt động này vừa phù hợp với nhu cầu tuổi trẻ (đối với học sinh, sinh viên), vừa có tính giáo dục về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, góp phần nâng cao nhận thức về nguyên nhân, tác hại của tham nhũng đối với thế hệ trẻ.

Như vậy, việc giáo dục nội dung phòng, chống tham nhũng chịu tác động của rất nhiều yếu tố, bao gồm cả chủ quan và khách quan. Mỗi yếu tố có vị trí, vai trị khác nhau song chúng có quan hệ chặt chẽ, bổ sung và tác động qua lại lẫn nhau.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)