3. Giáo dục phòng, chống tham nhũng như một môn học độc lập hoặc lồng ghép vào các môn học khác
3.5.2. Đối với các kênh thông tin truyền thông đại chúng
Các kênh thông tin đại chúng đang ngày càng trở nên cần thiết và gắn kết đối với cuộc sống của mỗi người, giống như cơm ăn áo mặc vậy. Nó đã và đang đóng một vai trị rất lớn trong việc tăng cường sự tham gia của toàn xã hội đối với những vấn đề cấp bách của quốc gia, cũng như những vấn nạn toàn cầu, trong đó có tham nhũng và phòng, chống tham nhũng. Từ phát thanh, truyền hình, quảng cáo, điện ảnh, báo, tạp chí…dù ở bất cứ hình thức nào cũng thu hút được một lượng lớn khán giả, nhất là Internet. Do đó, các cơ quan thông tin – truyền thông đại chúng cũng là một lực lượng quan trọng của nền văn hóa hiện đại.
- Các cơ quan thông tin truyền thông cần phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan trong việc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về nội dung phòng, chống tham nhũng với nội dung, hình thức đa dạng, sinh động phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền; tăng cường số lượng tin tức, bài viết về phòng, chống tham nhũng của các báo, đài; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về pháp luật phòng, chống tham nhũng, tuân thủ nghiệp vụ báo chí, tuyên truyền cho các cán bộ làm công tác thông tin – truyền thông, đảm đảo đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng sự thật, tuyên truyền đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xây dựng cơ chế xã hội hóa cơng tác giáo dục phịng, chống tham nhũng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc in ấn tài liệu, hoạt động thông tin truyền thông đối với cá nhân, tổ chức tham gia giáo dục phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền.
- Tăng cường công tác quản lí hoạt động xuất bản, in ấn tài liệu, sách báo pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kịp thời điều chỉnh những lệch lạc về thông tin truyền thông; đảm bảo việc giáo dục phòng, chống tham nhũng đúng qui định và đạt kết quả cao.