GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 84 - 86)

3. Giáo dục phòng, chống tham nhũng như một môn học độc lập hoặc lồng ghép vào các môn học khác

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

THỨC, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Việc cải thiện nội dung chương trình giáo dục phòng, chống tham nhũng là một trong những việc cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục phòng, chống tham nhũng. Để có thể tạo ra được những tác động lớn, tích cực trong cơng tác giáo dục phịng, chống tham nhũng hiện nay thì cần phải hồn thiện hơn nữa cả về nội dung và hình thức, phương pháp giáo dục.

Thứ nhất, cần phải đổi mới nội dung chương trình đào tạo. Vì chỉ có thay đổi nội dung chương trình đào tạo mới có thể nâng cao được chất lượng học tập và nghiên cứu nội dung giáo dục về phòng, chống tham nhũng. Dù một số chiến lược cải cách đã được ưu tiên thực thi, nhưng đây vẫn là một trong những điểm yếu còn tồn tại của hệ thống giáo dục Việt Nam mà chúng ta chưa khắc phục được.

Một điểm cần nhấn mạnh là nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng phải bám sát vào nội dung qui định về phòng, chống tham nhũng. Khi thay đổi nội dung môn học cũng phải phù hợp với các chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đảm bảo tính thống nhất giữa các qui định với nội dung môn học. Không chỉ lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng vào một hoặc hai mơn học nhất định, mà có thể lồng ghép vào các môn học

khác nhau như: Ngữ văn, Lịch sử, Khoa học chính trị, đạo đức và tơn giáo, các mơn học trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Thứ hai, phổ biến trong hệ thống giáo dục hiện nay vẫn là hình thức giáo dục một chiều, đây không phải là cách “tôn sư trọng đạo”. Việc giáo dục một chiều sẽ không khơi gợi được tính sáng tạo, khuyến khích thói quen thảo luận, nghiên cứu ở người học, đặc biệt là với các nội dung liên quan đến pháp luật, vẫn thường được đánh giá là khô khan, dễ gây nhàm chán. Vấn đề cần thiết đặt ra lúc này chính là hướng giáo dục đến sự đổi mới, đổi mới hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp để nâng cao chất lượng của việc dạy và học nội dung phòng, chống tham nhũng. Tăng cường trao đổi, thảo luận giữa người dạy và người học về các qui định phịng, chống tham nhũng, từ đó mới có sự so sánh với các nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng hiện nay, đa dạng hóa nội dung giảng dạy bằng các tài liệu có liên quan. Một hệ thống giáo dục đúng nghĩa sẽ đưa ra cách thức tìm hiểu về phịng, chống tham nhũng chứ khơng phải tìm hiểu các qui tắc, qui định; và cũng nhấn mạnh vào kỹ năng chứ không phải chỉ là câu trả lời suông về lý thuyết.

Thứ ba, cần tạo điều kiện thuận lợi cho người học tiếp cận những thông tin liên quan đến hành vi tham nhũng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp xử lý hành vi đó trên thực tế, để mở ra cho họ hướng tiếp cận thông tin về tham nhũng, từ đó nâng cao nhận thức về phịng, chống tham nhũng.

Thứ tư, nghiên cứu áp dụng bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới về giáo dục, tuyên truyền nội dung phòng, chống tham nhũng, đảm bảo phù hợp với bối cảnh, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội, phù hợp với môi trường giáo dục cũng như đối tượng học tập trong nước. Tìm hiểu những biện pháp giáo dục phòng chống tham nhũng đã được thực hiện đạt hiệu quả cao tại một số nước như Singapore, Mỹ, Australia, …

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)