Thực trạng giáo dục phòng, chống tham nhũng đối với học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 63 - 66)

2.4.1.1. Nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng

Theo Đề án 137, giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong các trường trung học phổ thông tập trung vào nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng, với các vấn đề cơ bản sau [23]:

- Khái niệm tham nhũng;

- Nguyên nhân, tác hại của tham nhũng;

- Thái độ, ứng xử của học sinh đối với hành vi tham nhũng.

Do mục tiêu chính của việc đưa nội dung giáo dục phịng, chống tham nhũng vào các trường trung học phổ thông là để học sinh có được những kiến thức căn bản về tham nhũng và phịng chống tham nhũng, từ đó hình thành

nên nhân cách tốt, có thái độ, ứng xử đúng đắn, chuẩn mực, nên nội dung giảng dạy với đối tượng này đi sâu vào chuẩn mực đạo đức. Chủ yếu là truyền thụ kiến thức liên quan tới những giá trị lịch sử, đạo đức truyền thống; đưa ra các tiêu chuẩn đạo đức liêm chính đối với học sinh; tầm quan trọng của đạo đức liêm chính; cũng như cách thực hành nó trong thực tế.

Những nội dung chính về phịng chống tham nhũng được đưa vào dạy tích hợp, lồng ghép với môn học Giáo dục công dân, riêng nội dung giáo dục liêm chính thì có thể tích hợp cùng một số môn học xã hội khác phù hợp với điều kiện giảng dạy của từng mơn.

2.4.1.2. Hình thức giáo dục phòng, chống tham nhũng

Thời lượng dành cho nội dung phịng, chống tham nhũng lồng ghép vào mơn Giáo dục công dân với thời lượng 6 tiết học, phân bố trong 3 năm học (từ lớp 10-12), nhưng thời lượng dành cho giáo dục đạo đức liêm chính thì khơng bị giới hạn trong giờ lên lớp, mà nó được thể hiện bằng mọi hoạt động có thể có trong nhà trường. Từ đó, học sinh có thể cùng bạn bè ở trường lớp hoặc tổ chức mà mình tham gia cùng tìm hiểu, cùng trao đổi và đưa ra những hành động, việc làm thiết thực nhằm tăng cường liêm chính, minh bạch, giảm thiểu tham nhũng; thúc đẩy các ý tưởng về xây dựng tính trung thực, nâng cao tính minh bạch, kỷ luật, ý thức tự giác ngay trong cuộc sống và hoạt động của học sinh.

Trong chương trình giáo dục, ngồi mơn Giáo dục công dân, cịn có những mơn học khác có thể giáo dục liêm chính cho học sinh như Ngữ văn hay Lịch sử… những môn học này không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh, mà thơng qua đó cịn phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục cho học sinh về tính trung thực, ngay thẳng, kỷ luật và ý thức trách nhiệm. Nhiệm vụ ấy khơng thể giao phó cho riêng một môn học nào, mà nội dung các môn học phải có sự kết hợp chặt chẽ, biện chứng với nhau hướng tới một mục đích chung cuối cùng là giúp cho học sinh phát triển toàn diện nhân cách, đạo đức liêm chính.

- Việc cung cấp kiến thức cơ bản về đạo đức liêm chính, trách nhiệm phịng, chống tham nhũng dựa trên những câu chuyện thực tế để học sinh, với tư cách là những công dân của ngày hơm nay sẽ là lực lượng có tiềm năng khơng chỉ làm thay đổi tình hình tham nhũng lúc này, bằng việc xây dựng nên một thế giới khơng có tham nhũng, mà cịn có tác động lâu dài với tư cách là những nhà lãnh đạo tương lai. Thế hệ trẻ được giáo dục suy nghĩ về các giá trị của sự liêm chính, dân chủ và minh bạch chính là trao cho họ những cơng cụ đắc lực nhất, nhằm bảo đảm một tương lai trong đó các hành vi tham nhũng bị coi là một phần khơng bình thường của cuộc sống.

- Từ những tình huống thực tế sẽ khuyến khích học sinh cải thiện kỹ năng, tư duy phản biện, sáng tạo; đồng thời hình thành dần khả năng đưa ra các quyết định liêm chính cho bản thân. Khi học sinh phân tích những tình huống khó xử về đạo đức liêm chính bằng cách nghiên cứu các ví dụ thực tế về hành vi khơng phù hợp với đạo đức liêm chính và tham gia nhập vai trong các tình huống, sẽ dần hiểu được những khó khăn của q trình ra quyết định. Qua đó, giúp học sinh nhận thấy rằng, ngay từ những vi phạm đạo đức liêm chính rất nhỏ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cộng đồng vì nguyên nhân sau:

+ Sẽ không ai xây dựng mối quan hệ với nhau nếu họ tin rằng hầu hết những người mà họ tiếp xúc đều không thể tin tưởng được.

+ Khi học sinh được đặt vào các vị trí lãnh đạo, rủi ro trở nên lớn hơn vì quyết định của các em ảnh hưởng đến những người khác.

Vì vậy, học sinh phải biết rằng những vi phạm đạo đức được cho là rất nhỏ, nếu được bỏ qua, sẽ là xuất phát điểm cho những hành động sai trái nghiêm trọng hơn trong tương lai; trong đó, có những vi phạm như hành vi hối lộ, nhận hối lộ, tham ô...

- Phần xây dựng giá trị sống trung thực, kỷ luật và ý thức trách nhiệm sẽ giúp họ hình thành những suy nghĩ và thái độ về các vấn đề trong xã hội

hiện đại, giúp học sinh tự tin trước những vấn đề của cuộc sống qua những câu chuyện về giá trị trung thực, dũng cảm trước cái xấu, ý thức kỷ luật, tự giác và ý thức trách nhiệm cao để chia sẻ và lan tỏa.

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)