b. Quỹ lương trích nộp BHXH
3.3 NHỮNG KIẾN NGHỊ
3.3.1 Đối với Nhà nước
- Cần rà soát, bổ sung và sửa đổi những quy định trong giải quyết chế độ BHXH để tháo gỡ những vướng mắc do cơ chế của Nhà nước mà trong quá trình thực hiện chính sách BHXH còn nhiều bất cập.
- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về BHXH ở địa phương, gắn trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương các cấp với cơ quan BHXH trong việc quản lý đối tượng tham gia BHXH ngay từ khi thành lập doanh nghiệp.
- Cho phép đầu tư số tiền tạm thời “nhàn rỗi” quỹ BHXH vào một số dự án lớn của Quốc gia có hiệu quả nhằm góp phần tăng vốn đầu tư phát triển, bảo toàn, tăng trưởng và cân đối quỹ BHXH về lâu dài.
- Kiến nghị Chính phủ nâng mức sử phạt hành chính trốn nộp BHXH lên tương xứng với mức độ vi phạm, đồng thời có cơ chế trích thưởng cho những cơ quan thực hiện công tác này để tăng cường hơn nữa hiệu quả các biện pháp chế tài. Tăng cường số lượng chất lượng thanh tra viên và tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật BHXH.
3.3.3 Đối với BHXH Việt Nam
- Thí điểm thành lập một số văn phòng tư vấn của ngành BHXH để tăng cường công tác tuyên truyền, tăng hiểu biết cho người dân về BHXH, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu, chi BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện,
BH thất nghiệp mới được triển khai.
- Cần thành lập Công ty đầu tư tài chính để có thể sử dụng số tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH vào các dự án đầu tư có hiệu quả, nhằm tăng lợi nhuận, tăng thu cho quỹ.
- Hoàn chỉnh kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH, Nghị định của Chính phủ, nhất là những chế độ chính sách mới như BH thất nghiệp.
- Tăng cường và đầu tư thoả đáng cho công tác tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của NLĐ và NSDLĐ về chính sách BHXH; cải cách các thủ tục hành chính, thực hiện việc xác định, phân loại đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, phân cấp đến cấp xã phường để quản lý chặt chẽ đối tượng bắt buộc tham gia BHXH theo quy định, trên cơ sở đó định kỳ thông báo cho cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý việc vi phạm theo luật pháp.
- Tiếp tục phối hợp với Bộ Lao động Thương binh xã hội và các ngành liên quan hướng dẫn và giải quyết kịp thời hơn nữa những vướng mắc trong thực hiện công tác thu, trong giải quyết chế độ chính sách và chi trả trợ cấp BHXH.
- Xây dựng chương trình phần mềm tổng thể quản lý từ đầu vào (thu BHXH) đến đầu ra (chi trả BHXH). Thực hiện quản lý các hoạt động BHXH bằng CNTT.
- Cần cải tiến phương thức phục vụ đối tượng của CBCC ngành BHXH; có cơ chế chính sách thỏa đáng để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành BHXH.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bầy đề xuất của tác giả về một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thu - chi BHXH tại BHXH Hà Nội. Cơ sở quan trọng làm tiền đề cho các giải pháp, đó là định hướng phát triển BHXH VIệt Nam và BHXH Hà Nội.
Các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động BHXH ở Hà Nội, bao gồm: 1. Giải pháp 1: Tăng cường quản lý công tác thu và phát triển nguồn thu BHXH: cần tích cực tuyên truyền, tư vấn để mở rộng đối tượng tham gia BHXH, quản lý được số ĐVSDLĐ và NLĐ, quỹ lương đóng BHXH.
2. Giải pháp 2: Tăng cường quản lý và nâng cao kết quả công tác chi trả trợ cấp BHXH: đảm bảo chi đúng, chi đủ cho đối tượng.
3. Giải pháp 3: Hoàn thiện bộ máy, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác thu, chi BHXH ở thành phố Hà Nội.
4. Giải pháp 4: Nhóm giải pháp hỗ trợ cho công tác thu, chi BHXH, gồm có: tăng cường vai trò quản lý nhà nước; hoàn thiện quy trình quản lý nghiệp vụ thu, chi; thực hiện phối hợpvới các cơ quan, ngành chức năng; tăng cường cơ sở vật chất, công nghệ; thông tin tuyên truyền.
Những kiến nghị với các cấp qua nghiên cứu đề tài:
1. Đề nghị với Nhà nước tăng cường quản lý nhà nước ở địa phương, tháo gỡ vướng mắc trong quy định về BHXH; tăng cường xử phạt những vi phạm về BHXH; cho phép đầu tư tiền nhàn rỗi có hiệu quả hơn.
3.Đề nghị BHXH Việt Nam thiết lập các tổ chức tư vấn về BHXH, thành lập Công ty tư vấn đầu tư tài chính để đầu tư tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH có hiệu quả. Kịp thời hướng dẫn thực hiện chính sách thu, chi BHXH; tăng cường và đầu tư thoả đáng cho công tác tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của NLĐ và NSDLĐ về chính sách BHXH.
KẾT LUẬN
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ góp phần ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Chính phủ đã ban hành Luật BHXH, Luật BHYT và nhiều Nghị định mở rộng điều kiện và phạm vi cho NLĐ tham gia BHXH chế độ chính sách BHXH đã góp phần đáng kể đảm bảo quyền lợi cho hàng chục triệu NLĐ và các tầng lớp nhân dân trong toàn quốc.
Thực tế hoạt động BHXH trên địa bàn Thành phố Hà Nội cho thấy, mặc dầu có nhiều thành tựu, song hoạt động thu, chi BHXH trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập. Để khắc phục những tồn tại, nâng cao kết quả hoạt động công tác thu, chi BHXH, rất cần sự đổi mới trongcác chính sách, cơ chế của Nhà nước về BHXH. Bên cạnh đó, đòi hỏi ngành BHXH cần nỗ lực cải tiến, cải cách, đổi mới và năng động, thích ứng với tình hình mới.
Trên cơ sở mục đích đã đề ra, nhiệm vụ của luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện, nâng cao kết quả hoạt động thu, chi BHXH trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Với kết cấu ba chương, luận văn đã nêu lên những vấn đề cơ bản về BHXH và tổ chức hoạt động thu, chi BHXH; phân tích thực trạng hoạt động thu chi của BHXH Thành phố Hà Nội trên cơ sở số liệu báo cáo trung thực về thu, chi BHXH của BHXH Thành phố từ năm 2004 đến năm 2008; Nêu lên những tồn tại, phân tích nguyên nhân và đề xuất những giải pháp chủ yếu để giải quyết.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thiết thực, với hy vọng góp phần nâng cao kết quả trong hoạt động thu, chi BHXH trên địa bàn thành phố
Hà Nội thời gian tới, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hệ thống an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô, mở rộng phát triển gia tăng đối tượng tham gia BHXH, giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi NLĐ.
Tuy tác giả đã hết sức cố gắng, song nội dung các vấn đề nghiên cứu thực sự rộng lớn, có nhiều điều hoàn toàn mới mẻ đối với tác giả, liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội, đến cơ chế quản lý; và do thời gian có hạn, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kết quả thu được chỉ là bước đầu, chưa thật đầy đủ và hoàn chỉnh. Vì vậy tác giả rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đồng nghiệp, đồng sự quan tâm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển Bách Khoa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Việt Nam.
2. Giáo trình Bảo hiểm, PGS. TS. Nguyễn Văn Định, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008.
3. Giáo trình An sinh xã hội, PGS. TS. Nguyễn Văn Định, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, 2008.
4. Chỉ dẫn áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội, Lê Trọng Bằng, NXB Tư pháp, 2008.
5. Luật BHXH, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam(2006)
6. Bộ luật Lao động nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2002), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
7. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc (10/12/1948) của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư (khoá VIII) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1997)
(Trích chỉ thị 15/CT-TW ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam)
13.Bộ Lao động - Thương binh và xã hội(1993), Một số công ước của Tổ chức lao động Quốc tế - Công ước 102 quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, Hội nghị toàn thể của Tổ chức lao động quốc tế ILO 1952.
14.Chính phủ (1995), Nghị định số 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam.
15.Chính phủ(1995), Nghị định số 12/CP và Nghị định số 45/CP về việc ban hành Điều lệ BHXH.
16.Chính phủ(2002), Nghị định số 100/2002/ NĐ -CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam
17.Chính phủ (2003), Nghị định 01/2003/NĐ-CP về việc sửa đổi một số đIều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP.
18.Chính phủ (2006), Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, ngày 22/12/2006.
19. UBND thành phố Hà Nội, Đề án phát triển thị trường lao động Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2015, ban hành theo Quyết định số 1463/QĐ-UB ngày 24/3/2006 của UBND TP Hà Nội.
20. UBND Thành phố Hà Nội (2005), Chỉ thị số 30/CT-UB ngày 04/12/2005 về việc tăng cường công tác BHXH đối với các đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
21. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội - Biểu lũy kế Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh từ 1992 đến 2009.
22. Tổng cục thống kê(2001-2003), Niên giám thống kê, NXB Thống Kê
23. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chiến lược phát triển BHXH đến năm 2010.
25. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định số 1184/2003/QĐ-BHXH ngày 18/9/2003 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH.
26.Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 và số 1333/QĐ-BHXH ngày 21/2/2008, hướng dẫn thu BHXH bắt buộc.
27. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định số 1186/2004/QĐ-BHXH ngày 24/6/1999 về việc ban hành quy định về phân cấp và quy trình giải quyết các chế độ BHXH.
28. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, Báo cáo công tác quản lý thu, chi BHXH các năm.
29.Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác và nhiệm vụ công tác năm tới từ 2004-2008.
30. Huỳnh Thị Mai Phương, Hoàn thiện tổ chức quản lý BHXH trên địa bàn Thành phố Hà Nội, luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006
31. Phạm Duy Đỉnh, Dịch vụ BHXH ở Hà Nội hiện nay, luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006
32. Hà Nội - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
33. http://tintuc.xalo.vn/111579702750 - Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng lao động
34. http://www.molisa.gov.vn - Trang thông tin điện tử, Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
35. Tạp chí Lao động và xã hội, số 312, từ 1-15/6/2007;
37. Tạp chí Lao động và xã hội số 307, 16-31/3/2007, Trục lợi trong BHXH và biện pháp phòng chống, Ths. Hoàng Thị Bích Hồng;
38. Tạp chí Lao động và xã hội số 311, 16-31/5/2007, Một số giải pháp nhằm đổi mới công tác chi trả trợ cấp BHXH, Trần Phi.
39. Tạp chí Lao động và xã hội số 343+344, 15/9-15/10/2008;
40. Tạp chí BHXH, số 9/2007 (105), Vấn đề pháp chế trong việc nâng cao hiệu quả thực thi chính sách BHXH, Mạc Tiến Anh.
41. Tạp chí BHXH, số 02/2004 (62), Một số suy nghĩ về chính sách BHXH đổi mới ở Việt Nam, TS. Mạc Văn Tiến.
42. Tạp chí BHXH, số 7/2001.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận chung về BHXH và hoạt động thu chi BHXH có thể tóm lược như sau:
- BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế. BHXH phân biệt với BHTM ở chỗ hoạt động BHXH không vì mục đích lợi nhuận mà phục vụ lợi ích xã hội, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, vì quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT.
- Quỹ BHXH: hình thành từ đóng góp của NLĐ, NSDLĐ, Nhà nước hỗ trợ. Quản lý sử dụng quỹ để chi trả trợ cấp BHXH, chi bộ máy quản lý BHXH... một cách có hiệu quả.
- Hoạt động thu, chi BHXH là hoạt động cơ bản nhất của BHXH.
2. Phân tích thực trạng hoạt động thu chi BHXH ở Thành phố Hà Nội, gồm những nội dung sau:
- Quá trình hình thành và phát triển của BHXH TP Hà Nội
- Phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội của Hà Nội liên quan đến hoạt động thu, chi BHXH.
- Hai nội dung chủ yếu được đi sâu phân tích: kết quả hoạt động thu BHXH, mở rộng đối tượng tham gia BHXH và hoạt động chi BHXH 5 năm gần đây. Thu BHXH có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, nhưng không ổn định do nợ đọng BHXH nhiều. Chi trả trợ cấp BHXH ổn định, an toàn và kịp thời, tuy vẫn còn hiện tượng sơ hở, để NLĐ và ĐV SDLĐ lợi dụng mưu lợi cá nhân.
- Kết quả thu chi BHXH giai đoạn 2004-2008 cho thấy: Lượng chi BHXH hàng năm đều lớn hơn lượng thu, thu không bù được chi gây nên tình trạng mất cân đối liên tục, tạo gánh nặng cho Nhà nước.
Nguyên nhân sự mất cân đối giữa thu và chi BHXH chủ yếu là do: cơ chế chính sách BHXH chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, chậm được triển khai; nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về BHXH chưa đầy đủ; BHXH Thành phố Hà Nội chưa quản lý hết số đơn vị, đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Công tác quản lý thu chi còn nhiều bất cập.
3. Qua phân tích thực trạng và nêu nguyên nhân của những tồn tại, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thu, chi BHXH tại BHXH TP Hà Nội, bao gồm:
- Tăng cường quản lý công tác thu và phát triển nguồn thu BHXH: cần tích cực tuyên truyền, tư vấn để mở rộng đối tượng tham gia BHXH, quản lý được số ĐVSDLĐ và NLĐ, quỹ lương đóng BHXH.
- Tăng cường quản lý và nâng cao kết quả công tác chi trả trợ cấp BHXH: đảm bảo chi đúng, chi đủ cho đối tượng.
- Hoàn thiện bộ máy, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác thu, chi BHXH ở thành phố Hà Nội.