b. Quỹ lương trích nộp BHXH
3.2.3.1 Sự cần thiết hoàn thiện bộ máy, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực BHXH
lực BHXH
BHXH là hoạt động có tính chất xã hội cao thuộc hệ thống chính sách xã hội, liên quan đến lợi ích của mọi NLĐ trong xã hội. Tổ chức BHXH là tổ chức sự nghiệp có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH theo quy định. Mục đích và tính chất của hoạt động bộ máy BHXH khác hoàn toàn với các doanh nghiệp và các loại hình BHTM.
Tổ chức BHXH Việt Nam cũng như BHXH thành phố Hà Nội còn non trẻ, bộ máy tổ chức chưa được hoàn thiện, còn nhiều bất cập. Tồn tại lớn nhất về mặt tổ chức và nhân lực đối với BHXH thành phố Hà Nội là:
BHXH thành phố.
+ Trình độ cán bộ công chức BHXH còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu mới theo Luật BHXH của Quốc hội, đặc biệt là khâu xử lý quan hệ công chúng và quản lý sử dụng các quỹ BHXH theo quy định.
Chính vì vậy, trong thời gian tới cần thiết nghiên cứu biện pháp hoàn thiện bộ máy và thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ công tác BHXH, mà chủ yếu là công tác thu, chi BHXH ở Thành phố Hà Nội.
3.2.3.2 Nội dung hoàn thiện tổ chức bộ máy và công tác cán bộ BHXH thành phố Hà Nội
1. Tạo lập mạng lưới cộng tác viên BHXH ở các xã phường, thị trấn làm công tác thông tin tuyên truyền, khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH
Hệ thống BHXH Việt Nam được Chính phủ thành lập theo mô hình 3 cấp BHXH Việt Nam - BHXH tỉnh - BHXH huyện. Tuy nhiên, cấp xã, phường hiện nay không chỉ là đơn vị chi trả trợ cấp BHXH mà còn có cả đối tượng tham gia và xét hưởng BHXH. Vì vậy cần phải có hệ thống BHXH cấp xã, phường trong hệ thống ngành dọc của BHXH Việt Nam theo mô hình 4 cấp.
Toàn ngành BHXH thành phố hiện tại có khoảng 285 cán bộ làm công tác thu BHXH. Trong khi đó, số đơn vị đang tham gia BHXH hiện tại là 22,462 đơn vị, số lao động đang đóng BHXH cần theo dõi thường xuyên khoảng gần 1 triệu người (không kể số chỉ tham gia 3% BHYT) [28]. Trung bình, một cán bộ phải theo dõi quản lý 79 đơn vị với khoảng 3,200 lao động, chưa kể số đối tượng chỉ tham gia BHYT bắt buộc.
Việc theo dõi quản lý yêu cầu phải chi tiết đến từng người, ghi sổ BHXH khi có các yếu tố thay đổi. Mặc dù có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, công việc của cán bộ thu vẫn quá tải dẫn đến nhiều sai sót, không kịp thời gian như quy định. Trong khi đó, công tác khai thác phát triển đối tượng mới tham gia BHXH theo Luật BHXH là rất lớn và phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ
nhiều nghiệp vụ. Vì vậy, nếu chỉ sử dụng đội ngũ cán bộ thu như hiện tại làm công tác tuyên truyền mở rông đối tượng ở cơ sở là rất khó khăn, không sát cơ sở và không hiệu quả.
Những phân tích trên cho thấy, việc tạo lập mạng lưới công tác viên ở cơ sở ngoài biên chế để làm nhiệm vụ khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH sẽ giải quyết được vấn đề, không làm tăng chỉ tiêu biên chế mà vẫn hiệu quả. Nếu làm tốt dịch vụ này, thành phố sẽ có khả năng phát triển nhanh chóng hơn đối tượng tham gia BHXH.
2. Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ làm công tác thu, chi BHXH nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao
Trong những năm qua nguồn nhân lực BHXH đã được tăng cường và có những tiến bộ về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, vì BHXH là một chính sách xã hội còn mới mẻ, tính chất công việc phức tạp, thường xuyên thay đổi, hoàn thiện theo những cải cách về chế độ chính sách của Nhà nước; cũng như để theo kịp được công nghệ tiên tiến trong quản lý của các nước trong khu vực, nguồn nhân lực hiện tại chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển trong tương lai.
Hiện nay, nhiều cán bộ công chức của BHXH Thành phố Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Số cán bộ cũ nắm vững về nghiệp vụ thì lại có hiểu biết về công nghệ thông tin không nhiều. Phần đông còn lại là cán bộ trẻ, mới tuyển dụng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác BHXH. Do đặc thù là một ngành làm công tác xã hội, thu nhập không cao nên khó có thể đặt ra yêu cầu cao trong tuyển dụng cán bộ.
Do đó, BHXH thành phố Hà Nội cần ưu tiên công tác đào tạo và đào tạo lại cho số cán bộ hiện có theo các nghiệp vụ chuyên ngành, cụ thể là nghiệp vụ thu, chi BHXH. Điều đó không chỉ nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng nguồn thu, mà còn nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, giảm bớt các sai
sót nghiệp vụ trong thu và chi trả BHXH. Về lâu dài, đây là điều kiện cho sự phát triển ổn định, bền vững của ngành BHXH Việt Nam nói chung và của BHXH Thành phố Hà Nội nói riêng.
Những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy của ngành từ BHXH thành phố xuống quận, huyện. Thực hiện phân cấp, phân vùng, phân quyền quản lý cho các cán bộ theo đúng trình độ, đặc điểm cán bộ nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, gây trở ngại cho công việc; đồng thời phát huy được năng lực cán bộ.
- Kiện toàn và nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước trong công tác tổ chức, tương ứng với chức năng nhiệm vụ của một ngành phục vụ. Phải xây dựng chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ thông qua các chương trình đào tạo lại, đào tạo mới nguồn nhân lực.
- Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cụ thể về tuyển dụng và bố trí cán bộ. Làm tốt công tác cán bộ từ khâu đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đến khâu đãi ngộ.
- Tiếp nhận, bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trường, đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm với cương vị thích hợp để phát huy hết năng lực và sở trường của họ, đảm bảo phù hợp với trình độ, năng lực đòi hỏi của công việc.
- Quy hoạch đội ngũ trẻ có năng lực, trình độ có tâm huyết với sự phát triển để đào tạo phù hợp với kế hoạch hoá công tác cán bộ. Đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của ngành.
- Cần xác định rõ chức năng, quyền hạn trách nhiệm của từng vị trí một cách chi tiết, cụ thể nhằm tạo chủ động cho cán bộ và thuận lợi cho việc đánh giá lao động
- Chính sách quản lý phải được xây dựng sao cho đảm bảo được yêu cầu chung, khách quan, dân chủ, đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ công tác,
công khai hoá các thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý.
- Xây dựng chính sách khen thưởng rõ ràng, khuyến khích thi đua, đề bạt cán bộ lãnh đạo, luân chuyển cán bộ lãnh đạo có kế hoạch cụ thể, khi xem xét phải ưu tiên cho những cán bộ có trình độ, phẩm chất, có năng lực, có tinh thần đoàn kết, biết quy tụ và điều hành quản lý, không cục bộ vùng miền.
- Ngoài nghiệp vụ cơ bản trong tác nghiệp BHXH chuyên môn nghiệp vụ, cần đào tạo bổ sung về ngoại ngữ, tin học, đào tạo bổ sung về cách phối hợp, hoà nhập, hợp tác với những người có liên quan, cũng như nhận thức tư tưởng, đạo đức, thấm nhuần sâu sắc quan điểm phục vụ NLĐ, nhanh chóng chuyển đổi tác phong hành chính sang tác phong phục vụ đối tượng, tăng niềm tin, thu hút mọi NLĐ tích cực, tự giác tham gia BHXH.
- Tổ chức bồi dưỡng tin học cho CBCCVC từ BHXH thành phố tới quận, huyện theo quy định của chính phủ về áp dụng CNTT trong quản lý BHXH.
- Tổ chức đào tạo tập huấn nghiệp vụ nâng cao hiệu quả quản lý thu - chi BHXH: Thường xuyên mở lớp đào tạo tập huấn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ chuyên môn. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác thu, chi BHXH, thực hành thành thạo và sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, đồng thời cần soạn thảo tài liệu với nội dung cơ bản, dễ sử dụng phù hợp với chương trình đang quản lý. Cán bộ làm công tác thu, chi BHXH cần được tập huấn nghiệp vụ thường xuyên, đặc biệt khi có văn bản, chính sách mới, như: Luật BHXH, Luật BHYT, ... Việc trang bị kiến thức thường xuyên giúp cho cán bộ BHXH vững vàng về nghiệp vụ, tự tin xử lý những trường hợp vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; giải thích thoả đáng những yêu cầu của đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH, hạn chế sức ép cho lãnh đạo.
Trong mọi trường hợp yếu tố con người có vai trò quan trọng hàng đầu, nếu không nói là quyết định, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang trong bước đường hội nhập WTO trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, để
đảm bảo chiến lược phát triển BHXH thành phố trong môi trường bền vững cần có đội ngũ cán bộ quản lý khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ có trình độ chuyên môn vững vàng vừa hồng vừa chuyên có phẩm chất chính trị tốt về lập trường tư tưởng, yên tâm công tác yêu ngành, yêu nghề, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững chế độ chính sách của Đàng và Nhà nước, có ý thức trách nhiệm trong công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, có khả năng giao tiếp và năng lực chỉ đạo điều hành.