1- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm:
2.3.1.3 Tình trạng nợ đọng BHXH
Theo số liệu thống kê công tác thu BHXH hàng năm của BHXH Thành phố Hà Nội, tình trạng nợ đọng BHXH trong những năm gần đây khá phổ biến và có xu thế gia tăng, trong đó khối DNNN, NQD có số lượng nợ đọng tiền BHXH qua các năm là nhiều nhất. Các khối còn lại mức nợ đọng tiền BHXH tuy không nhiều nhưng cũng có chiều hướng tăng lên.
Theo quy định, các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH phải có trách nhiệm nộp tiền BHXH muộn nhất là vào ngày cuối tháng, nhưng trên thực tế có những đơn vị nợ đọng tiền BHXH dây dưa và kéo dài với số tiền lớn, tiêu biểu là các Cty thuộc ngành cầu đường, xây dựng dân dụng, dệt, may, da giầy... ; hoặc có một số đơn vị tuy số tiền nợ không lớn nhưng treo nợ nhiều năm. Giảm nợ đọng BHXH đang là bài toán rất khó giải quyết đối với ngành BHXH hiện nay. Đến cuối năm 2008, Hà Nội có tới 245 đơn vị có số tháng nợ từ 12 tháng trở lên; 68 đơn vị có số tiền nợ lớn hơn tỷ đồng, trong đó tiêu biểu:
- Công ty CP xây dựng công trình giao thông 82 LĐ, nợ 55 tháng với số tiền nợ là 1.840 tỷ đồng.
- Công ty CP cầu 14: 671 LĐ, nợ 41 tháng, với số tiền nợ là 11.014 tỷ đồng. - Công ty CP cầu 12: 887 LĐ, nợ 22 tháng, với số tiền nợ là 7.378 tỷ đồng. - Công ty CP xây dựng công trình 1: 36 LĐ, nợ 47 tháng, với số tiền nợ
là 2.555 tỷ đồng.
- Công ty XNK và xây dựng nông lâm nghiệp: 83 LĐ, nợ 56 tháng, với số tiền nợ là 1.926 tỷ đồng.
- Công ty CP công trình giao thông 228: 128 LĐ, nợ 67 tháng, với số tiền nợ là 2.777 tỷ đồng.
- Công ty CP đầu tư & xây dựng công trình 128 cienco 1: 135 LĐ, nợ 42 tháng với số tiền nợ là 2.149 tỷ đồng.
- Công ty TNHH may mặc xuất khẩu VIT Garment: 517 LĐ, nợ 19 tháng, với số tiền nợ là 2.696 tỷ đồng.
Tình trạng nợ đọng tiền BHXH ở Hà Nội giai đoạn 2004 - 2008 thể hiện cụ thể trong bảng 2.3: Bảng 2.3: Tình trạng nợ đọng BHXH các năm từ 2004 - 2008 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Số nợ BHXH cuối năm (tỷ đồng) 41,377 93,976 172,897 251,907 424,797 Tỷ lệ so với số phải thu tháng 12 0,41 0,62 0,84 1,08 1,17 Tỷ lệ so với số đã
thu trong năm (%) 3,10 5,65 8,15 9,37 10,15
Nguồn: BHXH thành phố Hà Nội [28]
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như sau:
+ Hầu hết do trình độ nhận thức của NLĐ, NSDLĐ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo của một số đơn vị cũng chưa đầy đủ về chế độ chính sách BHXH nên chưa chưa tự giác tham gia hoặc chỉ tham gia cho một số ít NLĐ.
+ SXKD kém hiệu quả, không tiêu thụ được sản phẩm trong lĩnh vực Dệt may, Da giầy. Các doanh nghiệp Xây dựng, Giao thông bị nợ đọng vốn đầu tư vào các công trình, sản phẩm dở dang, đơn vị chỉ được thanh toán khối
lượng đã thi công hoàn thành. Tuy nhiên cũng có những đơn vị xây dựng đã thi công xong công trình, song bên A chưa chịu thanh toán hết.
+ Các chế tài bắt buộc trong thu BHXH còn thiếu, vai trò các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH còn yếu dẫn đến nhiều doanh nghiệp cố tình tránh né nghĩa vụ trích nộp BHXH đã được luật định.
Tình trạng nợ đọng BHXH đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện kế hoạch thu BHXH, ảnh hưởng xấu tới tính bền vững của quỹ BHXH. Đồng thời, chính sự nợ đọng đó cùng với tình trạng né tránh không khai báo đầy đủ lao động, khai giảm mức tiền lương tham gia BHXH đã gây khó khăn và thiệt thòi cho một số NLĐ khi giải quyết hưởng chế độ BHXH.