b. Quỹ lương trích nộp BHXH
2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan
* Công tác quản lý nhà nước về BHXH còn yếu kém
Hiện tại, nội dung của Luật BHXH chưa được thực hiện tốt ở Hà Nội. Điều đó ngoài trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng lao động, cơ quan thực hiện sự nghiệp là BHXH, còn thấy sự yếu kém, bất cập của các đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn.
Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn là Sở Lao động thương binh và xã hội còn lúng túng trong việc xử lý vi phạm cũng như xây dựng các chế tài buộc các đơn vị SDLĐ tuân thủ pháp luật lao động. Sự phối kết hợp hoạt động của một số cơ quản lý Nhà nước như Liên đoàn lao động, Thanh tra lao động với cơ quan BHXH để kiểm tra, giám sát doanh
nghiệp còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện tại.
Các văn bản pháp luật về BHXH chưa đầy đủ và hoàn chỉnh: hệ thống các văn bản pháp luật về BHXH đa số là những văn bản dưới luật và tản mạn, nên việc thực hiện còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, chậm được triển khai. Quản lý Nhà nước về đăng ký hoạt động kinh doanh và việc sử dụng lao động của các đơn vị sử dụng lao động cũng chưa được chặt chẽ. Nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh không đăng ký lao động với cơ quan lao động cũng không bị xử lý.
* Nhận thức về BHXH của mọi người dân nói chung và NLĐ, NSDLĐ nói riêng còn bị hạn chế
Người dân chưa hiểu hết ý nghĩa cao đẹp của BHXH, chưa thấy rõ bản chất ưu việt của BHXH, còn có nhiều người lầm lẫn giữa BHXH với BHTM, làm một số lượng lớn NLĐ, NSDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng không tự giác tham gia BHXH gây thiệt hại không nhỏ cho việc tạo lập quỹ BHXH và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ. Hầu hết NLĐ, NSDLĐ chưa hiểu rõ tầm quan trọng, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình là phải tham gia BHXH để đóng góp vào quỹ BHXH - nguồn lực tài chính quan trọng cho an sinh xã hội; vừa đảm bảo quyền lợi cho bản thân họ hưởng các chế độ BHXH, vừa góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
* Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện BHXH chưa được thực hiện thường xuyên, chế tài xử phạt còn chưa nghiêm, chưa đủ mạnh
Hiện nay, Theo Luật BHXH, quy định chế tài xử phạt đã được thực hiện bằng cách tính lãi chậm nộp hàng tháng cho các ĐVSDLĐ. Song mức phạt này chưa đủ mạnh, một số đơn vị thậm chí chấp nhận nộp tiền phạt để chậm nộp BHXH và sử dụng vào mục đích khác, đặc biệt là các đơn vị cố tình vi phạm Luật lao động, không thực hiện trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ.
Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH đối với những vi phạm chính sách BHXH của NSDLĐ còn hạn chế, chế tài xử phạt, tính pháp lý chưa cao. Không có các thông tin đầu vào về việc sử dụng lao động của các ĐVSDLĐ. Vì vậy rất khó khăn trong việc kiểm tra để thu đúng, thu đủ cũng như thực hiện đầy đủ quyền lợi về trợ cấp BHXH cho mọi người lao động.
* Tính hấp dẫn của chính sách BHXH chưa cao, công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế
Chính sách BHXH hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu cảu người lao động ở khu vực kinh tế nhà nước, những người làm việc theo HĐLĐ dài hạn trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, đối với số lao động không ổn định, lao động tạm thời, ngoài biên chế, BHXH chưa thực sự hấp dẫn họ. Nguyên nhân chủ yếu do công tác thông tin tuyên truyền còn yếu, chưa được coi trọng, còn nặng tính hình thức, hành chính, chưa sát cơ sở, sát NLĐ, chưa tạo được động lực cần thiết thúc đẩy người lao động, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia BHXH. Thực trạng này ảnh hưởng rất lớn tới thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ và công tác quản lý nói chung. Trước nay BHXH mới chỉ dừng ở việc thực hiện các chế độ bắt buộc đối với lao động làm việc theo chế độ HĐLĐ. Đối với lao động nông thôn, lao động tự tạo việc làm ở đô thị mới bắt đầu có chế độ BHXH tự nguyện từ năm 2008. Hình thức này vẫn còn khá mới mẻ nên rất cần đẩy mạnh công tác trông tin tuyên truyền.