b. Quỹ lương trích nộp BHXH
3.2.2 Giải pháp 2: Tăng cường quản lý và nâng cao kết quả công tác chi trả trợ cấp
chi trả trợ cấp BHXH
Theo Luật BHXH, quỹ BHXH được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ theo quy định tại chương III của Luật này có ý nghĩa và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi NLĐ và cân đối quỹ BHXH. Luật BHXH yêu cầu công tác chi trả các chế độ phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng BHXH, đồng thời phải đảm bảo sự công khai, minh bạch.
Quản lý chi BHXH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành BHXH. Để thực hiện tốt các nguyên tắc chi trả và đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, công tác chi trả các chế độ BHXH cần tập trung thực hiện tốt
những nội dung cơ bản sau:
1- Đẩy mạnh cải cách hành chính
- Trước hết, các thủ tục hành chính phải được cải tiến theo hướng đơn giản hóa các biểu mẫu, chứng từ, thủ tục hồ sơ và kể cả quy trình chi trả. Đẩy nhanh các tiến độ duyệt quyết toán, tổ chức duyệt chi với quy trình khoa học rút ngắn thời gian nhận và trả quyết toán, phục vụ kịp thời nhanh chóng tạo lòng tin với đối tượng.
- Thực hiện tốt “cơ chế một cửa” một cách đồng bộ, trên cơ sở xem xét đổi mới toàn diện cả về tổ chức, cán bộ, về quy trình, mối quan hệ phối hợp công tác giữa các bộ phận liên quan; về trang bị phương tiện và điều kiện làm việc... nhằm thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát độc lập, khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công khai dễ phát sinh tiêu cực trong giải quyết các thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu phục vụ tốt hơn cho người tham gia và thụ hưởng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước trong quá trình xét duyệt các chế độ BHXH ngắn hạn, hạn chế được việc tạo lập các hồ sơ chứng từ giả trong thanh toán ốm đau, thai sản, dưỡng sức, đảm bảo tiết kiệm trong chi quỹ BHXH. Để chống việc các chủ SDLĐ cố tình chứng nhận khống ngày nghỉ ốm cho người lao động trong khi họ vẫn đi làm và hưởng lương, theo tác giả, cần có sự đối chiếu giữa việc KCB với việc thanh toán chế độ ốm đau. Để tổ chức quản lý được như vậy nhất thiết phải cấp cho mỗi người lao động 1 mã số (có thể dùng mã số thu như hiện nay đang sử dụng là số sổ BHXH, hoặc số thẻ BHYT). Dùng mã số để đối chiếu sẽ hạn chế được việc lạm dụng kẽ hở, lập chứng từ khống rút tiền từ quỹ BHXH để dùng vào các mục đích khác.
- Tăng cường quản lý di chuyển nơi hưởng chế độ kể cả di chuyển trong thành phố. Do đặc điểm trong gia đình có nhiều người cùng hưởng chế độ BHXH hàng tháng và đối tượng thường di chuyển chỗ ở nhưng không chuyển
hộ khẩu thường trú, theo tác giả cần thực hiện giải pháp là: Giấy ủy quyền cho các đối tượng đi vắng cần có thời hạn ủy quyền cho phù hợp và thêm hình thức ủy quyền theo hộ gia đình, trong đó các thành viên trong gia đình cùng ký ủy quyền trước sự chứng kiến của tổ dân phố và chính quyền địa phương. Điều này sẽ làm giảm phiền hà trong thủ tục nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho đối tượng hưởng BHXH.
2- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND phường, xã, với Kho bạc địa phương
- Cơ quan BHXH cấp quận, huyện cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND quận, huyện, UBND xã, phường, thị trấn để lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, nhiệt tình làm đại diện chi trả; xây dựng cơ chế đảm bảo hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi nhằm tạo sự gắn kết giữa đại diện chi trả với cơ quan BHXH. Ngoài yêu cầu thực hiện chi trả đảm bảo an toàn tiền mặt, đại diện chi trả phải nắm bắt cụ thể việc tăng, giảm người thụ hưởng nhằm chi đúng người, đúng chế độ.
- Gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền đặc biệt là cấp phường xã vào công tác chi trả, không giao trách nhiệm cho các đại lý đơn thuần bằng hợp đồng đại lý. Cán bộ của BHXH quận, huyện phải kiểm soát toàn bộ công việc trong quá trình chi trả cũng như đảm bảo khâu cuối cùng của tác nghiệp chi trả là tập hợp chứng từ và thanh quyết toán.
- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH kịp thời, đúng quy định, đúng chế độ của Nhà nước. Quản lý và sử dụng nguồn lệ phí chi trả đúng mục đích, đúng quy định. Thực hiện tốt và đúng quy trình, quy định về công tác quản lý hồ sơ đối với đối tượng thụ hưởng chế độ BHXH hàng tháng. Tiến hành rà soát hồ sơ hưởng BHXH dài hạn trên toàn thành phố, thực hiện sao lục bổ sung hoàn thiện những hồ sơ còn thiếu. Đối chiếu giữa hồ sơ hưởng BHXH và danh sách chi trả cả về tiền lương, trợ cấp và đối tượng BHXH, tránh tình trạng hưởng trùng BHXH. Trường hợp hưởng trùng chế độ BHXH cần kịp thời thu hồi về
NSNN và quỹ BHXH.
- Xây dựng quy chế trong quá trình chi trả, phối hợp với Ngân hàng địa
phương đảm bảo đầy đủ, kịp thời tiền mặt. Quy định cụ thể ngày chi trả, từng địa điểm để đối tượng có thể chủ động, đảm bảo đầy đủ đối tượng đến nhận tiền tại thời điểm chi trả. Trong trường hợp ngày chi trả quy định đúng vào ngày chủ nhật hoặc ngày lễ cũng phải tiến hành chi trả từ đó sẽ đảm bảo chữ tín cho đối tượng về cơ quan BHXH.
- Đảm bảm chế độ nhập xuất kiểm kê tiền mặt. Hàng ngày xuất tiền mặt chi trả trên cơ sở số tiền chi trả cho các đối tượng trong buổi. Cuối buổi tiến hành nhập quỹ tiền mặt và kiểm kê quỹ tiền mặt. Không để tiền mặt tồn tại các đại lý. Đảm bảo đúng quy định trong quá trình cấp phát và thanh quyết toán.
- Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, hướng dẫn dư luận về mặt tích cực mà BHXH đã đổi mới cải tiến quy trình, nâng cao hiệu quả hoạt động, áp dụng mạng lưới truyền thanh của phường, xã để cho nhân dân, đối tượng hiểu mà đồng lòng thực hiện.
3- Quản lý tốt các hình thức chi trả
- Tiếp tục mở rộng việc triển khai thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM tại những nơi có đủ điều kiện, đồng thời áp dụng chi trả các chế độ BHXH một lần cho người thụ hưởng qua tài khoản cá nhân nhằm hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt. Chủ trương này phù hợp với đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006, góp phần thay đổi thói quen, tập quán dùng tiền mặt của người dân.
- Tiếp tục tiến hành phân cấp chi trả cho các quận, huyện, tạo điều kiện cho người lĩnh chế độ không phải đi xa, có thể nhận tiền ở nơi gần nhất.
- Có biện pháp quản lý đối tượng trong việc báo tăng, giảm, (nhất là đối tượng đang hưởng hàng tháng bị chết) để báo giảm kịp thời, tránh tình trạng
đối tượng đã chết mà vẫn chuyển tiền qua tài khoản ATM hàng tháng.
4. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chi trả
- Tổ chức kiểm tra độc lập đối với hệ thống BHXH quận, huyện, thông qua đó phát hiện những trường hợp sai, hưởng quá chế độ, kiến nghị xử lý.
- Thực hiện kiểm tra bằng nhiều hình thức như kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, phối hợp liên ngành và liên bộ phận trong cơ quan BHXH. Tập trung vào việc quản lý đối tượng thụ hưởng, xử lý nghiêm những trường hợp cắt giảm chậm theo hướng xử lý hành chính và trách nhiệm vật chất, tránh thiệt hại quỹ BHXH.
- Cần phải kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn chi từ quỹ, chi thường xuyên, chi đầu tư tăng trưởng cho bộ máy ngành BHXH, đảm bảo chi đúng, chi đủ, kịp thời đúng đối tượng quy định. Nếu không quản lý tốt khâu này sẽ dẫn đến thất thoát, tổn thất quỹ BHXH.
3.2.3 Giải pháp 3 : Hoàn thiện bộ máy, đào tạo bồi dưỡng nguồnnhân lực làm công tác thu chi BHXH ở Hà Nộinhân lực làm công tác thu chi BHXH ở Hà Nội