b. Quỹ lương trích nộp BHXH
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan
* BHXH thành phố chưa có một kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển đối tượng tham gia BHXH, tăng thu BHXH.
BHXH Thành phố chưa tổ chức điều tra toàn diện một cách thường xuyên hàng năm số đơn vị, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khu vực NQD, NCL, HTX, Hộ KD cá thể trên địa bàn. Công tác phối hợp với các cơ
quan chức năng như: cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, cơ quan thuế, các cơ quan chủ quản đơn vị sử dụng lao động... để quản lý được thông tin đầy đủ về số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc còn chưa được chặt chẽ, thiếu đồng bộ.
Để phục vụ cho công tác quản lý, BHXH thành phố hầu hết dựa vào số ước tính chưa đầy đủ do BHXH quận, huyện báo cáo về số đơn vị SDLĐ có đăng ký kinh doanh, NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, nên tính chủ động và độ chính xác chưa cao. Chiến lược phát triển đơn vị, đối tượng tham gia BHXH, đặc biệt ở khu vực kinh tế NQD, NCL, HTX là chiến lược lâu dài, quan trọng, đảm bảo cho cân đối phát triển quỹ BHXH.
* Mô hình tổ chức bộ máy, năng lực cán bộ còn bất cập
Với cách tổ chức và quản lý như hiện nay, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội giống như một cơ quan hành chính nhà nước thông thường, thiếu đi sự năng động, chưa làm tốt được vai trò là một dịch vụ xã hội đặc biệt, vì nhân dân. Trình độ của CBCCVC trong hệ thống BHXH thành phố Hà Nội còn chưa đồng đều, một bộ phận cán bộ trong ngành còn thụ động, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Một số ít cán bộ còn có thái độ cửa quyền, chưa thật sự phục vụ đối tượng chu đáo, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Việc quản lý cán bộ, công chức tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội còn hình thức, nặng về quản lý hành chính. Chưa xây dựng được các tiêu chí để phân loại cán bộ sát với khả năng thực tế. Trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý còn chịu sự chi phối của các mối quan hệ thân quen hoặc do cấp trên chỉ đạo chọn lựa không sát trình độ, khả năng của cán bộ. Điều này cũng làm hạn chế năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của bộ máy điều hành các hoạt động thu, chi BHXH trên địa bàn Thành phố.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 phân tích thực trạng hoạt động thu chi BHXH ở Thành phố Hà Nội, có thể tóm tắt những nội dung sau:
- Quá trình hình thành và phát triển của BHXH TP Hà Nội
- Phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội của Hà Nội liên quan đến hoạt động thu, chi BHXH. Qua các tài liệu, số liệu thu thập khá đầy đủ, 2 nội dung chủ yếu được đi sâu phân tích: Hoạt động thu BHXH và hoạt động chi BHXH 5 năm gần đây của BHXH Thành phố Hà Nội.
- Về đơn vị, đối tượng tham gia BHXH trong giai đoạn 2004 - 2008 tăng đáng kể, tuy nhiên không đồng đều giữa các khối kinh tế.
- Thu BHXH trong 5 năm gần đây có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, nhưng tình trạng nợ đọng BHXH còn nhiều đặc biệt là khu vực DNNN.
- Chi trả trợ cấp BHXH trong giai đoạn nghiên cứu biểu hiện đồng đều, ổn định an toàn và kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách BHXH. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng ĐVSDLĐ và NLĐ lách luật, mưu lợi cá nhân.
- So sánh kết quả thu chi BHXH giai đoạn 2004-2008 cho thấy: Lượng chi BHXH hàng năm đều lớn hơn lượng thu, thu không bù được chi gây nên tình trạng mất cân đối liên tục, tạo gánh nặng cho Nhà nước.
Nguyên nhân của sự mất cân đối giữa thu và chi BHXH chủ yếu do: + Cơ chế chính sách, các chế độ BHXH ban hành chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, chậm được triển khai, thiếu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
+ Nhận thức của NSDLĐ và NLĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ trích nộp BHXH chưa đầy đủ.
+ Chưa quản lý hết số đơn vị, đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Công tác quản lý thu chi còn nhiều bất cập.
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THU - CHI BHXH Ở BHXH THÀNH PHỐ HÀ NỘI