b. Quỹ lương trích nộp BHXH
2.3.1.5 Nhận xét, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu BHXH
a. Kết quả đạt được và những yếu tố tích cực
Với cách tổ chức và thực hiện như đã nêu trên, trong những năm qua, công tác thu BHXH tại Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đó là:
- Đối tượng tham gia BHXH không ngừng được mở rộng. Theo số liệu tổng hợp báo cáo năm 1995 mới có 1.825 đơn vị SDLĐ đăng ký với số lao động tham gia là 258.738 người, đến 31/12/2008 đã có 22.462 đơn vị SDLĐ với số lao động là 1.596.902 người tham gia BHXH, BHYT [28]. Đặc biệt từ năm 2003, cùng với việc triển khai thực hiện Nghị định số 01/2003/NĐ-CP của Chính phủ, số đơn vị tham gia BHXH tăng lên rất nhanh, nhất là khu vực NQD.
- Hà Nội là địa bàn luôn có số lượng dự án đầu tư rất lớn, có mức tăng trưởng kinh tế khá cao, thu hút lực lượng lớn NLĐ tham gia vào thị trường lao động khối Liên doanh, Văn phòng đại diện các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Có 2 lý do để chính sách BHXH sớm được thực hiện là:
+ Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nguồn gốc là DNNN, NLĐ ở đây hầu hết là từ DNNN chuyển sang nên đã quen với việc thực hiện chế độ chính sách BHXH từ trước.
+ Thực hiện BHXH cũng là tập quán quốc tế của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác đại bộ phận các nhà đầu tư nước ngoài có nguyện vọng hợp tác với Việt Nam để làm ăn ổn định, lâu dài nên đã có ý thức tuân thủ luật pháp Việt Nam, trong đó có việc tuân thủ chế độ BHXH cho NLĐ. Tuy nhiên cá biệt có những đơn vị chỉ tham gia BHXH cho những người chủ chốt, vẫn còn một bộ phận lao động chưa được tham gia BHXH.
- Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội không ngừng cải tiến thủ tục hành chính trong công tác thu BHXH, giảm thiểu giấy tờ, phiền hà cho các đơn vị tham gia BHXH. Công tác quản lý, theo dõi, đối chiếu, hướng dẫn đơn vị và người lao động tham gia BHXH được phân cấp thuận tiện tối đa, từng bước đưa công tác thu trở thành 1 dịch vụ thuận lợi nhất cho các đối tượng tham gia BHXH. Hiện tại BHXH Thành phố đang triển khai phần mềm quản lý thu trên máy tính đến từng người lao động và thực hiện nối mạng toàn Thành phố. Chắc chắn trong thời gian tới, công tác thu sẽ còn tiếp tục được cải tiến, tạo thuận lợi cho các đơn vị SDLĐ, nhằm nâng mức thu BHXH cao hơn nữa.
Chủ động trong công tác và có biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế, nên từ năm 2001 đến nay BHXH Thành phố Hà Nội luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch thu được giao từ 5 đến 12%. Số đơn vị, lao động và quỹ tiền lương trích nộp gia tăng hàng năm, dẫn đến mức tăng kết quả thu năm sau so với năm trước thường xuyên đạt tỷ lệ hơn 20%.
b. Một số tồn tại và nguyên nhân
Thời gian qua việc triển khai thực hiện BHXH đã mở rộng đối với NLĐ trong doanh nghiệp NQD để từng bước bình đẳng quyền lợi về BHXH của NLĐ trong mọi thành phần kinh tế, nhưng quá trình thực hiện còn không ít vướng mắc, khó khăn. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, đến hết năm 2008 có gần 80.000 đơn vị SDLĐ khối NQD đăng ký hoạt động kinh doanh, trong khi đó số đơn vị SDLĐ đăng ký tham gia BHXH tính đến ngày 31/12/2008 mới chỉ có 11.965 đơn vị, kể cả các DNNN chuyển cổ phần. Như vậy, vẫn còn 85% số đơn vị SDLĐ và một số lượng lớn NLĐ thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc khối NQD chưa tham gia BHXH. Bên cạnh đó, có doanh nghiệp NQD sử dụng lao động nhiều năm không tham gia BHXH hoặc tham gia cho số ít NLĐ.
pháp hữu hiệu để các đơn vị còn lại phải tham gia BHXH cho NLĐ theo đúng quy định của pháp luật.
Chính sách BHXH là quyền lợi của NLĐ được pháp luật bảo vệ, tuy nhiên không ít NSDLĐ, NLĐ lại vi phạm pháp luật về BHXH. Qua thực tế tình hình đóng BHXH trên địa bàn thành phố cho thấy ngoài một số doanh nghiệp NQD, các tổ chức dân lập, tư thục, hộ kinh doanh cá thể... không tham gia BHXH, vẫn còn có một số DNNN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, da giầy, dệt may không đóng BHXH cho nhiều lao động, đặc biệt là lao động phổ thông.
Nguyên nhân chính dẫn đến tồn tại trên như sau:
* Về phía người sử dụng lao động:
+ Có rất nhiều NSDLĐ tuy hiểu biết pháp luật, có khả năng tài chính nhưng lại thiếu trách nhiệm, cố tình lách luật và tìm mọi cách để lẩn tránh nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH. Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp SXKD gặp nhiều khó khăn, làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ không đủ khả năng để đóng BHXH.
+ Phần đông các doanh nghiệp NQD do chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của NLĐ nên chưa tích cực tham gia BHXH cho NLĐ và cho chính bản thân chủ doanh nghiệp.
+Có đến 30% doanh nghiệp tư nhân làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp không có trụ sở, vốn ít, chuyên ngành kinh doanh chưa sâu, nghiệp vụ chưa giỏi nên không cạnh tranh nổi với các thành phần kinh tế khác về quản lý tài chính. Không cập nhật kịp thời các quy định của Nhà nước về BHXH nên không biết đóng BHXH theo mức nào.
+ Nhiều doanh nghiệp có tên nhưng chỉ có 1 giám đốc, không có thủ quỹ, cán bộ nghiệp vụ giúp việc. Họ chỉ cần đứng tên để nhận việc rồi bán lại cho đơn vị khác để ăn tỉ lệ % hoa hồng. Hoặc có nhiều doanh nghiệp làm ăn giỏi, quỹ phúc lợi lớn nhưng chủ yếu sử dụng con cháu họ hàng trong nhà nên bỏ qua việc
tham gia BHXH. Họ không quan tâm hoặc không biết đến quyền lợi BHXH. + Nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng dưới 3 tháng để không tham gia BHXH cho NLĐ hoặc không ký hợp đồng mặc dù NLĐ làm liên tục. NLĐ được thuê theo hợp đồng thời vụ hoặc hợp đồng vụ việc, không có tính chất thường xuyên. Đây chính là kẽ hở của chính sách BHXH.
+ Hoạt động tổ chức công đoàn trong một số đơn vị sử dụng lao động còn thấp và yếu. Công đoàn là tổ chức đại diện cho NLĐ, có chức năng rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ, nhưng thực tế có nhiều tổ chức công đoàn còn bàng quan trước quyền lợi của NLĐ, do nhận thức hạn chế, sợ bị NSDLĐ gây khó khăn, nên họ không dám đấu tranh. Vì vậy, nhiều NSDLĐ trốn đóng BHXH hoặc chiếm dụng tiền BHXH của NLĐ mà không bị phát hiện. Điều này thể hiện đặc biệt rõ nét trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
* Về phía người lao động
+ Nhận thức chưa đầy đủ về tính ưu việt của chính sách BHXH, những nguy cơ rủi ro về thu nhập và do sức ép về việc làm trong cơ chế thị trường, cho nên không ít NLĐ, nhất là lao động phổ thông đã không phản đối khi NSDLĐ không đóng BHXH cho họ, cho rằng chưa cần chế độ BHXH và còn được lợi trước mắt là không mất 5% tiền lương đóng BHXH. NLĐ chưa quan tâm đầy đủ đến quyền lợi của chính mình, thiếu tính đấu tranh..
* Về phía cơ quan BHXH và các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH
+ Công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách BHXH của cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan BHXH chưa được thường xuyên, chế tài xử phạt hành vi vi phạm chính sách BHXH trong nhiều năm qua chưa đủ mạnh, cho nên nhiều NSDLĐ thà chịu tiền phạt còn hơn phải mất vài tỷ đồng để đóng BHXH. Bên cạnh việc trốn đóng BHXH, một số không nhỏ doanh nghiệp chỉ đóng BHXH rất tượng trưng và đối phó cho NLĐ với mức lương thấp, nhưng
tăng các khoản chi trả ngoài lương để giảm phần đóng BHXH. Tình trạng này thường xảy ra ở doanh nghiệp thuộc khu vực NQD, Công ty LD với nước ngoài.
+ Công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan BHXH cũng như các ban, ngành chức năng chưa nắm chắc được hoạt động SXKD và sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở tư nhân, ngoài công lập. Việc phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước trong đăng ký hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với đăng ký quản lý lao động còn thiếu chặt chẽ. Mặc dù đã có quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau khi đăng ký hoạt động kinh doanh phải đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động, song rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không thực hiện quy định này mà cũng không bị xử lý.
Công tác thu BHXH chiếm tỷ trọng tương đối lớn trọng hoạt động BHXH. Nhưng trong thực tế việc thực hiện công tác thu BHXH không phải là vấn đề đơn giản, mà nó phụ thuộc vào cơ chế chính sách của Nhà nước, hiệu lực thi hành của Pháp luật và các văn bản dưới luật. Trong cơ chế thị trường hiện nay nếu không có sự chuyển đổi chính sách kinh tế - xã hội cho phù hợp để thúc đẩy sản xuất phát triển, thì vấn đề thực hiện chính sách BHXH sẽ không có hiệu quả, thu BHXH sẽ khó có khả năng thực hiện đúng quy định dẫn đến mất khả năng cân đối quỹ.