Nguồn hình thành quỹ BHXH

Một phần của tài liệu phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thu - chi bhxh tại cơ quan bhxh thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

b. Quỹ lương trích nộp BHXH

1.6.1.1 Nguồn hình thành quỹ BHXH

Nguồn tài chính vận động làm tăng quy mô quỹ BHXH nhiều hay ít phụ thuộc vào chính sách huy động của nhà nước để hình thành nên quỹ BHXH. Mặc dù mức đóng BHXH ở các nước rất khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội và khả năng kinh tế, phụ thuộc vào số lượng các chế độ thực hiện, số lượng người tham gia ... nhưng nhìn chung nguồn tài chính hình thành nên quỹ BHXH ở các nước cơ bản gồm có 3 yếu tố:

- Người lao động tham gia đóng góp BHXH. Trên thế giới tuyệt đại đa số các nước đều dựa vào thang bảng lương để xác định mức đóng BHXH, vì đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ mà thu nhập chủ yếu là tiền lương.

- Chủ sử dụng lao động có vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện chính sách BHXH. Nếu chính sách BHXH không hợp lý và không có sự hợp tác của người sử dụng lao động thì sẽ khó có thể thực hiện được. Mặt khác trong suốt quá trình lao động thì người sử dụng lao động là sợi dây nối giữa người lao động và cơ quan BHXH, là người trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách BHXH tại doanh nghiệp.

- Nhà nước hỗ trợ Quỹ BHXH thông qua 1 số hình thức như: Chuyển 1 khoản tiền nhất định vào Quỹ BHXH tại thời điểm thành lập quỹ hoặc khi xảy ra sự kiện đột xuất theo đề nghị của hệ thống BHXH; đảm nhận chi trả 1 số khoản thay cho hệ thống BHXH; hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện làm việc; miễn thuế cho các hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH... Nhìn chung, ở tất cả các nước, Nhà nước luôn có vai trò quan

trọng trong việc thực hiện các chế độ BHXH. Ở nước ta, điều 149 Bộ Luật Lao động và điều 39 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 quy định rõ: Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. Sau đây là tỷ lệ đóng BHXH ở một số nước:

Bảng 1.1: Tỷ lệ đóng BHXH của một số nước (% so với tiền lương)

Tên Nước Nhà nước

Tỷ lệ đóng góp (%)

Người lao động Người sử dụng lao động

Pháp Bù thiếu 22 22

Đức Bù thiếu 19 19

Singapo Bù thiếu 20 20

Thái Lan Bù thiếu 10 9,5

Philipin, Hàn quốc Bù thiếu 2-4 4-5

Trung quốc Bù thiếu 4 20

Việt Nam Bù thiếu 5 15

Nguồn : Giáo trình An sinh xã hội [3]

Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ cân đối tài chính theo yếu tố thời gian, Quỹ BHXH được chia ra thành 2 loại: Quỹ ngắn hạn (gồm Quỹ khám chữa bệnh bắt buộc, Quỹ khám chữa bệnh tự nguyện và 1 phần của Quỹ Hưu trí và trợ cấp với mức đóng góp là 4%, dùng để chi trả các chế độ ngắn hạn) và Quỹ dài hạn (phần còn lại của Quỹ Hưu trí và trợ cấp với mức đóng góp là 16%, dùng để chi trả cho các chế độ dài hạn). Từ đó, việc quản lý chi được thực hiện một cách chặt chẽ hơn, định hướng hoạt động đầu tư quỹ đúng đắn, đảm bảo tính thanh khoản cao và nguyên tắc bảo toàn, tăng trưởng của quỹ BHXH.

Quỹ BHXH ở Việt Nam được hình thành và sử dụng như sau:

NSDLĐ, trong đó:

+ NLĐ đóng góp vào quỹ BHXH mức 6% tính trên tiền lương (trong đó 5% BHXH và 1% BHYT), từ 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt 8% BHXH.

+ NSDLĐ đóng mức 17% tổng quỹ tiền lương, (15% BHXH và 2% BHYT), trong đó: 3% vào quỹ ốm đau thai sản; 1% vào quỹ TNLĐ-BNN; 11% vào quỹ hưu trí, tử tuất, từ 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt 14% quỹ hưu trí tử tuất.

+ Nhà nước đóng và hỗ trợ để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ hưởng lương từ NSNN.

- Đối tượng tham gia tự nguyện: mọi cá nhân trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; và người đã có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc không phân biệt tuổi đời. Đóng góp tỷ lệ 16% trên mức thu nhập tự lựa chọn, thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung. Từ 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 2% cho đến khi mức đóng là 22%.

- Đối tượng tham gia BH thất nghiệp: đóng góp của Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có hợp đồng không kỳ hạn hoặc hợp đồng từ 12 tháng trở lên, trong đó:

+ Người lao động đóng góp bằng 1% tiền lương, tiền công tháng.

+ NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng của những người tham gia BH thất nghiệp.

+ Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BH thất nghiệp.

- Tiền sinh lời từ việc thực hiện các hoạt động đầu tư bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH.

- Các khoản thu hợp pháp khác.

Một phần của tài liệu phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thu - chi bhxh tại cơ quan bhxh thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w