1- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm:
1.6.3.1 Nội dung các chế độ BHXH
a. Trên thế giới
Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH. Các chế độ BHXH là hệ thống các quy định về mức hưởng của từng trường hợp, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời hạn hưởng cho NLĐ khi họ gặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi bảo hiểm, theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã nêu lên trong công ước 102 ngày25/6/1952 tại Giơnevơ:
1. Chăm sóc y tế. 2. Trợ cấp ốm đau. 3. Trợ cấp thất nghiệp 4. Trợ cấp tuổi già
5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 6. Trợ cấp gia đình
7. Trợ cấp sinh đẻ 8. Trợ cấp khi tàn phế.
9. Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH và được xây dựng dựa trên luật pháp của các nước. Tuy điều kiện kinh tế - xã hội mà mỗi nước tham gia Công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau. Nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ, trong đó: ít nhất phải có một trong năm chế độ (3); (4); (5); (8); (9). Mỗi chế độ trong hệ thống trên khi xây dựng đều dựa trên những cơ sở kinh tế - xã hội, tài chính thu nhập, tiền lương... Đồng thời, tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học, tuổi thọ bình quân của quốc gia, nhu cầu dinh dưỡng, xác
suất tử vong.
b. Ở Việt Nam
Theo quy định của Luật BHXH Việt Nam, BHXH bắt buộc bao gồm 5 chế độ sau đây:
1) Chế độ trợ cấp ốm đau 2) Chế độ trợ cấp thai sản
3) Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 4) Chế độ trợ cấp hưu trí
5) Chế độ tử tuất
Nội dung của các chế độ nêu trên được quy định thống nhất trong Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/ NĐ - CP, trong Luật BHXH. Mỗi chế độ được xây dựng đều căn cứ vào một loạt những cơ sở như: sinh học, kinh tế xã hội, điều kiện và môi trường lao động.