QUỸ BHXH VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THU CHI BHXH

Một phần của tài liệu phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thu - chi bhxh tại cơ quan bhxh thành phố hà nội (Trang 31 - 139)

6. Kết cấu của luận văn

1.6 QUỸ BHXH VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THU CHI BHXH

1.6.1 Nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là một trong những nội dung cơ bản của hệ thống BHXH. Quỹ BHXH được hình thành bằng nhiều nguồn khác nhau, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung là quỹ dự trữ tài chính để đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm vì những “rủi ro xã hội” như ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, tử tuất...

Như vậy quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời cũng là một quỹ dự phòng. Nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là phương tiện quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển . Tuy nhiên, quỹ BHXH lại độc lập với Ngân sách Nhà nước.

BHXH Việt Nam quản lý đồng thời Quỹ BHXH và Quỹ BHYT. Quỹ BHXH dùng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động, chi phí cho quản lý bộ máy, chi cho đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ... Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, chi phí quản lý bộ máy tổ chức BHYT, chi đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ.

Theo Luật BHXH, Quỹ BHXH gồm các Quỹ thành phần sau: * Quỹ BHXH bắt buộc, gồm:

- Quỹ ốm đau và thai sản

- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Quỹ hưu trí và tử tuất

* Quỹ BHXH tự nguyện * Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Theo Luật BHYT, Quỹ BHYT gồm các quỹ thành phần sau: * Quỹ BHYT bắt buộc

* Quỹ BHYT tự nguyện

1.6.1.1 Nguồn hình thành quỹ BHXH

Nguồn tài chính vận động làm tăng quy mô quỹ BHXH nhiều hay ít phụ thuộc vào chính sách huy động của nhà nước để hình thành nên quỹ BHXH. Mặc dù mức đóng BHXH ở các nước rất khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội và khả năng kinh tế, phụ thuộc vào số lượng các chế độ thực hiện, số lượng người tham gia ... nhưng nhìn chung nguồn tài chính hình thành nên quỹ BHXH ở các nước cơ bản gồm có 3 yếu tố:

- Người lao động tham gia đóng góp BHXH. Trên thế giới tuyệt đại đa số các nước đều dựa vào thang bảng lương để xác định mức đóng BHXH, vì đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ mà thu nhập chủ yếu là tiền lương.

- Chủ sử dụng lao động có vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện chính sách BHXH. Nếu chính sách BHXH không hợp lý và không có sự hợp tác của người sử dụng lao động thì sẽ khó có thể thực hiện được. Mặt khác trong suốt quá trình lao động thì người sử dụng lao động là sợi dây nối giữa người lao động và cơ quan BHXH, là người trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách BHXH tại doanh nghiệp.

- Nhà nước hỗ trợ Quỹ BHXH thông qua 1 số hình thức như: Chuyển 1 khoản tiền nhất định vào Quỹ BHXH tại thời điểm thành lập quỹ hoặc khi xảy ra sự kiện đột xuất theo đề nghị của hệ thống BHXH; đảm nhận chi trả 1 số khoản thay cho hệ thống BHXH; hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện làm việc; miễn thuế cho các hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH... Nhìn chung, ở tất cả các nước, Nhà nước luôn có vai trò quan

trọng trong việc thực hiện các chế độ BHXH. Ở nước ta, điều 149 Bộ Luật Lao động và điều 39 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 quy định rõ: Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. Sau đây là tỷ lệ đóng BHXH ở một số nước:

Bảng 1.1: Tỷ lệ đóng BHXH của một số nước (% so với tiền lương)

Tên Nước Nhà nước

Tỷ lệ đóng góp (%)

Người lao động Người sử dụng lao động

Pháp Bù thiếu 22 22

Đức Bù thiếu 19 19

Singapo Bù thiếu 20 20

Thái Lan Bù thiếu 10 9,5

Philipin, Hàn quốc Bù thiếu 2-4 4-5

Trung quốc Bù thiếu 4 20

Việt Nam Bù thiếu 5 15

Nguồn : Giáo trình An sinh xã hội [3]

Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ cân đối tài chính theo yếu tố thời gian, Quỹ BHXH được chia ra thành 2 loại: Quỹ ngắn hạn (gồm Quỹ khám chữa bệnh bắt buộc, Quỹ khám chữa bệnh tự nguyện và 1 phần của Quỹ Hưu trí và trợ cấp với mức đóng góp là 4%, dùng để chi trả các chế độ ngắn hạn) và Quỹ dài hạn (phần còn lại của Quỹ Hưu trí và trợ cấp với mức đóng góp là 16%, dùng để chi trả cho các chế độ dài hạn). Từ đó, việc quản lý chi được thực hiện một cách chặt chẽ hơn, định hướng hoạt động đầu tư quỹ đúng đắn, đảm bảo tính thanh khoản cao và nguyên tắc bảo toàn, tăng trưởng của quỹ BHXH.

Quỹ BHXH ở Việt Nam được hình thành và sử dụng như sau:

NSDLĐ, trong đó:

+ NLĐ đóng góp vào quỹ BHXH mức 6% tính trên tiền lương (trong đó 5% BHXH và 1% BHYT), từ 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt 8% BHXH.

+ NSDLĐ đóng mức 17% tổng quỹ tiền lương, (15% BHXH và 2% BHYT), trong đó: 3% vào quỹ ốm đau thai sản; 1% vào quỹ TNLĐ-BNN; 11% vào quỹ hưu trí, tử tuất, từ 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt 14% quỹ hưu trí tử tuất.

+ Nhà nước đóng và hỗ trợ để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ hưởng lương từ NSNN.

- Đối tượng tham gia tự nguyện: mọi cá nhân trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; và người đã có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc không phân biệt tuổi đời. Đóng góp tỷ lệ 16% trên mức thu nhập tự lựa chọn, thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung. Từ 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 2% cho đến khi mức đóng là 22%.

- Đối tượng tham gia BH thất nghiệp: đóng góp của Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có hợp đồng không kỳ hạn hoặc hợp đồng từ 12 tháng trở lên, trong đó:

+ Người lao động đóng góp bằng 1% tiền lương, tiền công tháng.

+ NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng của những người tham gia BH thất nghiệp.

+ Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BH thất nghiệp.

- Tiền sinh lời từ việc thực hiện các hoạt động đầu tư bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH.

- Các khoản thu hợp pháp khác.

1.6.1.2 Sử dụng quỹ BHXH

Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung an toàn về tài chính, là một quỹ tích lũy và tiêu dùng, là tập hợp những phương tiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu phát sinh về BHXH đồng thời là một quỹ dự phòng, là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu để chi trả cho các mục đích sau đây:

a. Chi trợ cấp cho các chế độ BHXH (chiếm tỷ trọng lớn)

- Chi các chế độ BHXH dài hạn (lương hưu và tử tuất)

- Chi các chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau; thai sản; TNLĐ-BNN)

b. Chi phí cho bộ máy quản lý BHXH (chiếm tỷ trọng nhỏ)c. Chi đầu tư cho tăng trưởng quỹc. Chi đầu tư cho tăng trưởng quỹ c. Chi đầu tư cho tăng trưởng quỹ

Trong 3 nội dung chi nêu trên thì nội dung chi trả trợ cấp BHXH là lớn nhất và quan trọng nhất. Khoản chi này được thực hiện theo luật định và phụ thuộc vào phạm vi trợ cấp nó gắn liền với nội dung kinh tế - xã hội của từng chế độ.

Để quỹ BHXH tồn tại và hoạt động độc lập, về nguyên tắc quỹ phải được cân đối, nghĩa là các khoản thu BHXH ít nhất phải đáp ứng được nhu cầu chi trả cho các chế độ BHXH và chi quản lý bộ máy. Cân đối quỹ BHXH được hiểu là mối quan hệ tương đương về lượng và sự bằng nhau giữa hai đại lượng thu và chi, ngoài ra cân đối quỹ còn thể hiện ở việc bố trí cơ cấu và quan hệ số lượng giữa các yếu tố thu và chi. Cân đối quỹ BHXH về hình thức là cân đối giữa thu và chi. Theo tính toán của một số chuyên gia tài chính bảo hiểm và kết quả dự báo cân đối quỹ hưu trí, tử tuất theo phương pháp tổng chung (thu của người đang làm việc trả cho người về hưu), đến năm 2010 nguồn NSNN sẽ giảm dần, quỹ BHXH phải chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH ngày càng tăng và dự báo 2020 quỹ BHXH sẽ không còn số dư và bắt đầu bị thâm hụt, thu không đủ chi dẫn đến tình trạng mất cân đối.

Với tốc độ điều chỉnh tăng chi BHXH gắn với tiền lương như hiện nay, nếu như không có những thay đổi về chế độ thu, chi BHXH hợp lý và đầu tư bảo toàn, tăng trưởng quỹ có hiệu quả cao thì khoảng năm 2030 quỹ BHXH sẽ mất cân đối trầm trọng [43].

Việc chi trả các chế độ BHXH phải đảm bảo quyền lợi của người lao động tương ứng với nghĩa vụ đóng góp, nghĩa là có đóng thì mới có hưởng, không đóng không hưởng. Do hoạt động BHXH không mang tính kinh doanh kiếm lời mà mang tính tương hỗ nên việc đảm bảo nguyên tắc số đông bù số ít cũng rất quan trọng. Đồng thời quản lý quỹ BHXH phải tuân thủ chế độ thống kê, kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Có như vậy, tính đồng bộ trong nền kinh tế mới được thực hiện để tính toán một số chỉ tiêu khác có liên quan (GDP, giá thành) một cách chính xác.

1.6.1.3 Quản lý quỹ BHXH

Trong hoạt động quản lý thực hiện chính sách BHXH có hai nhóm đối tượng mà BHXH quản lý gồm:

- Nhóm đối tượng tham gia BHXH bao gồm các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, gọi chung là NSDLĐ và NLĐ phải có trách nhiệm đóng BHXH trên cơ sở quỹ lương của doanh nghiệp, tổ chức và tiền lương tiền công của NLĐ.

- Nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH gồm NLĐ và gia đình họ. BHXH phải có đầy đủ thông tin về NLĐ khi thụ hưởng để chi đúng, chi đủ cho đối tượng và hạn chế lạm dụng BHXH.

Quản lý quỹ về thực chất, chủ yếu là quản lý công tác thu - chi BHXH, nhằm đảm bảo cho quỹ được an toàn và đảm bảo thu đúng, chi đủ cho đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH. Hạn chế tối đa sự thất thoát quỹ BHXH. Ngoài ra, còn bao gồm xây dựng chiến lược tăng trưởng quỹ thông qua các hoạt động đầu tư; tham gia vào thị trường tài chính quốc gia.

Ở Việt Nam, Chính phủ quy định: Quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ trong các trường hợp quỹ mất cân đối. Quỹ BHXH sử dụng để chi trả các chế độ BHXH, chi các hoạt động sự nghiệp BHXH (chi lương và các khoản chi hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành BHXH). Quỹ BHXH nước ta được thiết kế theo mô hình tồn tích cân đối dài hạn trong nhiều năm và có tính chuyển dịch thu nhập (phân phối lại) giữa mọi người tham gia BHXH và qua mọi thế hệ. Do vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, quỹ BHXH vẫn phải bảo đảm đủ nguồn lực tài chính để chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ BHXH cho người được thụ hưởng.

1.6.2 Tổ chức và quản lý thu BHXH

Thực hiện Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ tháng 1/2007, các Nghị định của Chính phủ và các văn bản dưới Luật, ngành BHXH hiện nay đang thực hiện các loại hình thu như sau:

- Thu BHXH bắt buộc: gồm thu BHXH gắn liền với BHYT bắt buộc. - Thu BHYT tự nguyện

- Thu BHXH tự nguyện, bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2008 - Thu BH thất nghiệp, bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2009.

Trong phạm vi Luận văn này chỉ đi sâu phân tích về thu BHXH bắt buộc.

1.6.2.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH (theo điều 2 luật BHXH )

Quy định đối tượng tham gia BHXH là NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước trong một số trường hợp. Hiện nay đối tượng tham gia BHXH đang áp dụng với NLĐ trong mọi thành phần kinh tế được quy định tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2003 và Điều 2 chương 1 Luật BHXH được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006, và các văn bản hướng dẫn thi hành của các Bộ Ngành có liên quan và BHXH Việt Nam.

a) Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

b) Cán bộ công chức, viên chức.

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an.

d) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội, nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.

đ) Hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn.

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc..

2- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

3- Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4, điều 2 luật BHXH.

4- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 điều 2 luật BHXH.

tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 điều 2 luật BHXH.

6- Cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến BHXH

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia BHXH tự nguyện sau đây gọi chung là NLĐ.

Mối quan hệ ràng buộc trong BHXH, ngoài NLĐ còn có NSDLĐ và cơ quan BHXH, dưới sự bảo trợ của Nhà nước. NSDLĐ đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họ để bảo hiểm cho NLĐ mà họ sử dụng. Còn cơ quan BHXH nhận sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc về BHXH đối với NLĐ. Mối quan hệ ràng buộc này chính là đặc trưng riêng có của BHXH. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của BHXH.

1.6.2.2 Tổ chức thực hiện thu BHXH

Theo Điều 8 Luật BHXH, hệ thống BHXH được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự quản lý Nhà nước của Bộ LĐ TB & XH và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.Về mặt tổ chức, BHXH Việt Nam được hình thành theo một hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương

Một phần của tài liệu phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thu - chi bhxh tại cơ quan bhxh thành phố hà nội (Trang 31 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w