b. Quỹ lương trích nộp BHXH
3.2.1 Giải pháp 1: Tăng cường quản lý công tác thu và phát triển nguồn thu BHXH
nguồn thu BHXH
Quản lý hoạt động thu chi quỹ BHXH là thiết lập một nền tài chính BHXH lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo an toàn quỹ BHXH, không để thất thoát, không bị lãng phí; quản lý chặt chẽ việc thu chi quỹ, tăng cường các biện pháp đầu tư tăng trưởng quỹ theo quy định của pháp luật là một trong những nhân tố quyết định đến sự ổn định vững chắc quỹ BHXH.
Thu BHXH từ ba nguồn: bắt buộc, tự nguyện và thất nghiệp có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành và tồn tại quỹ BHXH. Thu BHXH nhiều hay ít, kịp thời hay không có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề cân đối quỹ BHXH.
Để tăng nguồn thu, nâng cao hiệu quả hoạt động thu BHXH trên địa bàn Hà Nội cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
1- Thiết lập các tổ chức tư vấn về BHXH
Qua kinh nghiệm cho thấy, để mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH, nâng cao hơn nhận thức pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về trích nộp BHXH, cần thiết tồn tại hệ thống các tổ chức tư vấn về BHXH. Ở nhiều nước trên thế giới, hệ thống tư vấn về BHXH rất phát triển. Ví dụ, ở Cộng hòa Liên bang Đức, mạng lưới tư vấn về BHXH hoạt động rộng khắp cả nước với trên 20.000 nhân viên tư vấn. [42]. Ở Việt Nam, tư vấn về BHXH mới đang thực hiện ở một số ít Công ty tư vấn luật. Hiện tại chưa có cơ quan tư vấn riêng về BHXH nên hoạt động này còn mang tính tự phát, hiệu quả đem lại cho người lao động còn thấp.
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội cần phối hợp với các Văn phòng Luật sư tổ chức dịch vụ này, nhằm nâng cao hơn hiểu biết của công đồng về BHXH, tạo tiền đề cần thiết cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong các thành phần kinh tế. Trước mắt, cần biên soạn các tài liệu cần thiết cho công tác tư vấn để cung cấp miễn phí cho các Công ty tư vấn luật, Văn
phòng luật sư. Xây dựng các mối quan hệ giữa các đơn vị này và cơ quan BHXH thông qua hợp đồng tư vấn. Tổ chức trao đổi thông tin mới cập nhật về BHXH cũng như các chính sách khác có liên quan.
Cần thí điểm thành lập một số văn phòng tư vấn của ngành BHXH theo hình thức hạch toán tự trang trải. Kết hợp chặt chẽ với việc tư vấn về BHYT. Tiến tới phát triển các dịch vụ tư vấn chuyên ngành. Đây là một loại hình dịch vụ mới bổ sung cho các hoạt động về thông tin tuyên truyền của ngành BHXH.
2- Quản lý về số lượng đơn vị SDLĐ và NLĐ trên địa bàn
- Thống kê chính xác số lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế, cơ cấu lao động trong các ngành nghề.
- Xây dựng chương trình phối hợp với các ngành chức năng như Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Lao động thương binh xã hội, Sở Nội vụ, Liên đoàn Lao động Thành phố... để nắm bắt thông tin về các đơn vị, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, sử dụng lao động, làm cơ sở cho việc khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát các đơn vị về sử dụng lao động, về việc chấp hành Bộ luật lao động. Thực hiện Quyết định số 02/2006/QĐ- BLĐTBXH về sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động.
- Tiến hành phân loại doanh nghiệp về quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh, số lao động và hình thức ký kết hợp đồng lao động. Trên cơ sở đó kiến nghị với các cấp có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị thực hiên nghiêm túc chính sách BHXH cho NLĐ theo đúng quy định.
- Phân công cán bộ chuyên quản trực tiếp đối với từng đơn vị SDLĐ, nắm chắc tình hình quản lý lao động, tình hình biến động lao động và mức lương của từng lao động; có như vậy mới quản lý được quỹ lương đóng BHXH. Cán bộ chuyên quản phải thường xuyên bám sát các đơn vị SDLĐ để
đôn đốc tiến độ thực hiện thu nộp BHXH, đối chiếu kịp thời làm cơ sở giải quyết chế độ BHXH cho người lao động tại đơn vị.
- Xây dựng chương trình phần mềm quản lý lao động theo cơ cấu ngành trong toàn Thành phố.
3. Quản lý quỹ lương trích nộp BHXH
Chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, điều này càng đặc biệt đúng với trường hợp của Việt Nam, bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng và hưởng BHXH của chúng ta hiện nay là phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Như vậy khi Nhà nước nâng lương tối thiểu lên điều đó cũng đồng nghĩa với việc mức đóng BHXH cũng tăng lên và đương nhiên số thu BHXH cũng tăng lên. Chẳng hạn ở Việt Nam từ năm 1996 đến nay chúng ta đã thực hiện 9 lần điều chỉnh tăng lương tối thiểu (đang dự kiến điều chỉnh tăng tiếp lần thứ 10 vào tháng 5/2010 và mức lương tối thiểu hiện nay (650.000đ/tháng) đã gấp 5,4 lần mức lương tối thiểu năm 1996. Thêm vào đó đối với các lao động đóng BHXH theo thang bảng lương Nhà nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lương, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh lại thang bảng lương (như đã tiến hành vào tháng 10/2004) thì mức đóng BHXH cũng tăng lên đáng kể.
Có sự chênh lệch rất lớn về mức lương tối thiểu giữa các khối hành chính sự nghiệp với khối sản xuất kinh doanh, giữa khu vực nhà nước, ngoài nhà nước với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc điều chỉnh luơng tối thiểu của Nhà nước là biện pháp để điều chỉnh, giảm bớt sự chênh lệch này, góp phần tạo nên công bằng xã hội.
Phân tích mức lương bình quân của từng khối loại hình cho thấy nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng thang lương, bảng lương cho NLĐ. Có nhiều trường hợp NLĐ trong các doanh nghiệp chưa được nâng lương theo quy định, tạo ra bất hợp lý trong vấn đề hưởng chính sách BHXH đối với các ngành nghề khác nhau.
Việc tính toán xác định quỹ lương của từng đơn vị SDLĐ được cán bộ BHXH thực hiện hàng tháng. Từ đó phát hiện ra những sai sót trong việc kê khai mức lương đóng BHXH của đơn vị SDLĐ để kịp thời điều chỉnh.
4. Quản lý thu BHXH
Tình trạng trốn nợ, chiếm dụng BHXH trong các doanh nghiệp đã đến mức báo động và trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tranh chấp và khiếu kiện giữa người lao động và chủ SDLĐ. Việc không tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động không những gây thất thu cho ngành BHXH mà quan trọng hơn, là quyền lợi hợp pháp của người lao động bị xâm hại, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào chế độ xã hội.
Theo số liệu của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội thì hiện nay có khoảng trên 40% số người lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH không được tham gia. Ngay cả trong số đối tượng được tham gia BHXH thì không phải ai cũng được doanh nghiệp SDLĐ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp, như kê khai mức lương thấp hơn thực tế, không tăng lương,... [35].
Để quản lý nguồn thu có hiệu quả, yêu cầu phải thực hiện đồng bộ các nội dung sau:
- Thực hiện nghiêm Luật BHXH đã được ban hành. Theo đó, sẽ hạn chế tình trạng ký hợp đồng lao động ngắn hạn của các doanh nghiệp để trốn đóng BHXH bằng cách chỉ cho phép doanh nghiệp ký HĐLĐ xác định thời hạn đến lần thứ 2, sau đó phải chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn.
- Phải đưa vào HĐLĐ các điều khoản về BHXH một cách rõ ràng để người lao động ý thức được trách nhiệm của mình và doanh nghiệp trong việc tham gia BHXH.
- Xử phạt nghiêm minh, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với lãnh đạo các doanh nghiệp cố tình trốn, nợ và chiếm dụng tiền BHXH của
người lao động. Phối hợp với ngân hàng trích tiền BHXH và lãi của số tiền này từ tài khoản của doanh nghiệp hoặc phong tỏa tài khoản đến khi doanh nghiệp nộp đủ tiền.
- Cần có hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH, đồng thời quán triệt sâu sắc cho cán bộ công chức trong ngành về Luật BHXH.
- Cần phân tách cụ thể cấp, ngành quản lý các doanh nghiệp về nơi SXKD và số lượng lao động sử dụng, HĐLĐ, thang lương, bảng lương. Đây chính là 2 yếu tố cơ bản để có cơ sở khai thác, phát triển BHXH đến người lao động và kiểm tra việc thực hiện BHXH đối với người lao động.
- Công đoàn cơ sở nên đứng ra hợp tác với ngành BHXH để thực hiện thu tiền đóng góp BHXH của người lao động. Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phải có sự giám sát chặt chẽ trong việc hình thành và hoạt động của các công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trốn, nợ BHXH để công đoàn thực sự trở thành tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.
- Xây dựng chương trình kế hoạch tuyên truyền, đặc biệt là phối hợp với các cơ quan báo, đài phát thanh, truyền hình để thông tin tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên đến người lao động và chủ SDLĐ về chính sách, chế độ BHXH. Mở các chuyên mục hay thực hiện các phóng sự, tổ chức các diễn đàn, hội thảo về BHXH. Có thể lập đường dây nóng, đối thoại trực tiếp về chính sách, chế độ BHXH; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin công khai những đơn vị trốn, nợ BHXH
5. Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính
Nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH không những làm cho người lao động đang tham gia được hưởng lợi ích tối đa về BHXH, mà còn tác động tích cực đến việc phát triển, mở rộng đối tượng mới tham gia BHXH.
Cần cải tiến, hợp lý hóa quy trình tiếp nhận hồ sơ tham gia BHXH theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian chờ đợi, giảm phiền hà cho đối tượng. Giải pháp ở đây là: một mặt, cần tăng cường công tác quản lý giáo dục cán bộ; mặt khác, phải sớm xây dựng được quy trình quản lý thống nhất, khoa học theo hướng cải cách “cơ chế một cửa”.
Để phục vụ cho việc theo dõi chi tiết mức lương, thời gian đóng BHXH của từng người lao động, Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hà Nội đang thực hiện phần mềm quản lý thu do BHXH Việt Nam xây dựng, được sử dụng thống nhất trên toàn quốc. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu đã tạo nhiều thuận lợi cho cán bộ thu BHXH, giảm bớt được nhiều thời gian trong việc kiểm tra, đối chiếu báo biểu của đơn vị. Tuy nhiên, hiện tại, phần mềm này cũng còn nhiều bất cập, sai sót cần nhanh chóng và kịp thời chỉnh sửa, hoàn thiện để công tác quản lý thu đạt hiệu quả cao hơn.
6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đóng BHXH
Công tác kiểm tra là biện pháp nhằm tăng cường pháp chế trong hoạt động BHXH, đảm bảo mọi NLĐ đều được tham gia BHXH, đảm bảo mọi NLĐ đều được tham gia BHXH theo đúng quy định hiện hành. Qua công tác kiểm tra để phát hiện những vi phạm trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH, nộp chậm hoặc không nộp BHXH cho NLĐ của NSDLĐ, qua đó có biện pháp xử lý kịp thời buộc họ phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách BHXH.
Các hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong Luật BHXH như sau: + Không đóng, đóng không đúng thời gian quy định, không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH.
+ Sử dụng tiền đóng và quỹ BHXH trái quy định của pháp luật, báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu tiền đóng và quỹ BHXH.
+ Gian lận, giả mạo hồ sơ, cấp giấy chứng nhận, giám định sai. Về xử lý vi phạm được quy định tại Điều 138 của Luật BHXH.
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội cần phối hợp với các cơ quan chức năng như Sở LĐTBXH, Liên đoàn lao động và các tổ chức công đoàn cơ sở tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành thường xuyên về việc thực hiện pháp luật lao động và Luật BHXH tại các ĐV SDLĐ.
Đối với đơn vị chây ỳ nợ đọng BHXH, cơ quan BHXH làm các văn bản gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt, đồng thời tính lãi số tiền chậm nộp để khấu trừ theo quy định.
7. Thực hiện khen thưởng, động viên đối với đơn vị SDLĐ
Đối với những đơn vị SDLĐ làm tốt công tác thu BHXH, cần có chế độ khen thưởng, động viên khuyến khích kịp thời, nhất là với những cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH tại đơn vị. Những sự động viên nho nhỏ về vật chất nhưng có ý nghĩa to lớn về tinh thần, giúp cho quan hệ giữa cơ quan BHXH và đơn vị khăng khít hơn tạo nên sự đồng thuận, phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo nguồn thu, giải quyết quyền lợi chính đáng cho NLĐ và đạt được hiệu quả cao trong thực hiện chính sách BHXH.