Cân đối thu chi quỹ BHXH

Một phần của tài liệu phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thu - chi bhxh tại cơ quan bhxh thành phố hà nội (Trang 85 - 90)

b. Quỹ lương trích nộp BHXH

2.3.3 Cân đối thu chi quỹ BHXH

Quỹ BHXH thực chất là quỹ tài chính dự phòng để thực hiện chính sách xã hội có chức năng phân phối lại thu nhập do Nhà nước quản lý. Do vậy quỹ BHXH phải được cân đối ổn định lâu dài để vừa đảm bảo việc trợ cấp được ổn định vừa đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội, không gây những sức ép nặng nề về mặt tài chính có thể dẫn đến khủng hoảng về chính sách BHXH. Cân đối thu - chi BHXH về hình thức là cân đối quỹ BHXH, nó phản ánh nguồn lực tài chính có thể chi phối trực tiếp và thể hiện sự cân đối tài chính trong phạm vi một quỹ. Tuy nhiên, do phân cấp quản lý, hàng năm, BHXH Thành phố Hà Nội không thực hiện cân đối thu chi, mà chỉ căn cứ số thu, chi trong năm để làm cơ sở lập dự toán cho kỳ sau.

Có thể khái quát tổng số thu, chi BHXH tại BHXH Thành phố Hà Nội như sau:

- Tổng thu BHXH = Thu NLĐ + Thu NSDLĐ. - Tổng chi BHXH = Chi các chế độ BHXH

Ta xem xét sự phát triển của số thu và chi BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2004-2008 qua bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9: Kết quả thu, chi BHXH giai đoạn 2004-2008

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Công tác thu 1,3 35,354 1,662,84 8 2,12 1,095 2,68 6,945 4, 183,112 Công tác chi 2,1 84,381 2,715,20 7 3,86 1,628 5,16 5,237 8, 294,573

Chênh lệch thu -chi -849,027 -1,052,359 -1,740,533 -2,478,292 -4,111,461

Tỷ lệ thu/chi (%) 61.13 61.2 4 54.93 5 2.02 50.43 Nguồn: BHXH thành phố Hà Nội[28, 29]

Cùng với sự phát triển tăng đối tượng tham gia BHXH và chính sách điều chỉnh tăng tiền lương của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nguồn thu quỹ BHXH ngày càng tăng nhiều qua các năm, nhưng số tăng thu không bù đủ số chi, bảng số liệu phản ánh chi BHXH hàng năm đều lớn hơn mức thu BHXH hàng năm, tình trạng quỹ BHXH mất cân đối liên tục, năm sau cao hơn năm trước: năm 2004 phải bù chi 849.027 triệu đồng, số thu bằng 61,13% số chi; tới năm 2008 phải bù chi 4.111.461 triệu đồng, số thu chỉ còn bằng 50,43% số chi. Chênh lệch thu - chi hàng năm tại BHXH Thành phố Hà Nội được hỗ trợ từ Quỹ BHXH và NSNN. Kết quả thu - chi BHXH ở Hà Nội giai đoạn 2004- 2008 được cụ thể hoá bằng mô hình sau (hình 2.6):

Hình 2.6: Số thu, chi BHXH hàng năm từ 2004 - 2008

Biểu đồ cho thấy dòng chi hàng năm luôn nằm trên dòng thu chứng tỏ ở BHXH Thành phố Hà Nội mức chi BHXH hàng năm luôn lớn hơn mức thu BHXH. Trong những năm gần đây số bù chi ngày một lớn mạnh đang tạo ra gánh nặng cho quỹ BHXH, Nhà nước cũng luôn luôn phải hỗ trợ.

Đối với BHXH Thành phố Hà Nội cần thiết có giải pháp để tăng nguồn thu và chi hợp lý, sao cho giảm dần sự hỗ trợ hàng năm của Nhà nước.

Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH do các nguyên nhân chủ yếu sau :

Thứ nhất, theo quy định về BHXH, kinh phí chi trả cho người nghỉ hưu, nghỉ MSLĐ và tiền tuất từ trước 01/01/1995 do NSNN bảo đảm, còn quỹ BHXH phải chi trả lương hưu, tử tuất và các loại trợ cấp BHXH cho các đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH từ ngày 01/01/1995 trở về sau. Như vậy, theo nguyên tắc thì sau 15 năm kể từ năm 1995 mới có đối tượng hưởng chế độ hưu trí và tử tuất đầu tiên, nhưng trên thực tế, ngay sau khi tách ra khỏi NSNN, quỹ BHXH đã phải chi trả chế độ hưu và tiền tuất, số tiền chi và đối tượng hưởng trợ cấp ngày càng tăng cao. Đồng thời, số CBCCVC khối Nhà nước đã tham gia BHXH theo cơ chế cũ được 14 năm, hiện tại vẫn phải dùng quỹ

BHXH để chi trả mà lẽ trách nhiệm đó thuộc về NSNN, nhưng thực tế Nhà nước chưa có nguồn bổ sung, ước tính số tiền này vài chục ngàn tỷ đồng.

Thứ hai, chính sách BHXH được thực hiện trên nguyên tắc có đóng có hưởng. Việc quy định NSDLĐ đóng bằng 15% quỹ tiền lương/ NLĐ thì sau 30 năm làm việc sẽ được hưởng 75% mức lương bình quân của 5 năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu, nếu xét về khía cạnh kinh tế là chưa phù hợp. Bởi nếu một NLĐ đóng BHXH trong suốt 30 năm thì số tiền đóng góp của ngưòi đó kể cả ước tính tăng trưởng là 6%/ năm, cũng chỉ đủ chi lương hưu cho bản thân người đó được khoảng 6 đến 8 năm. Trong khi đó, bình quân số năm hưởng lương hưu khoảng 15 năm. Đồng thời, NLĐ chỉ đóng 5% tiền lương hàng tháng, được hưởng 6 chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, hưu trí, tử tuất, nghỉ dưỡng sức. Như vậy, có thể thấy NLĐ hưởng gấp rất nhiều lần so với mức đóng.

Thứ ba, ảnh hưởng lớn của một số chính sách điều hành vĩ mô của Nhà nước như thực hiện giảm tuổi nghỉ hưu; tinh giảm biên chế khu vực HCSN, sắp xếp lại DNNN, cho phép NLĐ có đủ một số điều kiện được giảm 5 tuổi nhưng vẫn được hưởng chế độ hưu trí làm giảm trực tiếp nguồn thu và tăng nguồn chi từ quỹ. Theo tính toán của cơ quan BHXH, mặc dù Nhà nước đã quy định tuổi nghỉ hưu của nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi nhưng kể từ năm 1995 đến nay thực tế tuổi bình quân nghỉ hưu là 51,5 tuổi, giảm 6 năm so với dự kiến. Như vậy, theo tính toán mỗi năm NLĐ nghỉ sớm mất khoảng 10 triệu và 6 năm là 60 triệu, giả sử một triệu người nghỉ sớm thì đó là một con số rất lớn.

Thứ tư, số người hưởng trợ cấp BHXH tăng nhanh, làm cho tỷ lệ phụ thuộc tăng lên (số người hưởng BHXH/ số người đang tham gia BHXH). Bên cạnh đó, Nhà nước điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu, nên mức lương hưu tăng lên. tác động ảnh hưởng không nhỏ đến quỹ BHXH, nhất là do thời điểm thu và chi không trùng nhau, nhiều NLĐ khi còn công tác đóng BHXH theo

mức lương tối thiểu thấp là 120.000đ cho phần lớn thời gian; khi chi trả lại căn cứ vào tiền lương tối thiểu tại thời điểm nghỉ hưu là 450.000đ và 540.000đ, tới nay đã tăng lên 650.000đ, số tiền chênh lệch này là quá lớn. Nhưng quỹ BHXH vẫn phải thực hiện chi trả để đảm bảo chính sách xã hội.

Thứ năm, các hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH chưa được đầu tư vào những dự án mang lại hiệu quả cao, ít rủi ro, mà chủ yếu cho NSNN vay hoặc mua công trái, trái phiếu nên lãi thu về không nhiều. Hơn nữa cơ cấu không hợp lý của các khoản chi BHXH, hay cơ chế quản lý tài chính kém hiệu quả cũng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới sự mất cân đối quỹ BHXH.

Tỷ trọng kinh phí do quỹ BHXH chi trả so với tổng số quỹ thu BHXH hàng năm ngày càng tăng, với tỷ trọng thu - chi BHXH như hiện tại sẽ sớm dẫn đến khả năng nguồn thu không bù đủ nguồn chi và đần dần sẽ mất cân đối thu chi vào các năm sau. Chính vì vậy, nguy cơ mất cân đối quỹ là rất lớn.

Chính vì vậy, để tạo lập quỹ BHXH an toàn, cân đối và phát triển bền vững, đảm bảo nguồn chi trả trong tương lai. Điều cấp bách cần thiết để đảm bảo cân đối thu - chi quỹ BHXH là: tăng thu, mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHXH; tăng cường công tác quản lý các hoạt động thu - chi quỹ BHXH nhằm mục tiêu chi đúng chính sách, đúng đối tượng; triệt để tận dụng các nguồn tạm thời nhàn rỗi đưa vào hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ.

Qua phân tích thực trạng thu - chi BHXH cho thấy quỹ BHXH đang đứng trước nguy cơ bị mất cân đối, tình trạng bội chi trong chi trả các chế độ BHXH dài hạn (hưu trí, tử tuất) khiến nguy cơ thu không đủ bù chi, thậm chí mất khả năng chi trả trong tương lai. Do đó, nếu chúng ta không kịp thời nghiên cứu điều chỉnh chính sách và giải pháp mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHXH, tăng cường nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu - chi thì quỹ BHXH sẽ mất cân đối vào năm 2030. Nếu điều này xảy ra, thì có thể hiểu

một cách đơn giản có thể những người nghỉ hưu sẽ không có lương hưu, mặc dù bây giờ họ vẫn đang phải đóng BHXH. Việc phát triển nhanh đối tượng tham gia BHXH thuộc diện bắt buộc, mở rộng phạm vi và điều kiện tham gia BHXH, tích cực vận động và thu hút NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, đẩy nhanh thực hiện bảo hiểm thất nghiệp chính là các các yếu tố căn bản để quỹ BHXH cân đối và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thu - chi bhxh tại cơ quan bhxh thành phố hà nội (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w