b. Quỹ lương trích nộp BHXH
3.2.4.3 Thực hiện các mối quan hệ phối hợp
Trong hoạt động thu, chi BHXH ở Hà Nội cần thiết phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa BHXH cấp trung ương với địa phương, giữa BHXH với các cơ quan chức năng, các Sở, ban, Ngành để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mối quan hệ đó được thể hiện trên các mặt sau:
- Với BHXH Việt Nam:
Cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Kịp thời xử lý các vướng mắc ở địa phương; giúp đỡ địa phương trong công tác đào tạo, đào tạo lại về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC.
- Với Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố:
Chỉ đạo sự phối hợp giữa BHXH Thành phố với các Sở, Ban ngành của Thành phố để đôn đốc, nhắc nhỏ, thanh tra, kiểm tra việc đăng ký tham gia BHXH, trích nộp BHXH, giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động của các đơn vị, nhất là các doanh nghiệp NQD. Chỉ đạo cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các cấp trong việc phối hợp với cơ quan BHXH trên địa bàn quản lý đối tượng thụ hưởng và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH đảm bảo chi đúng, chi đủ, an toàn. Cấp đất hoặc bố trí nơi làm việc đủ diện tích, tạo điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ cho người tham gia và thụ hưởng BHXH được nhanh chóng, thuận tiện.
- Với các Sở, Ban, ngành trong Thành phố:
+ Phối hợp với Sở LĐTBXH, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Thương mại để nắm được số lao động, số đơn vị được cấp phép kinh doanh, trên cơ sở đó yêu
cầu các đơn vị SDLĐ tham gia BHXH cho người lao động.
+ Phối hợp với Liên đoàn Lao động Thành phố, Sở giáo dục đào tạo, Ban cán sự Đảng các trường Đại học... để tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHXH, BHYT. Từ đó hiểu được nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của mình và tự giác tham gia BHXH, BHYT.
+ Phối hợp với Thanh tra lao động, Thanh tra nhà nước, kiểm tra Liên đoàn lao động trong việc thực hiện Bộ Luật lao động, Luật BHXH và xử lý các vi phạm của các đơn vị SDLĐ.
+ Với các đơn vị SDLĐ:
Tạo mối quan hệ gắn bó giữa cơ quan BHXH và đơn vị SDLĐ vì quyền lợi người lao động, vì lợi ích cả đôi bên.
Lực lượng làm cán bộ làm công tác BHXH trong các doanh nghiệp nói chung vẫn còn yếu và thiếu, việc tổ chức huấn luyện, đào tạo lại chưa triển khai được thường xuyên, việc tự nghiên cứu văn bản, chế độ chính sách còn hạn chế. Công việc còn ôm đồm, một người phải làm nhiều việc. Do đó, cần tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn thường xuyên về nghiệp vụ BHXH nhất là phổ biến và hướng dẫn chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của NLĐ, đồng thời hướng dẫn quy trình tập hợp chứng từ, lập các biểu mẫu thu BHXH, giải quyết những vướng mắc của đơn vị trong quá trình lập danh sách quản lý đối tượng, quỹ lương tham gia BHXH.