Chi phí cho bộ máy quản lý BHXH (chiếm tỷ trọng nhỏ)

Một phần của tài liệu phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thu - chi bhxh tại cơ quan bhxh thành phố hà nội (Trang 35 - 139)

c. Chi đầu tư cho tăng trưởng quỹ

Trong 3 nội dung chi nêu trên thì nội dung chi trả trợ cấp BHXH là lớn nhất và quan trọng nhất. Khoản chi này được thực hiện theo luật định và phụ thuộc vào phạm vi trợ cấp nó gắn liền với nội dung kinh tế - xã hội của từng chế độ.

Để quỹ BHXH tồn tại và hoạt động độc lập, về nguyên tắc quỹ phải được cân đối, nghĩa là các khoản thu BHXH ít nhất phải đáp ứng được nhu cầu chi trả cho các chế độ BHXH và chi quản lý bộ máy. Cân đối quỹ BHXH được hiểu là mối quan hệ tương đương về lượng và sự bằng nhau giữa hai đại lượng thu và chi, ngoài ra cân đối quỹ còn thể hiện ở việc bố trí cơ cấu và quan hệ số lượng giữa các yếu tố thu và chi. Cân đối quỹ BHXH về hình thức là cân đối giữa thu và chi. Theo tính toán của một số chuyên gia tài chính bảo hiểm và kết quả dự báo cân đối quỹ hưu trí, tử tuất theo phương pháp tổng chung (thu của người đang làm việc trả cho người về hưu), đến năm 2010 nguồn NSNN sẽ giảm dần, quỹ BHXH phải chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH ngày càng tăng và dự báo 2020 quỹ BHXH sẽ không còn số dư và bắt đầu bị thâm hụt, thu không đủ chi dẫn đến tình trạng mất cân đối.

Với tốc độ điều chỉnh tăng chi BHXH gắn với tiền lương như hiện nay, nếu như không có những thay đổi về chế độ thu, chi BHXH hợp lý và đầu tư bảo toàn, tăng trưởng quỹ có hiệu quả cao thì khoảng năm 2030 quỹ BHXH sẽ mất cân đối trầm trọng [43].

Việc chi trả các chế độ BHXH phải đảm bảo quyền lợi của người lao động tương ứng với nghĩa vụ đóng góp, nghĩa là có đóng thì mới có hưởng, không đóng không hưởng. Do hoạt động BHXH không mang tính kinh doanh kiếm lời mà mang tính tương hỗ nên việc đảm bảo nguyên tắc số đông bù số ít cũng rất quan trọng. Đồng thời quản lý quỹ BHXH phải tuân thủ chế độ thống kê, kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Có như vậy, tính đồng bộ trong nền kinh tế mới được thực hiện để tính toán một số chỉ tiêu khác có liên quan (GDP, giá thành) một cách chính xác.

1.6.1.3 Quản lý quỹ BHXH

Trong hoạt động quản lý thực hiện chính sách BHXH có hai nhóm đối tượng mà BHXH quản lý gồm:

- Nhóm đối tượng tham gia BHXH bao gồm các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, gọi chung là NSDLĐ và NLĐ phải có trách nhiệm đóng BHXH trên cơ sở quỹ lương của doanh nghiệp, tổ chức và tiền lương tiền công của NLĐ.

- Nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH gồm NLĐ và gia đình họ. BHXH phải có đầy đủ thông tin về NLĐ khi thụ hưởng để chi đúng, chi đủ cho đối tượng và hạn chế lạm dụng BHXH.

Quản lý quỹ về thực chất, chủ yếu là quản lý công tác thu - chi BHXH, nhằm đảm bảo cho quỹ được an toàn và đảm bảo thu đúng, chi đủ cho đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH. Hạn chế tối đa sự thất thoát quỹ BHXH. Ngoài ra, còn bao gồm xây dựng chiến lược tăng trưởng quỹ thông qua các hoạt động đầu tư; tham gia vào thị trường tài chính quốc gia.

Ở Việt Nam, Chính phủ quy định: Quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ trong các trường hợp quỹ mất cân đối. Quỹ BHXH sử dụng để chi trả các chế độ BHXH, chi các hoạt động sự nghiệp BHXH (chi lương và các khoản chi hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành BHXH). Quỹ BHXH nước ta được thiết kế theo mô hình tồn tích cân đối dài hạn trong nhiều năm và có tính chuyển dịch thu nhập (phân phối lại) giữa mọi người tham gia BHXH và qua mọi thế hệ. Do vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, quỹ BHXH vẫn phải bảo đảm đủ nguồn lực tài chính để chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ BHXH cho người được thụ hưởng.

1.6.2 Tổ chức và quản lý thu BHXH

Thực hiện Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ tháng 1/2007, các Nghị định của Chính phủ và các văn bản dưới Luật, ngành BHXH hiện nay đang thực hiện các loại hình thu như sau:

- Thu BHXH bắt buộc: gồm thu BHXH gắn liền với BHYT bắt buộc. - Thu BHYT tự nguyện

- Thu BHXH tự nguyện, bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2008 - Thu BH thất nghiệp, bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2009.

Trong phạm vi Luận văn này chỉ đi sâu phân tích về thu BHXH bắt buộc.

1.6.2.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH (theo điều 2 luật BHXH )

Quy định đối tượng tham gia BHXH là NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước trong một số trường hợp. Hiện nay đối tượng tham gia BHXH đang áp dụng với NLĐ trong mọi thành phần kinh tế được quy định tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2003 và Điều 2 chương 1 Luật BHXH được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006, và các văn bản hướng dẫn thi hành của các Bộ Ngành có liên quan và BHXH Việt Nam.

a) Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

b) Cán bộ công chức, viên chức.

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an.

d) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội, nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.

đ) Hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn.

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc..

2- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

3- Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4, điều 2 luật BHXH.

4- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 điều 2 luật BHXH.

tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 điều 2 luật BHXH.

6- Cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến BHXH

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia BHXH tự nguyện sau đây gọi chung là NLĐ.

Mối quan hệ ràng buộc trong BHXH, ngoài NLĐ còn có NSDLĐ và cơ quan BHXH, dưới sự bảo trợ của Nhà nước. NSDLĐ đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họ để bảo hiểm cho NLĐ mà họ sử dụng. Còn cơ quan BHXH nhận sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc về BHXH đối với NLĐ. Mối quan hệ ràng buộc này chính là đặc trưng riêng có của BHXH. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của BHXH.

1.6.2.2 Tổ chức thực hiện thu BHXH

Theo Điều 8 Luật BHXH, hệ thống BHXH được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự quản lý Nhà nước của Bộ LĐ TB & XH và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.Về mặt tổ chức, BHXH Việt Nam được hình thành theo một hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương và được chia thành ba cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh và thành phố, cấp quận huyện. BHXH Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Trên cơ sở pháp luật về BHXH, thông qua bộ máy của mình tiến hành

các nghiệp vụ thu BHXH các doanh nghiệp và NLĐ.Việc thu đúng, thu đủ, kịp thời BHXH là điều kiện cần thiết duy trì sự hoạt động của BHXH, bảo đảm triển khai các hoạt động chi trả cho người thụ hưởng và các hoạt động nghiệp vụ khác.

1.6.2.3 Quy trình thu BHXH

Quy trình quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc được thực hiện theo quyết định số 1333/QĐ-BHXH ngày 21/2/2008 và Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 của Tổng Giám đốc BHXHVN.

Quy định thời gian đóng BHXH: hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối tháng, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động nộp đủ số tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHXH. Nếu chậm nộp 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì đơn vị SDLĐ phải nộp 1 khoản lãi chậm nộp theo lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm do BHXH Việt Nam công bố. Khoản tiền lãi này được ưu tiên khấu trừ ngay khi đơn vị nộp tiền BHXH cho cơ quan BHXH [26].

BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là BHXH huyện) có trách nhiệm: hướng dẫn, tổ chức thu BHXH đúng kỳ, đủ số lượng, theo đúng quy định; cấp, đối chiếu và xác nhận trên sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH; quản lý chặt chẽ thời gian đóng, tình hình biến động tăng giảm số lao động, quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động, mức đóng của người lao động tham gia BHXH. Để quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH, cơ quan BHXH thực hiện việc cấp sổ BHXH và cập nhật các thông tin về đối tượng tham gia BHXH vào cơ sở dữ liệu theo chương trình phần mềm. Hiện nay cơ quan BHXH đã ứng dụng công nghệ tin học hiện đại để quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH.

Thực hiện nhiệm vụ của ngành BHXH, BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các quận, huyện, thị xã mở tài khoản chuyên thu BHXH tại hệ thống Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT. Định kỳ, cơ quan BHXH phải chuyển toàn bộ số tiền BHXH đã thu được về BHXH cấp trên, không được sử dụng tiền thu BHXH vào bất kỳ nội dung chi tiêu nào khác, không được áp dụng phương thức gán thu bù chi BHXH cho các đơn vị sử dụng lao động.

Tất cả các trường hợp thoái thu, truy thu BHXH liên quan đến tăng, giảm thời gian công tác cho người lao động, BHXH tỉnh chỉ được thực hiện sau khi

có sự chấp thuận bằng văn bản của BHXH Việt Nam.

BHXH các tỉnh, huyện có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê, báo cáo, thông tin đầy đủ về thu BHXH theo đúng quy định của Nhà nước và của BHXH Việt Nam.

1.6.2.4 Sự cần thiết và vai trò của việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH

Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH là vấn đề vô cùng cần thiết, xuất phát từ nguyên tắc đặc trưng cơ bản của BHXH là nguyên tắc chia sẻ rủi ro, lấy số đông bù số ít, vì vậy càng đông người tham gia thì khả năng chia sẻ này càng lớn, mức độ an toàn cho quỹ BHXH càng cao. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH không chỉ có ý nghĩa kinh tế (làm tăng trưởng nguồn quỹ, giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng chi trả và tạo sự an toàn cho quỹ) mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc.

Chăm sóc ngày càng tốt hơn đời sống của nhân dân nói chung và người lao động làm công ăn lương nói riêng là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới. Một nội dung quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động là việc thực hiện các chính sách BHXH. Việc thực hiện BHXH đến mọi người lao động trong các thành phần kinh tế tạo ra sự bình đẳng, cân bằng hơn về giá cả sức lao động, từ đó phát triển thị trường lao động, là cơ sở cho việc tăng nguồn thu BHXH, bảo đảm tăng cường nguồn lực tài chính cho BHXH.

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH làm cho đối tượng được bảo hiểm tăng lên, tạo điều kiện giảm chi tiêu của NSNN cho các đối tượng xã hội cần trợ giúp, từ đó tăng đầu tư cho phát triển kinh tế quốc dân, làm cho đời sống người dân được cải thiện, xã hội an sinh. Như vậy, mở rộng đối tượng tham gia BHXH ngoài việc tăng cường sự ổn định xã hội, còn góp phần tạo dựng môi trường kinh tế xã hội bình đẳng, lành mạnh cho sự phát triển bền vững.

1.6.3 Tổ chức và quản lý chi BHXH

một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Thu và chi BHXH tạo nên những khác biệt, những đặc thù riêng của ngành BHXH, một ngành dịch vụ công ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng trong xã hội. Chi BHXH là chi trợ cấp BHXH theo chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định.

1.6.3.1 Nội dung các chế độ BHXH

a. Trên thế giới

Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH. Các chế độ BHXH là hệ thống các quy định về mức hưởng của từng trường hợp, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời hạn hưởng cho NLĐ khi họ gặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi bảo hiểm, theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã nêu lên trong công ước 102 ngày25/6/1952 tại Giơnevơ:

1. Chăm sóc y tế. 2. Trợ cấp ốm đau. 3. Trợ cấp thất nghiệp 4. Trợ cấp tuổi già

5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 6. Trợ cấp gia đình

7. Trợ cấp sinh đẻ 8. Trợ cấp khi tàn phế.

9. Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH và được xây dựng dựa trên luật pháp của các nước. Tuy điều kiện kinh tế - xã hội mà mỗi nước tham gia Công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau. Nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ, trong đó: ít nhất phải có một trong năm chế độ (3); (4); (5); (8); (9). Mỗi chế độ trong hệ thống trên khi xây dựng đều dựa trên những cơ sở kinh tế - xã hội, tài chính thu nhập, tiền lương... Đồng thời, tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học, tuổi thọ bình quân của quốc gia, nhu cầu dinh dưỡng, xác

suất tử vong.

b. Ở Việt Nam

Theo quy định của Luật BHXH Việt Nam, BHXH bắt buộc bao gồm 5 chế độ sau đây:

1) Chế độ trợ cấp ốm đau 2) Chế độ trợ cấp thai sản

3) Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 4) Chế độ trợ cấp hưu trí

5) Chế độ tử tuất

Nội dung của các chế độ nêu trên được quy định thống nhất trong Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/ NĐ - CP, trong Luật BHXH. Mỗi chế độ được xây dựng đều căn cứ vào một loạt những cơ sở như: sinh học, kinh tế xã hội, điều kiện và môi trường lao động.

1.6.3.2 Đối tượng hưởng BHXH

Đối tượng hưởng các chế độ BHXH là bản thân người lao động, là những

Một phần của tài liệu phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thu - chi bhxh tại cơ quan bhxh thành phố hà nội (Trang 35 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w