Lựa chọn tổng thầu và nhà thầu EPC trong hoạt động xây dựng

Một phần của tài liệu pháp luật về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng (Trang 26 - 29)

1.2 Các trường hợp lựa chọn nhà thầu trong họat động xây dựng

1.2.3 Lựa chọn tổng thầu và nhà thầu EPC trong hoạt động xây dựng

Tuỳ theo quy mơ, tính chất, loại, cấp cơng trình và những điều kiện cụ thể của dự án đầu tư xây dựng cơng trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng cơng trình quyết định các hình thức lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng12.

Các hình thức tổng thầu trong xây dựng thể hiện tính đặc thù của ngành xây dựng mà các ngành khác khơng cĩ. Trong hoạt động, tiêu chí đầu tiên để đánh giá các tổng thầu là phạm vi thực hiện cơng việc và yêu cầu về năng lực thực hiện. Với tư cách là tổng thầu, khi tham gia đấu thầu là doanh nghiệp độc lập hoặc liên danh, tổng thầu phải chứng minh được năng lực, kinh nghiệm và các yêu cầu khác của gĩi thầu.

Tổng thầu thực hiện tồn bộ cơng việc thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi cơng xây dựng cơng trình. Nhà thầu thực hiện gĩi thầu này gọi là nhà thầu EPC. Hình thức hợp đồng này thường được áp dụng đối với gĩi thầu, cơng trình mà chủ đầu tư cĩ yêu cầu cao về thời gian hồn thành, khơng đủ điều kiện để giám sát chặt chẽ cơng việc từ thiết kế đến thi cơng của nhà thầu. Tồn bộ các cơng việc từ thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, thi cơng do nhà thầu chịu trách nhiệm. Theo tài liệu của hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC), hợp đồng EPC khơng thích hợp trong các trường hợp như khơng cĩ đủ thơng tin hoặc thời gian để các nhà thầu nghiên cứu kỹ lưỡng, kiểm tra lại các yêu cầu của chủ đầu tư để từ đĩ tiến hành thiết kế, nghiên cứu để xác định rủi ro. Tuy nhiên, những vấn đề đã được FIDIC khuyến cáo như vừa nêu đã khơng được chú trọng đúng mức khi sử dụng hợp đồng tổng

12

thầu EPC đối với một số dự án ở nước ta trong thời gian vừa qua13. Tại dự án thủy điện Sê San, Tuyên Quang việc chậm phê duyệt tổng dự tốn, việc thay đổi chấp nhận tỉ lệ khấu hao dây chuyền thiết bị thi cơng đập của nhà thầu, việc chủ đầu tư chỉ định nhà thầu cung cấp thiết bị nên tổng thầu EPC mất chủ động khi đảm bảo tính đồng bộ các chi tiết thiết bị, chậm tiến độ do cung cấp chậm… đã làm giảm hiệu qủa mong muốn khi lựa chọn tổng thầu EPC và trong chừng mực nào đĩ đã biến từ hợp đồng tổng thầu EPC dự định ban đầu thành một hợp đồng xây lắp thơng thường.

Trong thời gian gần đây, một số dự án đầu tư xây dựng được triển khai thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC để qua đĩ đưa cơng trình vào vận hành khai thác một cách đồng bộ, hồn chỉnh. Hình thức hợp đồng này đã được áp dụng cho tồn bộ dự án như: Nhiệt điện Uơng Bí, Nhiệt điện Phú Mỹ I, II; Thuỷ điện Nà Hang... hay áp dụng cho một số gĩi thầu của dự án như tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhiệt điện Phả Lại II... Hợp đồng EPC là một phương thức quản lý mới trong đầu tư xây dựng và cần được tiếp tục nghiên cứu một cách đầy đủ hơn để qua đĩ cĩ những đề xuất bổ sung về cơ chế chính sách áp dụng nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu mới nẩy sinh trong quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Thực tiễn cơng tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cho thấy cịn cĩ nhiều vấn đề liên quan đến việc áp dụng hình thức hợp đồng EPC cần được tiếp tục làm rõ như: Tại sao lại áp dụng hình thức hợp đồng EPC? điều kiện cần thiết để áp dụng hình thức này là gì? và việc thực hiện hình thức hợp đồng EPC cĩ gì khác so với các hợp đồng giao nhận thầu xây dựng thơng thường?

Hợp đồng EPC là sự thoả thuận bằng văn bản giữa chủ đầu tư với nhà thầu để thực hiện trọn gĩi các cơng việc của một dự án/gĩi thầu, bao gồm: thực hiện các cơng việc về khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị và các dịch vụ kỹ thuật kèm theo, thi cơng xây dựng và lắp đặt để đưa cơng trình vào vận hành khai thác một cách đồng bộ.

Khi thực hiện hợp đồng EPC, một số cơng việc trước đây do chủ đầu tư đảm nhận (như chuẩn bị thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, một số cơng việc về quản lý dự án...) sẽ được chuyển sang cho nhà thầu EPC đảm nhận. Từ thực trạng cơng tác quản lý đầu tư xây dựng những năm qua cho thấy: để tổ chức thực hiện và hồn thành một dự án/gĩi thầu thì chủ đầu tư phải làm rất nhiều cơng việc khác nhau như chuẩn bị và trình phê duyệt dự án, thuê tư vấn khảo sát thiết kế, đền bù giải phĩng mặt bằng, tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký

13

Một số ý kiến về việc áp dụng hình thức tổng thầu EPC và hợp đồng EPC - Nguyễn Văn Hoan – Tạp chí Kinh tế xây dựng 01/2006

kết hợp đồng giao nhận thầu, giám sát quá trình thực hiện, giải ngân thanh tốn và nghiệm thu bàn giao... trong khi chủ đầu tư lại bị hạn chế về kinh nghiệm, năng lực chuyên mơn và nhân sự làm cơng tác quản lý dự án. Mặt khác, cho dù chủ đầu tư cĩ điều kiện để tổ chức bộ máy quản lý dự án mang tính chất chun nghiệp thì việc quản lý trực tiếp một vài dự án đơn lẻ trong một khoảng thời gian nhất định là cách làm khơng cĩ hiệu quả cao.

Như vậy, với cách quản lý dự án phổ biến mang tính chất nghiệp dư như hiện nay thì tình trạng lãng phí, thất thốt về vốn, kiểm sốt và quản lý chất lượng xây dựng cơng trình lỏng lẻo...là điều khĩ tránh khỏi, đồng thời sẽ khơng phát huy được đầy đủ vai trị, tính chủ động và sáng tạo của các chủ thể tham gia quá trình thực hiện và do đĩ sẽ hạn chế hiệu quả thực hiện dư án/ gĩi thầu. Ở một mức độ nhất định, việc áp dụng hình thức hợp đồng EPC cĩ thể cho phép khắc phục một phần các tồn tại kể trên, chủ đầu tư và nhà thầu đều cĩ được những lợi ích của mình khi áp dụng hình thức hợp đồng này.

Đối với chủ đầu tư, việc áp dụng hình thức hợp đồng EPC cho phép tận dụng được trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của nhà thầu khi thực hiện dự án/gĩi thầu và trong quá trình thực hiện, do chỉ cĩ một đầu mối chịu trách nhiệm chính nên chủ đầu tư cần đến ít nhân lực và chi phí cho cơng tác quản lý dự án hơn. Việc cung cấp tài chính cho dự án/gĩi thầu cũng sẽ thuận lợi hơn do việc tạm ứng và thanh tốn vốn chủ yếu theo giai đoạn thực hiện hoặc theo cơng trình/hạng mục cơng trình hồn thành. Một phần các rủi ro (nếu cĩ) trong quá trình thiết kế, cung ứng và xây dựng cơng trình sẽ được phía nhà thầu chia sẻ cùng chủ đầu tư; thời gian thực hiện dự án/gĩi thầu của nhà thầu cĩ thể ngắn hơn do phía nhà thầu chủ động hơn ở tất cả các khâu cơng việc trong q trình thực hiện.

Về phía Nhà thầu, việc thực hiện hình thức hợp đồng EPC tạo điều kiện để nhà thầu tăng thêm quyền chủ động, linh hoạt trong thiết kế và xây dựng, đồng thời cũng tạo ra sự hợp tác tốt hơn với đơn vị tư vấn giám sát của chủ đầu tư trên cơng trường. Chi phí thực hiện dự án/gĩi thầu của nhà thầu cĩ thể giảm do tiết kiệm được một số khoản chi phí do việc kết hợp các khâu cơng việc trong quá trình thực hiện.

Để áp dụng hình thức hợp đồng EPC, các dự án/gĩi thầu cần phải cĩ được một số các điều kiện sau đây:

- Phạm vi cơng việc được xác định ở mức độ chi tiết cần thiết đủ để xác lập được phạm vi của hợp đồng EPC một cách rõ ràng. Điều này rất quan trọng do liên quan đến việc phân chia cơng việc và trách nhiệm phải thực hiện giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Trên thực tế, khi triển khai dự án/gĩi thầu, cĩ những cơng việc rất khĩ được phân định một cách rõ ràng,

rành mạch như cơng tác chuẩn bị cơng trường và mặt bằng xây dựng (làm đường giao thơng vào địa điểm xây dựng, làm hệ thống thốt nước mặt bằng, thi cơng các hạng mục cơng trình tạm...). Đối với những loại cơng việc này cần cĩ sự bàn bạc tỉ mỉ và thống nhất giữa chủ đầu tư với nhà thầu để xác định một cách linh hoạt là loại cơng việc nào cần được đưa vào hoặc đưa ra ngồi phạm vi của hợp đồng EPC là hợp lý.

- Đã cĩ sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ tài liệu cần thiết để mời thầu/chỉ định thầu EPC, trong đĩ đặc biệt cần làm rõ về các yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư đối với dự án/gĩi thầu. Những yêu cầu này thường rất đa dạng: cĩ thể là về cơng suất khai thác, cơng năng sử dụng hoặc về thời gian thực hiện hay yêu cầu về ứng vốn...Các yêu cầu này cần phải được làm rõ, định tính và định lượng để đưa vào trong nội dung Tài liệu về các yêu cầu của chủ đầu tư để làm cơ sở lập hồ sơ mời thầu hoặc chỉ định thầu EPC trong bước tiếp theo; - Dự án /gĩi thầu cĩ yêu cầu về chuyển giao cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý vận hành, khai thác từ phía nhà thầu thực hiện.

Ngồi các điều kiện nêu trên, việc áp dụng hình thức hợp đồng EPC cĩ thể sẽ khơng thích hợp đối với một số trường hợp sau đây:

- Bên chủ đầu tư khơng cĩ điều kiện để dành đủ thời gian cần thiết cho nhà thầu nghiên cứu chi tiết các yêu cầu của mình để qua đĩ nhà thầu cĩ thể xác định đầy đủ phạm vi các cơng việc cần phải thực hiện cũng như xác định đúng đắn các khoản chi phí cần thiết. - Những dự án/gĩi thầu mà chủ đầu tư muốn dành quyền kiểm sốt chi tiết đối với quá trình thực hiện.

Đối với các dự án/gĩi thầu thơng thường, chủ đầu tư phải tổ chức lập, thẩm định thiết kế kỹ thuật thi cơng theo phân cấp để cĩ cơ sở lập hồ sơ mời thầu và thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định. Tuy nhiên, với hình thức hợp đồng EPC, việc lập thiết kế kỹ thuật/thiết kế kỹ thuật thi cơng được chuyển giao cho nhà thầu thực hiện nên tài liệu thiết kế được sử dụng để giao thầu EPC chỉ cĩ thể là thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng cơng trình đã được thẩm định theo quy định.

Một phần của tài liệu pháp luật về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)