Đấu thầu rộng rãi

Một phần của tài liệu pháp luật về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng (Trang 43 - 44)

2.1 Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

2.1.1 Đấu thầu rộng rãi

Khoản 1, Điều 99 Luật Đấu thầu quy định “Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình”. Như vậy, hình thức đầu thầu rộng rãi trong hoạt động xây dựng chỉ được áp dụng để lựa chọn nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình, cịn việc lựa chọn nhà thầu tư vấn và các nhà thầu khác trong hoạt động xây dựng sẽ khơng áp dụng hình thức này. Quy định này của Luật Xây dựng hồn tồn mâu thuẫn với Luật Đấu thầu và khơng phù hợp với thực tế hiện nay. Theo Điều 18 Luật Đấu thầu, tất cả các gĩi thầu thuộc các dự án theo quy định tại Điều 1 Luật Đấu thầu đều phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, các hình thức lựa chọn khác chỉ được áp dụng khi cĩ những đặc thù được quy định trong luật. Theo chúng tơi, đây khơng phải là một đặc thù của pháp luật chuyên ngành, mà là một hạn chế của kỹ thuật lập pháp.

Khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, bên mời thầu phải thơng báo rộng rãi trên phương tiện thơng tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu. Bên dự thầu chỉ được tham dự khi cĩ đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp cơng trình theo điều kiện thơng báo của bên mời thầu. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu cĩ nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu, khơng được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu tạo ra sự cạnh tranh khơng bình đẳng. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm cơng bố trên các phương tiện thơng tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu.

Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu tạo ra sự cạnh tranh cao nhất so với các hình thức khác, do vậy sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. Đấu thầu rộng rãi là biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng chỉ định thầu tràn lan, đấu thầu khép kín, độc quyền, thơng đồng giữa các nhà thầu và các tiêu cực khác trong hoạt động đấu thầu. Việt Nam thừa nhận rằng việc áp dụng đấu thầu cạnh tranh rộng rãi bắt đầu từ năm 199622 đã giúp tiết kiệm đáng kể vốn đầu tư cơng cộng. Theo Báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư, năm 1999 đã tiết kiệm được 14% so với dự tốn chi phí trước đấu thầu, các năm sau mức tiết kiệm bình qn khoảng 10%. Các nhà hoạch định chính sách cũng thừa nhận rằng những lợi ích kinh tế, xã hội sẽ lớn hơn khi kinh nghiệm nhiều hơn và các quy chế được điều chỉnh tốt hơn, thi hành cĩ hiệu lực hơn. Vì nhiều lý do khác nhau, hiện nay trên thực tế nhiều chủ đầu tư vẫn khơng muốn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, họ cố tìm mọi lý do để cĩ thể áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác. Để hạn chế tình trạng này, pháp luật đấu thầu cần phải quy định hết sức chặt chẽ về điều kiện để áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khơng phải là đấu thầu rộng rãi, đồng thời cần phải quy định những chế tài hết sức nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu pháp luật về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)