2.3 Trình tự thực hiện đấu thầu trong hoạt động xây dựng
2.3.4 Đánh giá hồ sơ dự thầu
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu cĩ đủ năng lực, kinh nghiệm, cĩ giải pháp khả thi để thực hiện gĩi thầu. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thơng qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp khơng áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gĩi thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gĩi thầu mua sắm hàng hĩa, xây lắp và gĩi thầu EPC.
Đối với gĩi thầu dịch vụ tư vấn, hiện nay chúng ta dùng phương pháp đánh giá
tổng hợp để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gĩi thầu dịch vụ tư vấn cĩ yêu cầu kỹ thuật cao thì xem xét đề xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng khơng được yêu cầu thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật. Trường hợp gĩi thầu cĩ yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật phải quy định khơng thấp hơn 80%. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu được thực hiện tùy theo mức độ yêu cầu về kỹ thuật. Đối với gĩi thầu dịch vụ tư vấn khơng yêu cầu kỹ thuật cao thì sử dụng thang điểm tổng hợp để xếp hạng hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu cĩ số điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất. Đối với gĩi thầu dịch vụ tư vấn cĩ yêu cầu kỹ thuật cao thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu cĩ điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất để xem xét đề xuất về mặt tài chính.
So với Quy chế đấu thầu trước đây, việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với các gĩi thầu tư vấn được quy định tại Luật Đấu thầu đã cĩ một bước tiến vượt bậc. Trước đây, các gĩi thầu tư vấn đã khơng được quan tâm một cách thỏa đáng đến tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật và khơng hề cĩ sự phân biệt giữa gĩi thầu cĩ yêu cầu kỹ thuật cao và gĩi thầu khơng yêu cầu kỹ thuật cao. Tất cả các hồ sơ dự thầu đạt 70% tổng số điểm kỹ thuật trở lên theo tiêu chuẩn đánh giá sẽ được mở đồng thời túi hồ sơ đề xuất về mặt tài chính, việc xếp hạng các nhà thầu được dựa trên tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp.
Cĩ quan điểm cho rằng, đối với gĩi thầu dịch vụ tư vấn khơng yêu cầu kỹ thuật cao thì khơng nên sử dụng thang điểm tổng hợp để đánh giá hồ sơ dự thầu, bởi dịch vụ đĩ “khơng yêu cầu kỹ thuật cao” do đĩ điểm về kỹ thuật chỉ cần vượt qua mức “sàn” do luật định hoặc một mức cao hơn do bên mời thầu quy định trong hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu là đạt, cịn việc đánh giá các hồ sơ nên dựa trên đề xuất về tài chính để tạo ra sự cạnh tranh lớn hơn nữa giữa các nhà thầu trong việc đưa ra đề xuất về mặt tài chính. Theo chúng tơi, quan điểm vừa nêu là khơng phù hợp vì nếu quan điểm vừa nêu được chấp thuận sẽ tạo ra một sơ hở lớn về chất lượng. Nếu chúng ta đặt q nặng về tài chính thì đơi khi chỉ chênh nhau 0,1% hoặc 0,2%...về giá thơi sẽ cĩ nguy cơ đánh mất một cơng trình chất lượng cao chỉ vì một số tiền rất nhỏ là điều khơng nên cĩ.
Đối với gĩi thầu mua sắm hàng hĩa gồm tiêu chuẩn đánh giá về mặt năng lực và
kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và cách xác định chi phí trên cùng một mặt bằng, cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn đánh giá về mặt năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu đối với gĩi thầu khơng tiến hành sơ tuyển bao gồm:
+ Kinh nghiệm thực hiện các gĩi thầu tương tự ở Việt Nam và ở nước ngồi; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính;
+ Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên mơn;
+ Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.
Các tiêu chuẩn nêu trên được xây dựng căn cứ theo yêu cầu của từng gĩi thầu và được đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “khơng đạt”. Nếu nhà thầu đạt cả 03 tiêu chí nêu trên thì được xác định là cĩ đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gĩi thầu.
- Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật bao gồm các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng đối với hàng hĩa nêu trong hồ sơ mời thầu, cụ thể:
+ Đặc tính, thơng số kỹ thuật của hàng hĩa, tiêu chuẩn sản xuất và các nội dung khác;
+ Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp hàng hĩa;
+ Khả năng lắp đặt thiết bị và năng lực cán bộ kỹ thuật; + Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành;
+ Khả năng thích ứng về mặt địa lý;
+ Tác động đối với mơi trường và biện pháp giải quyết; + Khả năng cung cấp tài chính (nếu cĩ yêu cầu);
+ Các yếu tố về điều kiện thương mại, tài chính, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao cơng nghệ (nếu cĩ).
Đối với gĩi thầu xây lắp: Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gĩi thầu xây
lắp gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá29.
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu về mặt năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu đối với gĩi thầu khơng tiến hành sơ tuyển bao gồm:
+ Kinh nghiệm thực hiện các gĩi thầu tương tự ở Việt Nam, ở vùng địa lý và hiện trường tương tự;
+ Năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ cán bộ, cơng nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gĩi thầu và số lượng thiết bị thi cơng sẵn cĩ, khả năng huy động thiết bị thi cơng để thực hiện gĩi thầu;
+ Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.
Việc xác định năng lực của các nhà thầu xây lắp cĩ một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc lựa chọn nhà thầu xây lắp vì nĩ ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của cơng trình. Ơng Phạm Đức Hồng - Vụ trưởng Vụ Đầu tư Bộ Tài chính cho rằng tình trạng vốn ngân sách giải ngân chậm năm nào cũng diễn ra. Cĩ nhiều nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này trong đĩ nguyên nhân chính là lo năng lực nhà thầu yếu kém30. Như vậy,
29
Điều 24 Nghị định 111/2006/NĐ-CP
30
việc lựa chọn nhà thầu xây lắp trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu của việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tìm được nhà thầu cĩ đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp. Sở dĩ cĩ tình trạng này cĩ nhiều nguyên nhân, trong đĩ cĩ nguyên nhân do các chủ đầu tư trong quá trình lựa chọn nhà thầu chưa tuân thủ một cách triệt để các yêu cầu về năng lực nhà thầu. Chính việc này đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng cơng trình, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo Vụ Tài chính (Bộ Giao thơng vận tải), “cân” đánh giá năng lực tài chính nhà thầu tại các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hiện chưa phản ánh chính xác “trọng lượng” thực của các ứng thầu31. Phương pháp đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu xây lắp theo quy định của Luật Đấu thầu cịn đơn giản, mới chỉ đưa ra một vài chỉ tiêu về kết qủa kinh doanh mà khơng xác định được khả năng huy động đủ vốn thực tế của nhà thầu để đảm bảo thi cơng cơng trình đúng chất lượng và tiến độ. Với phương pháp xác định như vậy, việc các chủ đầu tư bị nhà thầu qua mặt là điều hồn tồn khơng khĩ hiểu.
Các tiêu chuẩn nêu trên được xây dựng căn cứ theo yêu cầu của từng gĩi thầu và được đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “khơng đạt”. Nếu nhà thầu đạt cả 03 tiêu chí nêu trên thì được xác định là cĩ đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gĩi thầu.
- Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật thì sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí đạt, khơng đạt để đánh giá về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật là thang điểm, phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng phải đảm bảo khơng được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật. Trường hợp yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật khơng được thấp hơn 80%.
Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật bao gồm các nội dung về mức độ đáp ứng được với các yêu cầu về hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tiên lượng kèm theo, bao gồm:
+ Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi cơng; + Bảo đảm điều kiện vệ sinh mơi trường và các điều kiện khác như phịng cháy, chữa cháy, an tồn lao động;
31
+ Mức độ đáp ứng của thiết bị thi cơng (số lượng, chủng loại, chất lượng và tiến độ huy động), vật tư và nhân lực phục vụ thi cơng;
+ Mức độ đáp ứng yêu cầu về bảo hành; + Các biện pháp đảm bảo chất lượng;
+ Khả năng cung cấp tài chính (nếu cĩ yêu cầu); + Tiến độ thi cơng;
+ Các nội dung khác (nếu cĩ).
Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật thì xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu cĩ chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng được xếp thứ nhất.
Đối với gĩi thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gĩi thầu lựa chọn tổng thầu
thiết kế) bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá đối với từng nội dung cơng việc: Cơng việc tư vấn, cơng việc mua sắm hàng hĩa và cơng việc xây lắp. Mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với từng nội dung cơng việc đảm bảo khơng thấp hơn 70% mức điểm tối đa tương ứng32.
Xét duyệt trúng thầu đối với gĩi thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: Nhà thầu tư vấn
được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầu đủ các điều kiện sau: - Cĩ hồ sơ dự thầu hợp lệ;
- Cĩ đề xuất về mặt kỹ thuật bao gồm năng lực, kinh nghiệm, giải pháp và nhân sự được đánh giá là đáp ứng được yêu cầu;
- Cĩ điểm tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính là cao nhất, trường hợp gĩi thầu cĩ yêu cầu kỹ thuật cao thì cĩ điểm về mặt kỹ thuật cao nhất.
- Cĩ giá đề nghị trúng thầu khơng vượt giá gĩi thầu được duyệt.
Xét duyệt trúng thầu đối với gĩi thầu mua sắm hàng hĩa, xây lắp và EPC: Theo
Điều 38 Luật Đấu thầu, nhà thầu cung cấp hàng hĩa, xây lắp hoặc thực hiện gĩi thầu EPC sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Cĩ hồ sơ dự thầu hợp lệ;
32
- Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
- Cĩ đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí đạt, khơng đạt;
- Cĩ chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng;
- Cĩ giá đề nghị trúng thầu khơng vượt giá gĩi thầu được duyệt.
Tuy nhiên, theo điểm b mục 1 Điều 96 Luật Đấu thầu thì yêu cầu đối với việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là “chọn được nhà thầu cĩ đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, cĩ giá dự thầu hợp lý”. Việc thống nhất giữa “giá dự thầu hợp lý” theo quy định của Luật Xây dựng và “cĩ chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng” theo quy định của Luật Đấu thầu là cần thiết, đặc biệt phải cĩ tiêu chí cụ thể để đánh giá thế nào là “giá dự thầu hợp lý” hay “chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng”. Sự khơng thống nhất này của Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng đã được giải quyết khi Chính phủ ban hành Nghị định 111/2006/NĐ-CP. Theo Điều 34 Nghị định 111/2006/NĐ-CP, “Tiêu chuẩn đánh giá hồ sư dự thầu đối với gĩi thầu xây lắp gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá”.
Như vậy, theo Nghị định 111/2006/NĐ-CP, đối với các gĩi thầu xây lắp, nhà thầu nào vượt qua bước đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và cĩ chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng sẽ được đề nghị trúng thầu.