Dương Thanh Biểu (2007), Tranh luận tại phiên toà sơ thẩm, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr278.

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 64 - 66)

Cũng như người bị hại, pháp luật quy định nguyên đơn dân sự được tham gia phát biểu tranh luận tại phiên toà, tuy nhiên pháp luật quy định họ tham gia phát biểu tranh luận sau người bào chữa và bị cáo là không phù hợp. Thông thường phải có sự buộc tội trước mới có việc bào chữa, hay nói cách khác chức năng buộc tội làm xuất hiện chức năng bào chữa. Trong khi nguyên đơn dân sự là chủ thể của chức năng buộc tội nhưng lại phát biểu sau Luật sư, bị cáo là không phù hợp. Về nguyên tắc thì bên buộc tội phát biểu quan điểm tranh luận trước bên bào chữa và trên cơ sở đó, bên bào chữa mới biết được bên buộc tội đã buộc tội mình như thế nào rồi đưa ra lời bào chữa của mình mới phù hợp với quy luật khách quan. Mặc dù Kiểm sát viên đã phát biểu quan điểm luận tội nhưng người bị hại và nguyên đơn dân sự là chủ thể của chức năng buộc tội, cũng sẽ phát biểu quan điểm liên quan đến việc buộc tội, sau đó bên bào chữa phát biểu lời bào chữa thì sẽ đảm bảo trình tự và lơgic hơn.

*Thứ ba là hoạt động của các chủ thể thuộc bên bào chữa trong phần tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm.

Trong các chủ thể thuộc bên bào chữa thì Luật sư là chủ thể có vai trị rất quan trọng trong tranh luận tại phiên tòa. Theo báo cáo tổng kết 5 năm (2007 -2011) thi hành Luật luật sư của Bộ Tư pháp cho thấy, số lượng và chất lượng luật sư đã có bước phát triển đáng kể, cụ thể như sau: Tính đến tháng 10/2011, trong cả nước đã thành lập 62 Đoàn luật sư/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 7.072 luật sư và gần 3.500 người tập sự hành nghề luật sư hoạt động trong 2.831 tổ chức hành nghề luật sư (hiện còn tỉnh Lai Châu chưa thành lập được Đoàn luật sư).

Trong 5 năm, đội ngũ luật sư Việt Nam đã tăng thêm hơn 4.000 người (tăng 250,78%), gần 78% trong số đó (khoảng 3.000 người) là luật sư trẻ (có độ tuổi dưới 40). Riêng Đoàn luật sư thành phố Hà Nội từ 812 luật sư (năm 2006) tăng lên 1.754 luật sư (năm 2011) -(tăng 116%); Đồn luật sư thành phố Hồ Chí Minh từ 808 luật sư (năm 2006) tăng lên 3.075 luật sư (năm 2011) (tăng 280,6%).

Về chất lượng, đội ngũ luật sư có trình độ cử nhân luật trở lên được nâng từ 59% (năm 1989) lên trên 98% (năm 2010); số luật sư đã qua đào tạo nghề luật sư

chiếm hơn 75% tổng số luật sư của cả nước; số luật sư có trình độ trên đại học đến nay chiếm trên 5% tổng số luật sư của cả nước. Trong 5 năm phát triển mới hơn 4.000 luật sư, trong đó 100% có trình độ cử nhân luật trở lên, 84,2% đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư, 25,8% là những người đã là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chuyên viên cao cấp...46

Gần đây nhất, theo báo cáo số 04/BC-LĐLSVN, ngày 15/7/2012 của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam, đến nay cả nước đã có 62 Đồn Luật sư (riêng tỉnh Lai châu chưa Đoàn Luật sư), với tổng số 7190 Luật sư được cấp thẻ và 3500 người đang tập sự hành nghề luật sư. Tổng số tổ chức hành nghề luật sư là trên 3000 tổ chức, trong đó có 2200 Văn phịng luật sư, hơn 800 Cơng ty luật và 100 Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân; 56 tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cấp phép tại Việt Nam với 200 luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Theo báo cáo của các Đoàn luật sư, trong 02 năm 2010 và 2011, số vụ án hình sự có luật sư tham gia bào chữa là 32.234 vụ, trong đó có 17.348 vụ án hình sự được mời, 14.886 vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng 47.

Từ những số liệu trong các báo cáo nêu trên, so sánh về số lượng, trình độ hiện nay của đội ngũ Luật sư với Kiểm sát viên các cấp cho thấy cả hai chủ thể này cũng đã đạt được sự tương đồng về số lượng và cả trình độ. Đây là điều kiện cơ bản, bảo đảm sự cơng bằng nói chung để hai chủ thể này thực hiện tốt nhất việc tranh luận tại các phiên tồ xét xử về hình sự.

Với sự gia tăng về số lượng và chất lượng đội ngũ Luật sư như trên, thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy đa số các Luật sư đã nhận thức đúng vị trí, vai trị của mình tại phiên tịa và đã tích cực tham gia và q trình xét xử nói chung và khi tranh luận tại phiên tồ nói riêng. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, các Luật sư bào chữa đã đưa ra được các chứng cứ thuyết phục, các quy định pháp luật phù hợp cần áp dụng để giải quyết vụ án; các quan điểm bào chữa và đề xuất có căn cứ, khách quan, lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục nên được HĐXX chấp nhận. Nhìn

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)