Bộ luật TTHS (1988), Điều 192.

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 38)

Về thời gian tranh luận dài hay ngắn là tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể (vụ án phức tạp hay đơn giản, nội dung dài hay ngắn, nhiều đối tượng tham gia hay ít…) và tuỳ thuộc vào số lượng ý kiến phát biểu. Chủ tọa phiên tịa khơng được định trước thời gian phát biểu của mỗi người, nhưng trong quá trình tranh luận Chủ tọa phiên tịa có quyền nhắc nhở người tham gia tranh luận để họ khơng nói về những vấn đề không liên quan đến vụ án, nếu đã nhắc nhở mà họ vẫn phát biểu về những vấn đề đó Chủ tọa phiên tịa có quyền cắt ý kiến của họ.

Cũng theo quy định pháp luật, sau khi tranh luận thấy cần xem xét thêm chứng cứ, thì HĐXX có thể quyết định trở lại xét hỏi, xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận (Điều 193 Bộ luật TTHS 1988). Tuy nhiên việc trở lại xét hỏi vào thời điểm nào thì khơng được quy định cụ thể (kể cả sau khi bị cáo nói lời sau cùng vẫn có thể trở lại việc xét hỏi).

Phần cuối cùng của thủ tục tranh luận là bị cáo nói lời sau cùng. Theo quy định tại Điều 194 “Sau khi những người tham gia tranh luận khơng trình bày gì

thêm, chủ toạ phiên toà tuyên bố kết thúc tranh luận. Bị cáo được nói lời sau cùng. Khơng được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Hội đồng xét xử có quyền u cầu bị cáo khơng được trình bày những điểm khơng liên quan đến vụ án, nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi”31. Lời nói sau cùng của bị cáo là tâm tư nguyện vọng của bị cáo, thể hiện sự ăn năn, hối hận hoặc là cả sự hàm oan của bị cáo. Lời nói sau cùng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến HĐXX trong việc cân nhắc khi quyết định.

Như vậy thủ tục tranh luận là thủ tục rất quan trọng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm, mục đích của tranh luận là để xác định sự thật khách quan của vụ án. Thông qua đối đáp, tranh luận với nhau về các vấn đề liên quan đến nội dung vụ án, còn giúp kiểm tra lại phần thủ tục xét hỏi trước đó đã đầy đủ và khách quan chưa. Đồng

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)