Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 51 - 56)

HIỆU QUẢ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

3.1. Quan điểm và nội dung cải cách tư pháp về tranh luận tại phiên tồ hình sự sơ thẩm hình sự sơ thẩm

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền tư pháp vững mạnh, dân chủ, công bằng và nghiêm minh. Để cụ thể hoá chủ trương trên, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp nêu rõ "nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà, đảm bảo việc tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác". Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ghi rõ "nâng cao chất lượng tranh tụng tại các

phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp".

Từ chủ trương như trên đòi hỏi chúng ta phải có một sự nhìn nhận đúng đắn về tranh tụng là như thế nào, nó bao hàm những nội dung gì và có ý nghĩa gì đối với tiến trình cải cách tư pháp của nước ta. Phải trả lời được câu hỏi này thì mới thực hiện tốt yêu cầu cải cách tư pháp được nêu trong các nghị quyết của Đảng ở trên.

Vấn đề này theo tác giả tranh tụng ở đây hồn tồn khơng phải để thay đổi mơ hình tố tụng của nước ta từ thẩm vấn sang mơ hình tố tụng tranh tụng như một số nước theo truyền thống án lệ (Anh, Mỹ…), mà chúng ta phải coi việc tranh tụng trong các phiên tồ xét xử hình sự, mà đặc trưng là việc tranh luận tại phiên toà là khâu đột phá trong cải cách tư pháp nhằm mục đích bảo đảm cho phán quyết của Tồ án được khách quan, cơng bằng và chính xác hơn, thể hiện việc tơn trọng sự thật khách quan của vụ án; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, đồng thời bảo đảm mục tiêu không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không làm oan người vơ tội, qua đó tăng cường pháp chế XHCN.

Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp nêu trên, để cho hoạt động tranh luận tại các phiên tồ xét xử về hình sự có hiệu quả thì điều kiện trước tiên địi hỏi sự

hoạt động tích cực của hai chủ thể quan trọng trong đó là đội ngũ Kiểm sát viên và Luật sư bào chữa. Qua kết quả tranh luận của hai chủ thể này là căn cứ quan trọng và có ý nghĩa quyết định để HĐXX ra phán quyết về vụ án. Như vậy yêu cầu đặt ra là phải nâng cao trình độ lý luận chính trị, pháp luật và chun mơn cho đội ngũ Kiểm sát viên và Luật sư là hết sức cần thiết để bảo đảm thực hiện tốt nhất và có hiệu quả việc tranh luận tại các phiên tồ xét xử về hình sự, đặc biệt là phiên tào sơ thẩm về hình sự. Bên cạnh đó, vai trị của Thẩm phán (Chủ toạ phiên tồ) cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tranh luận tại phiên toà. Thẩm phán là người điều khiển phiên toà, mà đặc biệt là phần thủ tục tranh luận đảm bảo sự công bằng, dân chủ cho các bên thực hiện việc tranh luận, qua đó làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Như vậy để thực hiện tốt nhất vai trị của mình thì việc nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán cũng là một việc làm rất cần thiết hiện nay.

Nhìn chung, chủ trương về cải cách tư pháp của Đảng hiện nay hoàn toàn đúng đắn và cũng phù hợp với xu thế cải cách hành chính, kinh tế đang diễn ra sơi động và nhanh chóng của đất nước ta. Tuy nhiên, để cho việc xây dựng thể chế về cải cách tư pháp ở Việt Nam đáp ứng được yêu cầu thì chúng ta vừa phải biết vận dụng, tiếp thu có chọn lọc các mơ hình, thể chế của các nước tiên tiến trên thế giới, đồng thời phải căn cứ vào truyền thống xây dựng và áp dụng pháp luật ở Việt Nam thì công cuộc cải cách của chúng ta mới đạt hiệu quả. Trong Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị cũng đã khẳng định quan điểm mang tính ngun tắc đó là "Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai".

3.2. Thực trạng về tranh luận tại phiên tồ xét xử hình sự sơ thẩm

3.2.1. Thực trạng thực hiện tranh luận tại các phiên tịa hình sự

Cải cách tư pháp là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Trong những năm qua, Bộ Chính Trị đã ban hành

một số Nghị quyết về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước và pháp luật, trong đó đặc biệt là Nghị quyết số 08/NQ-TW, Nghị quyết số 49/NQ-TW chủ trương đề cao vai trị tranh tụng tại tịa nói chung và tranh luận tại PTHS nói riêng, với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc xét xử các vụ án hình sự, bảo đảm tính nghiêm minh pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Kể từ khi thực hiện chủ trương cải cách tư pháp nêu trên, nhất là sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ra đời, hoạt động tranh tụng nói chung và tranh luận tại phiên tồ nói riêng cũng đã gặt hái được nhiều thành cơng nhất định, như các phiên tồ được dân chủ hơn, công bằng hơn, việc xử lý tội phạm nhờ đó mà chính xác, hiệu quả hơn, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Thực tiễn trong những năm gần đây cho thấy, trước thực tế số lượng các vụ án ngày càng gia tăng, với tính chất ngày càng phức tạp hơn, do vậy đội ngũ cán bộ tư pháp cũng đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu trong cơng tác điều tra, giải quyết án và xử lý tội phạm, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện ổn định cho sự phát triển nói chung của đất nước ta.

Theo số liệu báo cáo tổng kết công tác của ngành Tồ án nhân dân cho thấy, nhìn chung từ năm 2005 đến nay số lượng các vụ án hàng năm đều gia tăng, đồng thời tỷ lệ giải quyết án hàng năm cũng đạt tỷ lệ khá cao. Cụ thể, năm 2005 ngành Toà án thụ lý 55.237 vụ/91.224 bị cáo, đã giải quyết 53.648 vụ/87.746 bị cáo; năm 2006 ngành Toà án thụ lý 62.166vụ/103.733 bị cáo, đã giải quyết 60.703 vụ/100.415 bị cáo; năm 2007 thụ lý 77.198 vụ/132.425 bị cáo, đã giải quyết 75.191 vụ/128.126 bị cáo; năm 2008 thụ lý 79.291 vụ/135.976 bị cáo, đã giải quyết 77.407 vụ/131.893 bị cáo; năm 2009 thụ lý 80.104vụ/138.823 bị cáo, đã giải quyết 78.343 vụ/134.717 bị cáo; năm 2010 thụ lý 71.680 vụ/121.793 bị cáo, đã giải quyết 68.381 vụ/114.988 bị cáo; năm 2011 ngành toà án đã thụ lý 77.334 vụ/131.182 bị cáo, đã giải quyết 75.014 vụ / 127.247 bị cáo. Bảng số liệu và biểu đồ sau sẽ cho chúng ta thấy cụ thể hơn về sự gia tăng số lượng và tỷ lệ giải quyết án từ năm 2005 đến năm 2011 trên phạm vi cả nước.

3.1 Bảng số liệu thống kê tổng số vụ án đã thụ lý và giải quyết từ năm 2005 đến năm 2011

Năm Số thụ lý Số giải quyết Tỷ lệ

Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo

2005 55.237 91.224 53.648 87.746 97,1 96,2 2006 62.166 103.733 60.703 100.415 97,6 96,8 2006 62.166 103.733 60.703 100.415 97,6 96,8 2007 77.198 132.425 75.191 128.126 97,4 96,7 2008 79.291 135.976 77.407 131.893 97,6 97 2009 80.104 138.823 78.343 134.717 97,8 97 2010 71.680 121.793 68.381 114.988 95,4 94,4 2011 77.334 131.182 75.014 127.247 97 97

(Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp – Toà án nhân dân tối cao)

3.2 Biểu đồ tỷ lệ % số vụ án đã giải quyết của ngành Toà án từ năm 2005

đến năm 2011

(Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp – Toà án nhân dân tối cao)

Tỷ lệ % 95 96 97 100 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Bên cạnh đó hoạt động tranh tụng nói chung và tranh luận tại các phiên tồ nói riêng cũng còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc. Ở nhiều địa phương, nhiều phiên toà việc tranh luận tại các PTHS vẫn cịn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp vì đó mà các bản án, quyết định của Tịa chưa thật sự dựa trên kết quả tranh luận dân chủ tại tòa. Đối với các chủ thể tranh luận cũng vậy, rất nhiều Kiểm sát viên, Luật sư chữa đáp ứng được yêu cầu khách quan của hoạt động tranh luận, chưa đáp ứng được yêu cầu phải đổi mới trong tiến trình cải cách tư pháp của nước ta, do đó thực trạng về tranh luận tại các phiên tồ xét xử các vụ án hình sự nói chung và đặc biệt là tại các phiên toà sơ thẩm cũng còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện trong thời gian tới.

Trước tiên chúng ta đánh giá thực trạng về vai trò của HĐXX trong phần thủ tục tranh luận tại phiên toà. Theo quy định của pháp luật, HĐXX giữ vai trò như là người trọng tài và khơng tham gia vào q trình tranh luận của các bên. Chủ tọa phiên toà chỉ thể hiện vai trị tích cực của mình trong việc xét hỏi cũng như trong việc điều khiển quá trình xét hỏi nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Cịn trong phần tranh luận, Chủ tọa phiên tồ giữ vai trị là người trọng tài điều khiển quá trình quá trình tranh luận, đối đáp giữa các bên, bảo đảm việc tranh luận tuân thủ theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Thông qua việc điều khiển, Chủ tọa phải và hướng hoạt động tranh luận tập trung vào các vấn đề cần giải quyết trong vụ án, đặc biệt là những vấn đề mà các bên có quan điểm khác nhau để làm rõ chân lý, làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh luận, đối đáp của các bên nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án, chấn chỉnh thái độ ứng xử không đúng hoặc thiếu văn hóa của những người tham gia tranh luận. Theo Công văn số 290 ngày 05/11/2002 của Tồ án nhân dân tối cao xác định vai trị của HĐXX tại các phiên toà như sau: “…Chủ

tọa phiên tịa chỉ hỏi có tính chất nêu vấn đề, cịn lại những câu hỏi có tính chất buộc tội hay gỡ tội dành cho Kiểm sát viên và người bào chữa. Hội đồng xét xử không được khẳng định hay phủ định bất cứ vấn đề nào mà Kiểm sát viên hay người

bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nêu ra. Các bên tranh luận có

quyền đưa ra yêu cầu và đề nghị bên kia giải thích những vấn đề chưa rõ…”39

.

Nhìn chung trong thời gian qua tại các phiên toà xét xử Chủ tọa đã điều hành tốt quá trình tranh luận theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy đinh, đảm bảo tính khách quan, dân chủ và công bằng giữa các bên. Hầu hết các thành viên của HĐXX cũng đã thể hiện sự tôn trọng và chú ý theo dõi việc tranh luận giữa Kiểm sát viên, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác, đặc biệt là các ý kiến, lập luận khác nhau về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Vì vậy chất lượng tranh luận tại phiên toà đã từng bước được nâng lên, bước đầu đã khắc phục được biểu hiện mang tính hình thức, qua loa đã tồn tại nhiều năm trước đây.

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử trong những năm gần đây cũng cho thấy vai trò và những hoạt động của HĐXX trong phần thủ tục tranh luận vẫn còn một số hạn chế, tồn tại nhất định. Trong một số phiên tồ vẫn cịn tình trạng Chủ tọa phiên tịa hạn chế thời gian khi Luật sư trình bày lời bào chữa cho bị cáo. Ví dụ: Trong phiên

toà ngày 03/8/2007 xét xử vụ án “con bạc triệu đô”, một số Luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Bùi Tiến Dũng đã phải bỏ về vì Chủ tọa phiên tịa đã hạn chế thời gian bào chữa đối với luật sư”40.

Bên cạnh đó vẫn cịn nhiều phiên tòa coi nhẹ phần tranh luận, việc tranh luận chỉ mang tính hình thức, điều này xảy ra rất nhiều ở các phiên toà sơ thẩm của Toà án nhân dân các địa phương. Nhiều vụ án vì đã có chủ trương, đường lối xử lý trước, có thể là do Lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, hoặc có thể là do sự chỉ đạo của cấp uỷ, hoặc có thể Liên ngành đã thống nhất đường lối xử lý…đã làm hạn chế việc tranh luận, làm cho tranh luận chỉ mang tính hình thức khi xét xử vụ án. Tất nhiên trong những trường hợp này Chủ tọa cũng là người đã tiếp nhận những chủ trương trên nên cũng không yêu cầu các bên phải tranh luận, đối đáp để làm rõ sự việc. Có những trường hợp khi điều khiển phiên toà nhận thấy đại diện Viện kiểm sát tranh

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)