Theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 (phần thủ tục tranh luận) không quy định bắt buộc về hình thức thể hiện lời luận tội của Kiểm sát viên. Kiểm sát viên có thể trình bày bằng miệng, hoặc bằng văn bản. Có ý kiến cho rằng lời luận tội của Kiểm sát viên cần phải làm bằng văn bản và phải được lưu trong hồ sơ vụ án như một tài liệu chính thức vì đó chính là căn cứ quan trọng để HĐXX ra bản án. Tuy nhiên theo tác giả thì lời luận tội của Kiểm sát viên thể hiện quan điểm của Kiểm sát viên tại phiên tòa, khi Kiểm sát viên phát biểu, thư ký ghi biên bản phiên tịa có trách nhiệm ghi chép đầy đủ vào Biên bản phiên tịa và biên bản này sau đó được Thẩm phán Chủ toạ phiên toà kiểm tra cùng ký 33; Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có quyền xem và bổ sung vào biên bản cho đầy đủ, chính xác là đã bảo đảm hiệu quả pháp lý. Hơn nữa trong phiên toà Kiểm sát viên phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, như theo dõi xét hỏi của HĐXX, trực tiếp xét hỏi, kiểm sát hoạt động xét xử, ghi bút ký phiên tồ…thì ngay lập tức Kiểm sát viên khơng thể hồn thành luận tội bằng văn bản cụ thể, đầy đủ được, có những nội dung Kiểm sát viên phải trình bày bằng cách phát biểu bằng miệng mà không thể ghi lại kịp, và thực tế này cũng đảm bảo được nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục các vụ án hình sự.
So với Bộ luật TTHS năm 1988 thì Điều 217 Bộ luật TTHS năm 2003 bổ sung quy định mới: “Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa” 34. Đây là quy định rất tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học tố tụng hình sự nói chung hiện nay. Quy định này đã xác định đầy đủ, cụ thể và rõ ràng hơn trách nhiệm của Kiểm sát viên khi trình bày lời luận tội tại phiên tòa. Lời luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của những người tham gia tố tụng chứ không thể rập