Công văn số 290, ngày 05/11/2002 của Toà án nhân dân tối cao.

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 56 - 60)

40

luận “đuối lý” hoặc có những nội dung khơng tranh luận nhưng HĐXX không yêu cầu Kiểm sát viên tranh luận, cuối cùng vẫn tun án là khơng đảm bảo tính khách quan của bản án.

Ví dụ: Mới đây Tồ án ND tỉnh Đăk Nông đã xét xử tuyên y án hai năm tám tháng tù đối với Hồng Văn Chung về tội Cố ý gây thương tích. Theo Báo Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, theo kết luận điều tra và cáo trạng thì ngày 10-4-2008, vì tranh chấp ranh đất giữa hai gia đình, Chung đã chém người hàng xóm một nhát. Nạn nhân đưa tay phải lên đỡ và bị đứt lìa ngón tay cái. Vụ án sau đó trở nên phức tạp vì có phiếu khám bệnh của nạn nhân tại bệnh viện vào trước thời điểm xảy ra vụ chém người ghi: “Bệnh nhân chém cây bị trượt, vết thương đứt lìa ngón I tay phải - tai nạn lao động”. Một khó khăn nữa khi xác định sự thật là khơng có ai chứng kiến trực tiếp hành vi chém người của Chung. Trong khi đó, Chung một mực kêu oan rằng không chém nạn nhân mà nạn nhân bị tai nạn lao động đứt ngón tay từ trước. Tuy nhiên, Toà án huyện Dak Glong xử sơ thẩm vẫn phạt Chung như trên.

Tại phiên phúc thẩm, Chung tiếp tục kêu oan. Trong phần xét hỏi, tòa tiếp tục hỏi có ai nhìn thấy Chung chém nạn nhân bị đứt lìa ngón tay cái hay khơng thì các bị cáo, người bị hại khác, người làm chứng một lần nữa khẳng định khơng ai nhìn thấy. Ngoài ra, đại diện Viện kiểm sát tỉnh Đắk Nông không trả lời được câu hỏi của luật sư rằng bị cáo gây án bằng dao gì. Bởi lẽ theo nạn nhân và cơ quan điều tra là dao phát, cáo trạng ghi là dao quắm. Luật sư cũng thắc mắc về chuyện tại sao tất cả vật chứng thu giữ đều bị đem đi tiêu hủy mà không được đem đi giám định. Hơn nữa, việc thực nghiệm điều tra cũng không được công an làm rõ như bị cáo chém ở tư thế nào, khoảng cách bao nhiêu, tại sao khi đường dao đi qua chỉ làm rớt ngón tay cái mà khơng chạm vào bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể nạn nhân.

Các vấn đề trên đều không được Kiểm sát viên giải đáp. Đại diện Viện kiểm sát chỉ nêu rằng Viện kiểm sát truy tố Chung không phải chỉ dựa vào lời nhận tội ban đầu của Chung (tại tòa Chung khai do bị cán bộ điều tra bức

cung) mà còn dựa vào lời khai của một nhân chứng tên Thảo. Tuy nhiên, luật sư đã trích dẫn bút lục trong hồ sơ là nhân chứng Thảo không hề khai thấy Chung chém nạn nhân. Người này chỉ giao nộp cho cơ quan điều tra những con dao mà bà thấy tại hiện trường. Sau phần tranh luận này của Luật sư đại diện Viện kiểm sát im lặng.

Dù luật sư đã đưa ra được những mâu thuẫn chưa được làm rõ trong vụ án, dù kết quả tranh luận tại tòa phản ánh việc VKS đuối lý nhưng tòa phúc thẩm vẫn tuyên y án sơ thẩm. Đặc biệt, khi đọc bản án, chủ tọa phiên tịa khơng hề nhắc đến một chữ nào về phần tranh luận của luật sư và đại diện VKS 41. Hay trong nhiều trường hợp, các thành viên của HĐXX là Hội thẩm nhân dân chưa thực hiện đúng nhiệm vụ và vai trị của mình trong phần tranh luận phiên tồ, như họ khơng chú ý theo dõi, ghi chép ý kiến tranh luận đối đáp của các bên; có trường hợp Hội thẩm đặt câu hỏi hoặc cắt ngang ý kiến của người đang phát biểu tranh luận; hoặc Hội thẩm khơng tích cực trong việc phát hiện và đề xuất kịp thời với Chủ tọa phiên toà về các trường hợp Kiểm sát viên bỏ qua không đáp lại ý kiến của những người tham gia tranh luận…Điều này cho thấy tinh thần và trách nhiệm của Hội thẩm chưa cao, cịn có tâm lý ỷ lại vào Chủ toạ phiên toà.

Thứ hai là thực trạng tranh luận của các chủ thể thuộc bên buộc tội tại phiên tịa hình sự (bao gồm Kiểm sát viên, người bị hại, nguyên đơn dân sự và những người đại diện hợp pháp của họ).

*Đối với kiểm sát viên

Tranh luận tại PTHS chính là nội dung tiêu biểu và đặc trưng nhất của quá trình tranh tụng. Trong những năm gần đây, dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chúng ta thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng và mở rộng tranh tụng tại phiên tòa, đặc biệt là hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên toà sơ thẩm về hình sự đã có những chuyển biến rất tích cực. Là chủ thể chính và có ý nghĩa quyết định của bên buộc tội, các Kiểm sát viên đã phát huy được vai trò, vị

41

trí của mình, góp phần đáng kể và quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tranh luận tại các phiên tồ xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, điều này thể hiện ở các ưu điểm cụ thể sau:

Thực tiễn trong công tác kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát những năm gần đây cho thấy các Kiểm sát viên đã nhận thức đúng và đầy đủ hơn về bản chất, ý nghĩa của tranh luận đối với quá trình xét xử vụ án hình sự và vai trị của mình trong việc thực hiện chức năng công tố tại phiên tồ. Do đó khi được phân cơng tham gia phiên tồ, Kiểm sát viên đã tập trung nghiên cứu, xem xét kỹ càng từng chứng cứ, tài liệu đã được thu thập được trong hồ sơ vụ án để nắm vững nội dung, đánh giá toàn diện các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và các tình tiết khác phản ánh nhân thân của người phạm tội. Trên cơ sở nắm vững, đầy đủ các nội dung như trên Kiểm sát viên xây dựng có chất lượng dự thảo bản luận tội, đề cương xét hỏi, dự kiến những tình huống có thể xảy ra tại phiên tồ và hướng xử lý khi tranh luận, đối đáp phù hợp với diễn biến tại phiên toà.

Kiểm sát viên đã ý thức hơn về vai trò buộc tội của mình nên chủ động và tích cực khi tham gia xét hỏi để kiểm tra các chứng cứ, tài liệu và các tình tiết về vụ án. Theo dõi từng diễn biến của phiên toà, ghi chép ý kiến, đề nghị của bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác và kịp thời bổ sung vào luận tội, do đó hoạt động tranh luận, đối đáp và đề xuất các vấn đề cần giải quyết của Kiểm sát viên trong vụ án phù hợp với diễn biến tại phiên tồ, có sức thuyết phục không chỉ đối với HĐXX mà cả với những người tham dự phiên toà.

Chất lượng tranh luận, đối đáp của Kiểm sát viên đã có sự chuyển biến rõ nét, như Kiểm sát viên đã chú ý ghi chép ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác về nội dung luận tội, đặc biệt là những ý kiến khác với quan điểm của Kiểm sát viên. Khi tranh luận, Kiểm sát viên đã bình tĩnh phân tích, lập luận có sức thuyết phục trên cơ sở các chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và các quy định pháp luật để làm sáng tỏ sự thật khách quan về vụ án, bảo vệ quan điểm truy tố của mình. Bên cạnh đó, phương pháp tranh luận của Kiểm sát

viên cũng có nhiều tiến bộ, linh hoạt thể hiện ở thái độ bình tĩnh, khiêm tốn, khách quan, bình đẳng và tơn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng. Thông qua hoạt động tranh luận giúp cho việc giải quyết vụ án được chính xác, triệt để, điều này đã góp phần tích cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của quần chúng nhân dân. Điều này có thể nhận thấy qua một số ví dụ sau:

Vụ Nguyễn Trọng Thưởng phạm tội nhận hối lộ và môi giới hối lộ ở Quảng Ninh: Đây là vụ án có tính chất phức tạp về đánh giá chứng cứ, lại được dư luận báo chí đặc biệt quan tâm, bị cáo là người có chức vụ, quyền hạn (nguyên Phó Chi cục quản lý thị trường tỉnh). Do nắm chắt được tính chất phức tạp của vụ án, lãnh đạo đã giao cho các Kiểm sát viên có năng lực chủ động bám sát hồ sơ từ giai đoạn điều tra, ngay sau khi kết thức điều tra các Kiểm sát viên đã chuẩn bị một cách khoa học trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Các tài liệu nghiên cứu trích dẫn theo từng nhóm hành vi, đồng thời kiểm tra kỹ về tính có căn cứ và tính hợp pháp về các tài liệu chứng cứ, như tài liệu giám định, băng ghi âm, ghi hình, nắm tình hình dư luận xã hội. Báo cáo kịp thời tình hình xử lý vụ án với các cơ quan có thẩm quyền. Kiểm sát viên chuẩn bị đề cương xét hỏi, đối đáp một cách chi tiết và bổ sung kịp thời những ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác vào đề cương xét hỏi, đối đáp. Từ việc chuẩn bị chu đáo, cẩn thận và hết sức chi tiết như vậy nên các tình tiết xảy ra tại phiên tồ đều được xử lý đúng đắn. Mặc dù tại phiên toà bị cáo kêu oan, Luật sư thì cho rằng các chứng cứ Kiểm sát viên đưa ra không đầy đủ và không đủ căn cứ để kết tội bị cáo nhưng Kiểm sát viên đã đối đáp tích cực và có sức thuyết phục, được dư luận đồng tình, góp phần cùng Tồ án có một phán quyết chính xác 42

. Vụ Nguyễn Văn Nhanh phạm tội hiếp dâm ở tỉnh Bạc Liêu: Tại phiên toà bị cáo thay đổi lời khai cho rằng việc quan hệ tình dục là được người bị

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)