khi nói lời sau cùng, nhưng có quyền yêu cầu bị cáo khơng trình bày những điểm khơng liên quan đến vụ án.
Trong vụ án có nhiều bị cáo, Chủ tọa phiên tịa bố trí cho các bị cáo nói lời sau cùng theo một trật tự nhất định. Nếu trong lời nói sau cùng bị cáo trình bày thêm những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, như có tội hay khơng có tội, có thể thay đổi tội danh, thay đổi khung hình phạt, các tình tiết đó mâu thuẫn với kết quả xét hỏi, tranh luận... thì HĐXX phải quyết định trở lại xét hỏi. Quy định này đảm bảo cho việc xét xử các vụ án hình sự được chính xác, khách quan và tồn diện.
2.2.5. Xem xét việc rút quyết đinh truy tố
Tại Điều 221 Bộ luật TTHS quy định:
“1. Khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án.
2. Trong trường hợp Kiểm sát viên rút tồn bộ quyết định thì trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên tịa trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó”37
.
So với Bộ luật TTHS năm 1988 thì điều luật này bổ sung thêm phần tên của điều luật từ “Xem xét việc rút quyết định truy tố” (Điều 195 BLTTHS năm 1988) thành “Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận truy tố nhẹ hơn” (Điều 221 BLTTHS năm 2003). Về bản chất nội dung của điều luật thì khơng có gì thay đổi.
Tại phiên tịa chỉ sau khi xét hỏi, trong lời luận tội của mình Kiểm sát viên có thể tun bố rút tồn bộ hay một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn, nhưng HĐXX vẫn phải tiếp tục xét xử toàn bộ vụ án. Trường hợp Kiểm sát viên rút quyết định truy tố đối với một hay một số bị cáo và giữ nguyên quyết định truy tố đối với các bị cáo còn lại, hoặc rút quyết định truy tố đối với một tội thì vẫn giữ nguyên quyết định truy tố đối với các tội khác.