Bộ luật TTHS (2003), đoạn 2 khoản 1 Điều 217.

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 42 - 44)

khuôn bản luận tội đã chuẩn bị sẵn từ trước, nếu như vậy thì việc luận tội sẽ khơng phù hợp và khơng đúng với diễn biến tại phiên tịa.

Đối với trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, quy định tại Điều 105 của Bộ luật TTHS năm 2003, thì sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội. Với tính chất là lời buộc tội cho nên người bị hại có thể chỉ yêu cầu HĐXX quyết định tội trạng mà khơng bắt buộc họ phải phân tích, đánh giá chứng cứ hay phân tích việc áp dụng luật như luận tội của Kiểm sát viên.

Tiếp theo lời luận tội, buộc tội của Kiểm sát viên, của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ là lời bào chữa (khoản 2 Điều 217). Nếu bị cáo có người bào chữa thì người bào chữa sẽ trình bày lời bào chữa cho bị cáo. Thực tế trong các vụ án mà bị cáo có nhiều người bào chữa, thì Chủ tọa phiên tòa sẽ yêu cầu những người bào chữa thỏa thuận cử một người trình bày lời bào chữa trước, sau đó những người bào chữa khác sẽ bổ sung ý kiến.

Lời bào chữa của Luật sư chính là kết quả của việc nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại phiên tòa của Luật sư. Thực hiện chức năng bào chữa, người bào chữa phải sử dụng mọi biện pháp phù hợp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án theo hướng có lợi cho thân chủ của mình. Tuy nhiên nếu chỉ chú tâm vào việc bào chữa có lợi cho thân chủ mình mà khơng quan tâm đến sự thật khách quan của vụ án, đưa ra những nội dung không liên quan đến vụ án hoặc lời bào chữa trùng với lời của người bào chữa trước cho cùng một bị cáo…thì có thể bị Chủ toạ phiên tồ cắt lời bào chữa.

Sau khi người bào chữa đã trình bày xong lời bào chữa thì bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. Việc quy định như vậy là rất phù hợp và bảo đảm tốt nhất cho quyền lợi của bị cáo. Giả sử trong một vụ án nào đó mà Luật sư cố tình bào chữa sai đi những tình tiết khách quan của vụ án, đến phần bổ sung ý kiến của mình, bị cáo có thể chấp nhận những nội dung khác trong bản bào chữa như tình tiết giảm nhẹ, đánh về động cơ, mục đích phạm tội của bị cáo…nhưng khi bổ sung thì ý kiến bị cáo khác với nội dung mà Luật sư đã bào chữa về tình tiết khách quan của vụ án

(như thực tế bị cáo là người cầm đầu, chủ mưu nhưng Luật sư lại cho rằng người khác) như vậy quyền lợi của bị cáo sẽ được đảm bảo hơn. Vì nếu bị cáo nghe theo lời bào chữa của Luật sư thì bị cáo sẽ khơng được hưởng tình tiết giảm nhẹ là thật thà khai báo, ăn năn hối cải, vv.

Đối với trường hợp bị cáo không nhờ người bào chữa hoặc từ chối người bào chữa mà Tòa án chỉ định trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa (theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS 2003) thì bị cáo sẽ tự mình trình bày lời bào chữa. Nếu bị cáo từ chối trình bày lời bào chữa thì Chủ tọa phiên tịa khơng buộc bị cáo phải trình bày vì bào chữa là quyền chứ khơng phải là nghĩa vụ của bị cáo.

2.2.2. Đối đáp

Đối đáp được hiểu là sự trả lời của một người tham gia tranh luận đối với lời phát biểu của người tham gia tranh luận khác.

Tại Điều 218 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định:

“Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến.

Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án.

Chủ tọa phiên tịa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận”35.

Để bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án, điều luật quy định bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về lời luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình. Người tham gia tố tụng có

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)