Luật tổ chức Tòa án nhân dân (1981), Điều 9.

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 35)

2.1.2. Quy định về thủ tục tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988, được Chủ tịch nước công bố vào ngày 9/7/1988 và có hiệu lực từ ngày 01/11/1989. Sự ra đời của Bộ luật TTHS năm 1988 đã đánh dấu một bước phát triển mới của khoa học Luật TTHS Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của đời sống xã hội lúc bấy giờ. Trên cơ sở một số nguyên tắc tố tụng được ghi nhận trong Hiến pháp, trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân… trước đó, nay đã được ghi nhận chính thức trong Bộ luật TTHS năm 1988. Bên cạnh đó, Bộ luật này còn ghi nhận một số nguyên tắc mới phù hợp hơn với xu thế tự do, dân chủ, phù hợp với chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng.

Điểm đặc biệt đáng lưu ý trong Bộ luật TTHS 1988 là việc quy định thủ tục tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm thành một chương riêng biệt (Chương XX, từ Điều 191 đến 195). Đây là chương hết sức quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, bởi lẽ các phán quyết của Tòa án phải trên cơ sở các chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét cơng khai tại phiên tịa và kết quả tranh luận cơng khai, bình đẳng giữa Kiểm sát viên với người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

Chương XX Bộ luật TTHS năm 1988 bao gồm 5 điều luật, từ Điều 191 đến Điều 195. Các quy định tại chương này cho thấy qua hoạt động tranh luận tại phiên tòa, HĐXX nghe các lý lẽ, lập luận của các bên buộc tội cũng như gỡ tội (bào chữa) từ đó ra phán quyết giải quyết vụ án một cách tồn diện, đầy đủ, chính xác và khách quan nhất. Trong phần thủ tục tranh luận, HĐXX không tham gia vào việc tranh luận mà chỉ là người điều khiển, đảm bảo cho việc tranh luận diễn ra một cách khách quan, đúng quy định, trình tự, thủ tục. Tất cả những người tham gia tố tụng đều có quyền được trình bày ý kiến về những nội dung liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Ở phần thủ tục tranh luận này các bên buộc tội, gỡ tội thể hiện việc đánh giá chứng cứ của mình, HĐXX đảm bảo cho Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác được phát biểu ý kiến để phân tích, đánh giá chứng cứ và các tình tiết của vụ án, góp phần giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật TTHS năm 1988, trình tự phát biểu khi tranh luận phải theo thứ tự nhất định, cụ thể như sau:

Để mở đầu cho phần tranh luận, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, qua đó “đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận

về tội danh nhẹ hơn; nếu thấy khơng có căn cứ để kết tội thì rút tồn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tun bố bị cáo khơng có tội” 28

.

Có thể nói hoạt động luận tội có ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa chính trị rất lớn, theo đó phần trình bày lời luận tội của Kiểm sát viên thường được sự quan tâm chú ý theo dõi đặc biệt của những người tham dự phiên tồ. Về tính chất pháp lý thì luận tội của Kiểm sát viên chính là cơng cụ để Viện kiểm sát thực hành quyền công tố Nhà nước tại phiên toà. Để luận tội của Kiểm sát viên tại tồ có chất lượng tốt thì u cầu đối với Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án trước khi tham gia phiên toà, sau khi nghiên cứu tồn diện hồ sơ thì bắt đầu dự thảo luận tội, kể cả Kiểm sát viên phải dự kiến trước những tình tiết, những tình huống phát sinh tại Toà để chuẩn bị bản luận tội tốt nhất. Bên cạnh đó tại phiên Kiểm sát viên cịn phải hết sức chú ý theo dõi để nắm được toàn bộ diễn biến của phiên toà, chủ động tham gia xét hỏi, ghi chép đầy đủ các ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác để sửa đổi, bổ sung vào nội dung của luận tội cho phù hợp với diễn biến khách quan của vụ án tại phiên tồ.

Trong q trình tranh luận, việc đối đáp của Kiểm sát viên chủ yếu là đưa ra những lập luận để phản bác những ý kiến không phù hợp của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác về các nội dung được Kiểm sát viên đưa ra trong lời luận tội. Kết quả tranh luận giữa các bên có ý nghĩa hết sức quan trọng

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)