thời qua tranh luận các quan điểm khác nhau về nội dung vụ án được đưa ra sẽ giúp cho HĐXX có được một cách nhìn nhận tồn diện nội dung vụ án, để ra được phán quyết công bằng và đúng đắn nhất.
Bộ luật TTHS năm 1988 tuy là bộ luật đầu tiên về tố tụng hình sự của nước ta, nhưng những quy định của bộ luật về thủ tục tranh luận tại phiên tồ hình sự sơ thẩm cũng tương đối chặt chẽ và đầy đủ, tuy vậy bản thân nó cũng vẫn cịn một số điểm hạn chế nhất định, những hạn chế này sẽ được khắc phục trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
2.2. Các quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm
Trong những năm gần đây bên cạnh các chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến công cuộc cải cách tư pháp và coi đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhiều tư tưởng, quan điểm, định hướng lớn về cải cách tư pháp được đề cập trong các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 21/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc
cải cách tư pháp, Nghị quyết 08 NQ/TW của Bộ chính trị đã đề ra nhiệm vụ cho hoạt động xét xử là: “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa,
bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác... việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tịa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, tồn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định”.
Thể chế quan điểm trên của Đảng, Bộ luật TTHS năm 2003 đã bổ sung một số quy định trong thủ tục tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm theo hướng nâng cao hơn trách nhiệm của Kiểm sát viên khi thực hành quyền cơng tố tại phiên tồ,
theo đó Kiểm sát viên có trách nhiệm xét hỏi, tranh luận để bảo vệ cáo trạng đã truy tố. Đồng thời trong bộ luật mới cũng mở rộng và quy định rõ hơn quyền của người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác trong việc tranh luận, trình bày ý kiến, đưa ra yêu cầu của mình về việc luận tội của Kiểm sát viên, nhằm mục đích bảo đảm cho việc tranh luận đối đáp tại phiên tịa được dân chủ, bình đẳng, cơng khai, giúp HĐXX tìm ra được sự thật khách quan của vụ án.
Khi tranh luận tại phiên tòa, bên buộc tội (đại diện Viện kiểm sát, bị hại), bên bào chữa (bị cáo, người bào chữa) và những người tham gia tố tụng khác có quyền phát biểu ý kiến, phân tích đánh giá chứng cứ, đề nghị áp dụng luật và giải quyết các vấn đề khác của vụ án. Vì vậy hoạt động tranh luận tại phiên tòa thể hiện rõ nét nhất nguyên tắc tranh tụng mà công cuộc cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới, là nơi các bên tham gia tố tụng thực hiện các quyền tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thủ tục tranh luận tại PTHSST được quy định tại Chương XXI Bộ luật TTHS năm 2003, bao gồm 5 điều, từ Điều 217 đến Điều 221. So với quy định tại Chương XX của Bộ luật TTHS năm 1988 thì tổng số điều, tên chương và tên điều về cơ bản là không thay đổi. Về nội dung, bổ sung một số quy định nhằm cụ thể hóa các yêu cầu của Nghị quyết 08-NQ/TW về nâng cao tính dân chủ, công khai về tranh tụng tại phiên tòa và xác định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng hơn quyền, nghĩa vụ của Kiểm sát viên và các chủ thể khác tham gia tranh luận, cũng như trách nhiệm của HĐXX trong việc bảo đảm cho các bên tham gia luận tại phiên tòa, cụ thể như sau:
2.2.1. Trình tự phát biểu khi tranh luận
Bộ luật TTHS năm 2003 khơng quy định vai trị của HĐXX trong việc thực hiện tranh luận mà chỉ điều khiển phiên toà, điều khiển việc tranh luận, đảm bảo cho việc tranh luận được tiến hành khách quan, tồn diện, trên cơ sở đó xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự.
Trình tự tranh luận được tiến hành như sau:
Mở đầu cho phần thủ tục tranh luận là Kiểm sát viên trình bày lời luận tội. Theo Điều 217 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định: “Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại
phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn; nếu thấy khơng có căn cứ để kết tội thì rút ra tồn bộ quyết định truy tố và đề nghị hội đồng xét xử tun bố bị cáo khơng có tội. Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa”32.
Như vậy phần tranh luận tại phiên tòa được bắt đầu bằng lời luận tội của Kiểm sát viên qua đó đề nghị kết tội bị cáo theo tồn bộ hay một phần nội dung của bản cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, và căn cứ vào những nội dung đã làm rõ trong phần thủ tục xét hỏi nếu Kiểm sát viên thấy khơng có căn cứ để kết tội thì rút tồn bộ quyết định truy tố và đề nghị HĐXX tun bố bị cáo khơng có tội. Trong lời luận tội của Kiểm sát viên không thể kết luận về tội nặng hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố trước đó mà chỉ có thể kết luận về tội nhẹ hơn.
Theo quy định trên thì Kiểm sát viên phải “trình bày” lời luận tội chứ khơng phải “đọc” lời luận tội, mà Kiểm sát viên đã chuẩn bị trước khi mở phiên tồ. Bên cạnh đó tinh thần của điều luật còn yêu cầu Kiểm sát viên trong luận tội của phải có sự phân tích, lập luận và dẫn giải cụ thể, đầy đủ, hợp lý chứ khơng phải trình bày lời buộc tội đơn thuần (khơng thể khơng có phân tích, lập luận và dẫn chứng gì mà Kiểm sát viên kết tội bị cáo một cách cứng nhắc). Lời luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào kết quả xét hỏi, những tài liệu chứng cứ đã được kiểm tra, thẩm định tại phiên tòa, căn cứ vào ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Nếu Kiểm sát viên khơng thực hiện sự phân tích đánh giá chứng cứ, phân tích các căn cứ áp dụng pháp luật thì luận tội sẽ mang tính một chiều, đơn thuần và khơng có tính thuyết phục. Đối với trường hợp này thì Chủ tọa phiên tịa có quyền u cầu Kiểm sát viên thực hiện sự phân tích và đánh giá về các vấn đề có liên quan để đảm bảo kết quả của tranh luận.