Bộ Luật TTHS (1988), khoản 2 Điều 191.

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 37)

cho bị cáo để được giảm nhẹ hình phạt. Người bào chữa và bị cáo có thể phản bác quan điểm của Kiểm sát viên về các vấn đề dân sự, về các biện pháp tư pháp, về xử lý vật chứng...

Tham gia tranh luận tiếp theo là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Tất cả những người này được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Họ có quyền đề nghị bổ sung so với mức đề nghị của Kiểm sát viên, có quyền bác bỏ đề xuất của Kiểm sát viên về các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi hợp pháp mà họ cho rằng không phù hợp.

Sau khi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng đã trình bày lời luận tội và ý kiến của mình thì đến phần đối đáp. Điều 192 Bộ luật TTHS năm 1988 quy định: ”Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, nhưng

chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình khơng đồng ý. Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án”30.

Điều 192 không quy định ai là người phát biểu đối đáp trước và ai phải đối đáp với ai. Qua thực tiễn tại các phiên tồ, thơng thường HĐXX u cầu Kiểm sát viên phát biểu trước, tiếp theo là người bào chữa, bị cáo và những người tham gia phiên tòa khác. Nội dung để các bên đối đáp là những lập luận, quan điểm mà một bên tham gia đối đáp đưa ra và phía bên kia khơng nhất trí với quan điểm đó, những vấn đề nào đã nhất trí thì đó khơng phải là nội dung của đối đáp. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình khơng đồng ý. Đây là quy định còn bất hợp lý, chưa bảo đảm tốt nhất cho các bên thực hiện việc tranh luận để làm sáng tỏ vấn để. Trong thực tế, có thể có những vấn đề phức tạp khơng thể trình bày (đối đáp) hết trong một lần, có thể ngay sau khi trình bày lại nảy sinh những lập luận mới nhưng bị pháp luật hạn chế tranh luận làm ảnh hưởng đến hiệu quả tranh luận của các bên. Hạn chế này sẽ được khắc phục, sửa đổi trong Bộ luật TTHS năm 2003.

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)