Liên Đoàn Luật sư Việt Nam (2012), Báo cáo, (04).

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 66 - 69)

chung, tinh thần trách nhiệm, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ Luật sư ngày càng được đề cao và đã đóng góp phần tích cực vào công cuộc cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả tranh luận tại các phiên tồ hình sự, bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ ngày càng có hiệu quả hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân nói chung và của bị can, bị cáo nói riêng. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại trong hoạt động của Luật sư trong việc thực hiện tranh luận tại các PTHS, thể hiện ở một số điểm sau đây:

Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, trong những năm gần đây số vụ án hình sự xét xử có Luật sư tham gia phiên tồ chỉ chiếm khoảng 20% tổng số vụ án được xét xử, trong đó nhiều trường hợp Luật sư tham gia bào chữa bắt buộc do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu theo quy định của pháp luật. Trên thực tế rất nhiều vụ án do khơng có tiền th Luật sư nên bị cáo gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự bào chữa để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Số liệu trên cũng cho thấy còn khoảng 80% số vụ án hình sự xét xử khơng có Luật sư bào chữa tham gia phiên tồ. Đối với số phiên tồ có Luật sư tham gia trong trường hợp do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu (bào chữa bắt buộc) hoạt động tranh luận, đối đáp giữa các bên chưa đạt yêu cầu, cịn mang tính hình thức. Trong các vụ án này Luật sư bào chữa chỉ vì trách nhiệm được giao mà tham gia tố tụng nên việc tranh luận, chuẩn bị nội dung tranh luận, bào chữa thường sơ sài, không đảm bảo chất lượng. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tinh thần trách trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của Luật sư không cao.

Một số Luật sư hạn chế về trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp; tác phong làm việc cẩu thả, đại khái, qua loa; không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án; không làm tốt công tác chuẩn bị (dự thảo bài bào chữa, kế hoạch tham gia xét hỏi; dự kiến những phương án bào chữa khác nhau,…) nên chất lượng hoạt động bào chữa trong rất nhiều trường hợp không cao, khơng bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của các bị cáo.

Một số Luật sư khơng tích cực tham gia vào quá trình xét hỏi, tranh luận hoặc không chú ý theo dõi diễn biến phiên tồ, khơng ghi chép hoặc ghi chép khơng

đầy đủ, chính xác nội dung quan điểm (luận tội, kết luận) hoặc ý kiến đối đáp của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác về các vấn đề giải quyết trong vụ án;... Vì vậy, khi tranh luận, một số Luật sư chỉ phát biểu qua loa, nội dung bào chữa chung chung khơng đi sâu phân tích các nội dung buộc tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo và các vấn đề cần giải quyết trong vụ án mà ý kiến còn khác nhau giữa những người tham gia tranh luận. Có trường hợp khi được Chủ tọa phiên tồ u cầu trình bày lời bào chữa, Luật sư trả lời một câu rất ngắn gọn và vơ trách nhiệm: “Tơi hồn tồn nhất trí với nội dung buộc tội của đại

diện Viện kiểm sát” và ngồi xuống. Cũng có trường hợp vì nhiều lý do khác nhau

mà Luật sư bỏ ngang phiên tồ, khơng thực hiện nghĩa vụ bào chữa của mình. Ví dụ: Tháng 11-2010, tại phiên xử một vụ cướp tài sản của TAND tỉnh Điện

Biên, ba luật sư bào chữa cho một bị cáo đã bỏ về sau khi “tố” kiểm sát viên khơng có tên trong quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng vẫn ngồi ghế cơng tố. Hay trong phiên tịa sơ thẩm xét xử Bùi Tiến Dũng (nguyên tổng giám đốc PMU 18), khi phiên tòa bước sang phần tranh tụng, nhiều luật sư bức xúc vì bị chủ tọa ngắt lời nhiều lần đã đứng dậy, xách cặp bỏ về…48

.

Khơng ít trường hợp Luật sư do không nắm vững hoặc không cập nhật kịp thời đầy đủ các quy định pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung có liên quan đến vụ án bào chữa nên đã nhận thức không đúng và viện dẫn nhầm các quy định pháp luật đã hết hiệu lực. Nhiều Luật sư kỹ năng diễn đạt, trình độ phân tích, lập luận trong tranh luận cịn hạn chế, do đó lời bào chữa không chặt chẽ, thiếu căn cứ và sức thuyết phục. Cịn có những vụ Luật sư nhầm lẫn khi lấy bản bào chữa của vụ án này để bào chữa cho bị cáo ở vụ án khác (những vụ án có cùng tên họ).

Hiện nay nghiêm trọng nhất vẫn là tình trạng Luật sư “chạy án”, Luật sư chỉ lo tìm cách liên hệ với Kiểm sát viên, với Thẩm phán để đưa ra “thoả thuận” trong việc giải quyết các vụ án để hưởng lợi bất hợp pháp, điều này đã làm ảnh hưởng đến uy tín Luật sư, làm mất tính nghiêm minh của pháp luật. Ví dụ: như vụ luật sư Lưu

Đình Nghĩa và thẩm phán Nguyễn Thanh Hải, nguyên thẩm phán Toà án nhân dân

tỉnh Lâm Đồng (liên quan trong việc chạy án và chiếm đoạt tài sản của bà Lê Thị Thu Loan ở Lâm Đồng) đã bị Tịa phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao tại TP.HCM xét xử và tuyên phạt tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”49

.

Hay vụ luật sư Lê Bảo Quốc chạy án ở Bình Dương bị Tồ án nhân dân tỉnh Bình Dương xử phạt tổng cộng 29 năm tù về các tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đưa hối lộ, lừa đảo, trốn khỏi nơi giam giữ và làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức 50.

Đối với hoạt động tranh luận của bị cáo, bị đơn dân sự và những người tham gia tố tụng khác trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự hiện nay rất mờ nhạt. Nguyên nhân của tình trạng này là do các bị cáo ỷ lại việc mình đã có Luật sư bào chữa, hoặc là đa số các bị cáo vì trình độ nhận thức pháp luật còn yếu kém nên không thể thực hiện việc đối đáp, tranh luận với Kiểm sát viên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình được. Thực tế hiện nay, trong các phiên toà xét xử các vụ án mà bị cáo không nhờ Luật sư bào chữa (đa số là án sơ thẩm cấp huyện) thì phần thủ tục tranh luận hầu như không “diễn ra”. Trong phần này, chỉ có một mình Kiểm sát viên “độc thoại” bằng việc Kiểm sát viên trình bày lời buộc tội (qua bản luận tội), còn bị cáo, những người tham gia tố tụng khác thì hầu như khơng có ý kiến gì đối đáp lại những ý kiến kết luận của đại diện Viện kiểm sát. Đó chính là do họ khơng có đủ năng lực, trình độ và hiểu biết pháp luật để thực hiện việc tranh luận trước toà.

3.2.2. Những bất cập, vướng mắc trong các quy định Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến tranh luận tại phiên tòa

Hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã từng bước được hoàn thiện theo yêu cầu của cải cách tư pháp được xác định tại các Nghị quyết của Bộ chính trị (Nghị quyết 08, Nghị quyết 48, Nghị quyết 49). Do vậy công cuộc cải cách tư pháp của nước ta bước đầu cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên từ thực tiễn thi hành Bộ luật TTHS và các văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt là các

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)