Thông tư số 16 TATC, ngày 27/9/1974, phần thứ 4 quy định về trình tự tố tụng xét xử tại phiên tòa, tr132.

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 32 - 33)

Sau đại thắng mùa xuân 1975 đất nước ta hoàn tồn được giải phóng, chúng ta có những điều kiện rất thuận lợi để ổn định mọi mặt, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Trên cơ sở đó Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức Tồ án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 ra đời. Về cơ bản Hiến pháp 1980, Luật tổ chức Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân 1981 vẫn ghi nhận lại những nguyên tắc tố tụng hình sự được khẳng định trong Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức Toà án, Viện kiểm sát năm 1960. Tuy nhiên các quy định của pháp luật về tố tụng trong giai đoạn này cũng đã có nhiều quy định đảm bảo hơn cho việc tranh tụng, tranh luận cơng khai trong q trình tố tụng, điều này thể hiện thông qua việc ghi nhận các nguyên tắc như khơng ai có thể bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Toà án (ngun tắc suy đốn vơ tội); ngun tắc bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo; nguyên tắc trách nhiệm chứng minh trong vụ án của các chủ thể; các quy định về bảo đảm quyền bình đẳng của bên buộc tội và bên gỡ tội…

So với giai đoạn trước thì pháp luật về tố tụng hình sự nói chung và các quy định liên quan đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các quy định liên quan đến hoạt động tranh luận tại phiên tồ nói riêng cũng đã có sự phát triển tương đối đầy đủ. Như về hoạt động bào chữa, tại Điều 133 của Hiến pháp quy định: “Tổ chức

Luật sư được thành lập để giúp cho bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”26

.

Hay Điều 9, Luật tổ chức Tòa án năm 1981 quy định: “Quyền bào chữa của bị cáo

được bảo đảm. Bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ Luật sư, bào chữa viên nhân dân bào chữa cho mình. Trong những trường hợp do luật pháp quy định, Tòa án nhân dân cử người bào chữa cho bị cáo”27. Trước yêu cầu đó, ngày 18/12/1987 Pháp lệnh Luật sư được ban hành, qua đó tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ Luật sư ở nước ta, phát huy vai trò của Luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, của đương sự và cũng góp phần vào sự phát triển hoạt động tố tụng tại các phiên toà xét xử các vụ án hình sự nói chung.

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)