Dương Thanh Biểu (2007), Tranh luận tại phiên toà sơ thẩm, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr281.

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 60 - 64)

hại đồng ý và có hẹn trước, do vậy việc truy tố bị cáo về tội hiếp dâm là oan. Kiểm sát viên đã căn cứ các tình tiết của vụ án, các chứng cứ như lời khai người làm chứng, người bị hại và thực hiện việc đối đáp lại với bị cáo là “theo ngưòi bị hại và những người làm chứng thì giữa bị cáo và bị hại khơng có quan hệ yêu đương từ trước, lúc quan hệ tình dục ngưịi bị hại đã phản đối và chống cự, kêu la người gần đó nghe thấy. Như vậy việc bị cáo đã lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân để quan hệ tình dục trái ý muốn của người bị hại là phạm tội hiếp dâm theo quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS” 43.

Trong những năm gần đây, bên cạnh việc nâng cao về chất lượng, thì số lượng Kiểm sát viên các cấp của ngành kiểm sát cũng được nâng lên. Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tổng số biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp được giao đến hết năm 2011 (khơng tính Viện Kiểm sát quân sự các cấp) là 13.743 người, trong đó có 8.925 Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và 14 Điều tra viên cao cấp (theo Nghị quyết số 821/2009 ngày 17/9/2009 của UBTVQH). Tính đến ngày 15/6/2012, toàn ngành Kiểm sát nhân dân đã thực hiện được 13.349 biên chế, còn thiếu 394 biên chế so với tổng biên chế được duyệt và thiếu 547 Kiểm sát viên trung cấp và sơ cấp (như vậy hiện nay ngành Kiểm sát chỉ có 8378 Kiểm sát viên các cấp).

Với số lượng cán bộ, Kiểm sát viên như trên, ngành Kiểm sát nhân dân cũng đã dần dần đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Tuy nhiên so với khối lượng công việc hiện tại thì số lượng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ Kiểm sát viên chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Từ thực trạng này ngành Kiểm sát nhân dân đã đề nghị được bổ sung biên chế và số lượng Kiểm sát viên các cấp. Mới đây Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội đã ra Nghị quyết số 522e/NQ-UBTVQH13 bổ sung biên chế cho ngành kiểm sát nhân dân, theo đó tổng biên chế của Viện kiểm sát nhân dân các cấp được duyệt là 15.860 người, trong đó có 2.117 người được bổ

sung mới, chủ yếu là bổ sung biên chế cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, với 2.014 người, chiếm hơn 95% trên tổng số số biên chế mới được bổ sung. Đồng thời bổ sung mới 1.499 Kiểm sát viên trung cấp. Với việc bổ sung 2014 biên chế cho Viện kiểm sát cấp huyện, đây là nguồn cán bộ dồi dào để bổ sung lực lượng Kiểm sát viên sơ cấp trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, hiện nay trình độ của Kiểm sát viên các cấp của ngành Kiểm sát nhân dân đã được ổn định (đảm bảo 100% Kiểm sát viên có trình độ Cử nhân Luật trở lên). Bên cạnh đó số Kiểm sát viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ cũng ngày càng gia tăng. Như vậy với số lượng Kiểm sát viên được bổ sung như trên, cộng với việc ngày càng được nâng cao về trình độ sẽ là điều kiện bảo đảm cho việc tranh luận công bằng, hiệu quả với đội ngũ Luật sư tại các phiên tồ xét xử về hình sự trong thời gian tới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại các phiên tồ sơ thẩm hình sự vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế nhất định, thể hiện ở một số điểm sau đây:

Một số Kiểm sát viên không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bị không tốt dự thảo luận tội, kế hoạch tham gia xét hỏi, khơng dự kiến các tình huống có thể xảy ra tại phiên toà và hướng xử lý nên bị động, lúng túng trong tranh luận, đối đáp.

Cũng cịn những Kiểm sát viên chưa tích cực, chưa chủ động tham gia vào việc xét hỏi, khơng chủ động, tích cực tranh luận, khơng chú ý theo dõi, ghi chép ý kiến tranh luận của những người tham gia tố tụng... Vì vậy, khi tranh luận Kiểm sát viên chỉ phát biểu qua loa, né tránh việc tranh luận những vấn đề mà Luật sư, những người tham gia tố tụng có quan điểm khác với quan điểm của mình. Nhiều trường hợp Kiểm sát viên khơng tích cực tranh luận mà chỉ phát biểu chung chung như

“giữ nguyên quan điểm như cáo trạng đã truy tố”, vì vậy mà các quan điểm và đề

xuất của Kiểm sát viên thiếu căn cứ, không có sức thuyết phục nên khơng được HĐXX chấp nhận. Hay có trường hợp Kiểm sát viên khơng những không thực hiện tranh luận mà cịn có những lời lẽ khơng hay xúc phạm Luật sư.

Ví dụ: Tháng 4-2011, một kiểm sát viên của VKSND huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đã bị cơ quan kiểm điểm vì vi phạm quy chế trong tranh tụng. Nguyên cuối năm 2010, kiểm sát viên này ngồi ghế công tố trong một vụ hủy hoại tài sản nhưng không đối đáp, tranh luận với luật sư. Đã vậy, kiểm sát viên cịn chê luật sư “khơng biết gì”, “trình độ thấp kém”… cùng nhiều lời xúc phạm khác. Sau đó luật sư đã có đơn kiến nghị, kèm đĩa ghi hình gửi viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh, viện trưởng VKSND huyện Vân Đồn đề nghị xử lý kiểm sát viên 44

.

Một số Kiểm sát viên trình độ chuyên môn và kỹ năng tranh luận cịn hạn chế, khơng nắm chắc hoặc không cập nhật kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật nên khi tranh luận khơng viện dẫn chính xác thậm chí viện dẫn sai các quy định pháp luật cần áp dụng. Có trường hợp Kiểm sát viên chỉ đề xuất quan điểm chung chung như “đề nghị HĐXX giải quyết theo quy định của pháp luật” là chưa đáp ứng được yêu cầu của phần thủ tục tranh luận tại phiên toà.

Từ thực tiễn thực hiện việc tranh luận cịn có những trường hợp Kiểm sát viên coi nhẹ việc đối đáp, tranh luận để làm rõ sự thật khách quan. Có trường hợp bị cáo đưa ra các tài liệu, chứng cứ chứng minh mình vơ tội nhưng khơng được Kiểm sát viên xem xét thận trọng để làm rõ khi đối đáp dẫn đến vụ án phải bị trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Ví dụ vụ án Nguyễn Xuân Bản phạm tội tham ô ở tỉnh Tuyên Quang: Qua xét hỏi công khai tại phiên tồ bị cáo xuất trình các tài liệu chứng minh mình vơ tội. Lẽ ra trong trường hợp này Kiểm sát viên phải xem xét thận trọng, nếu chưa đủ căn cứ kết luận thì đề nghị HĐXX cho hỗn phiên tồ để xác minh tiếp. Nhưng Kiểm sát viên vẫn đề nghị HĐXX tuyên án. Tuy nhiên với những tài liệu mà bị cáo xuất trình tại phiên tồ cần xác minh mới có căn cứ

44

http://www.hongha.vn/vi/tin-bai-dang-chu-y-859/nang-cao-chat-luong-hoat-dong-tranh-tung-tai-phien-toa- 1131.html.

kết luận, vì vậy HĐXX đã trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung 45

.

*Đối với hoạt động tranh luận của người bị hại, nguyên đơn dân sự và những người đại diện hợp pháp của họ.

Theo quy định của Bộ Luật TTHS năm 2003 thì trong phần thủ tục tranh luận người bị hại, nguyên đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 51, 52 và 217). Họ được đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường, trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình và đáp lại ý kiến của người khác (Điều 218). Người bị hại có quyền trình bày lời buộc tội trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại (Điều 51 Bộ luật TTHS).

Từ thực tiễn xét xử các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại cho thấy, thơng thường HĐXX khơng có sự phân biệt với những vụ án bình thường khác. Trong các vụ án này Kiểm sát viên hầu như làm hết tất cả việc buộc tội, còn người bị hại tham gia với vai trị rất thụ động, hồn tồn phụ thuộc và phó mặc cho Kiểm sát viên thực hiện buộc tội cho mình. Điều này khơng đảm bảo quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật TTHS.

Bên cạnh đó theo Điều 105 Bộ Luật TTHS, “…Trong trường hợp người đã

yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tịa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ…”. Quy định này cũng chưa phù hợp và chưa bảo đảm tính khách quan,

chưa bảo đảm tốt nhất quyền của người bị hại theo quy định pháp luật. Về thực chất người bị hại rút yêu cầu tại phiên tòa hay trước phiên tòa cũng giống nhau, nhưng rút tại phiên tịa thì đảm bảo khách quan hơn vì tại phiên tồ có mặt đầy đủ các bên tham gia tố tụng, những người tiến hành tố tụng và cả những người tham dự phiên tồ. Hơn nữa tại phiên tồ người bị hại có cơ hội thực hiện quyền của mình dân chủ và toàn diện hơn, lúc này họ không bị ép buộc, cưỡng bức hay vì một áp lực lực nào.

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)