Luật tổ chức Toà án nhân dân (1960), Điều 7.

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 32)

Trong khi đó Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 quy định Viện kiểm sát nhân dân được thành lập thành một hệ thống độc lập (thay thế Viện công tố trước đây) để thực hiện chức năng buộc tội (truy tố và thực hành quyền công tố). Người bị hại, nguyên đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền đưa ra chứng cứ buộc tội, các yêu cầu bồi thường thiệt hại, thực hiện việc tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Nhìn chung, sau khi ban hành và thực hiện Luật tổ chức Tồ án nhân dân năm 1960 thì hoạt động tố tụng nói chung, tố tụng tại phiên tồ nói riêng cũng đã có nhiều tiến bộ và đạt hiệu quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động tố tụng tại phiên tồ cũng cịn nhiều tồn tại, như việc các thẩm phán chỉ dựa vào hồ sơ mà coi nhẹ việc thẩm vấn, tranh luận cơng khai trước Tồ, nhiều vụ việc thẩm phán không chú ý, khơng lắng nghe bị cáo trình bày do đó khơng làm rõ được các tình tiết khách quan của vụ án do đó chỉ ra phán quyết theo chủ trương đã duyệt án trước đó... Để khắc phục những tồn tại và bất cập trên, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm ban hành kèm theo Thơng tư số 16 - TATC ngày 27/9/1974, trong đó phần thứ 4 quy định về trình tự tố tụng xét xử tại phiên tòa của Tòa án nhân dân quy định: “Đối với những vụ án phải đưa ra xét xử, việc xét xử tại phiên tòa là giai đoạn quyết định vụ án. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của tồn bộ trình tự tố tụng hình sự vì trong phiên tịa, Tịa án nhân dân thẩm tra lại toàn bộ chứng cứ, nghe tranh cãi và cuối cùng quyết định việc xử lý vụ án”25. Theo đó xác định giai đoạn xét xử cơng khai tại phiên tồ là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng nhất đối với vụ án. Tại phiên toà toàn bộ các chứng cứ được xem xét, đánh giá, thẩm tra kỹ lưỡng để xác định tính xác thực. Và để có căn cứ cho Tồ án ra quyết định giải quyết vụ án thì Tồ án phải nghe các bên tranh cãi, tranh luận về các tình tiết, về các chứng cứ trong vụ án. Có thể nói đây là những quy định rất tiến bộ về thủ tục tố tụng tại phiên tồ và nó vẫn cịn ngun giá trị pháp lý cho đến ngày nay.

Một phần của tài liệu Tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)