quyền đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của Kiểm sát viên, nếu khơng đồng ý thì phải phân tích lý do của việc khơng đồng ý đó và đưa ra đề nghị của mình về vấn đề đó.
Về phía Kiểm sát viên, khi những người tham gia tranh luận có ý kiến với mình, Kiểm sát viên có trách nhiệm phải đưa ra những lập luận đối với từng ý kiến đó và bảo vệ ý kiến của mình. Kiểm sát viên khơng được đối đáp theo kiểu “giữ nguyên quan điểm truy tố” mà khơng phân tích, đối đáp gì thêm. Trường hợp Kiểm sát viên không lập luận để đối đáp với người tham gia tranh luận, Chủ tọa phiên tịa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận. Đây là những quy định mới nhằm nâng cao trách nhiệm thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên và yếu tố tranh tụng tại phiên tòa. Trước đây, tuy trong Bộ luật TTHS 1988 có quy định về việc đối đáp, tranh luận của Kiểm sát viên nhưng thực chất việc tranh luận diễn ra rất nặng về tính hình thức. Kiểm sát viên khi khơng muốn hoặc khơng có lập luận để đối đáp lại ý kiến của những người tham gia tranh luận khác thì Kiểm sát viên hay phát biểu bằng cách giữ nguyên quan điểm truy tố như phân tích ở trên.
Điều luật cịn quy định, người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến khơng liên quan đến vụ án. Như vậy, khác với quy định của Bộ luật TTHS năm 1988, điều luật không quy định “người tham gia tranh luận chỉ có
quyền phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình khơng đồng ý”. Quy định này
tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia tranh luận thoải mái tranh luận, đưa ra các ý kiến thuyết phục đến cùng vấn đề mình bảo vệ và bảo đảm việc tranh luận được dân chủ, cơng khai hơn tại phiên tịa. Điều này cịn có ý nghĩa rất lớn đối với HĐXX, theo đó HĐXX càng nghe được nhiều ý kiến tranh luận, đối đáp khác nhau thì càng có điều kiện để xem xét, quyết định một cách chính xác, khách quan hơn về việc giải quyết vụ án.
Bên cạnh việc không hạn chế thời gian tranh luận, để phiên tịa khơng kéo dài một cách không cần thiết, Chủ tọa phiên tịa có quyền cắt ý kiến đối đáp trong các trường hợp những ý kiến đó khơng liên quan đến vụ án, người tham gia tố tụng phát biểu nhiều lần một vấn đề, những lời phát biểu đó trùng lặp nhau hoặc trùng lặp với ý kiến của người khác đã phát biểu.
Từ những nội dung trên cho chúng ta thấy Bộ luật TTHS năm 2003 đã có những quy định bổ sung mới rất tiến bộ, nhằm xác định rõ ràng, cụ thể và đầy đủ hơn quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tranh luận. Những quy định này giúp khắc phục tình trạng Kiểm sát viên đối đáp qua loa, đối đáp cho có đối với các ý kiến tranh luận của người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, bảo vệ tốt hơn quyền của các chủ thể này.
2.2.3. Trở lại việc xét hỏi
Tại Điều 219 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định: “Nếu qua tranh luận mà thấy cần thiết xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử có thể quyết định trở lại việc xét hỏi. Xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận”.
Thông qua việc tranh luận, các bên đi sau phân tích, đưa ra nhiều chứng cứ, tài liệu và có những ý kiến đánh giá khác nhau về một vấn đề nào đó mà việc tranh luận khơng có kết quả, hoặc các bên có đưa ra tài liệu, chứng cứ mới thì có thể quay lại phần xét hỏi. Việc xét hỏi để làm rõ thêm những vấn đề còn chưa rõ, để bảo đảm hơn tính chính xác, khách quan của vụ án. Vì vậy điều luật quy định trong trường hợp này HĐXX có thể quyết định trở lại việc xét hỏi. Trong q trình tranh luận HĐXX có thể quyết định quay trở lại xét hỏi nhiều lần mà không nhất thiết là chỉ một lần.
Việc quay trở lại phần thủ tục xét hỏi có thể do HĐXX tự quyết định hoặc có thể do Kiểm sát viên hay những người tham gia tranh luận yêu cầu và HĐXX nhận thấy yêu cầu đó là cần thiết. Luật khơng quy định HĐXX quyết định trở lại xét hỏi vào thời điểm nào khi tranh luận, nhưng thông thường HĐXX quyết định trở lại xét hỏi khi các bên khơng có ý kiến phát biểu và đối đáp thêm mặc dù có những vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Khi việc xét hỏi thêm xong thì Chủ tọa lại cho tiếp tục tranh
luận. Việc tranh luận xung quanh kết quả đã xét hỏi thêm, nếu kết quả đó làm thay đổi quan điểm của người tham gia tranh luận thì người đó có quyền thay đổi ý kiến. Khi các bên đưa ra tài liệu, chứng cứ mới trong quá trình tranh luận thì HĐXX phải xem xét tính chân thực, khách quan của từng tài liệu, chứng cứ đó bằng cách quay trở lại việc xét hỏi. Nếu tài liệu, chứng cứ mới đó là tài liệu gốc, tin cậy được, phản ánh tính chân thực, khách quan thì mặc dù tài liệu đó do Luật sư hay người tham gia tố tụng khác thu thập, HĐXX có thể coi đó là chứng cứ để xác định sự thật vụ án. Nếu tài liệu, chứng cứ không thể tin cậy thì HĐXX bác bỏ.
2.2.4. Bị cáo nói lời sau cùng
Tại Điều 220 Bộ luật TTHS 2003 quy định:
“Sau khi những người tham gia tranh luận khơng trình bày gì thêm, Chủ tọa phiên tịa tuyên bố kết thúc phần tranh luận.
Bị cáo được nói sau cùng. Khơng được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Hội đồng xét xử có quyền u cầu bị cáo khơng được trình bày những điểm khơng liên quan đến vụ án, nhưng không hạn chế thời gian đối với bị cáo.
Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi”36
Sau khi những người tham gia tranh luận phát biểu ý kiến và đối đáp xong, Chủ tọa phiên tịa hỏi có ai có ý kiến tranh luận gì thêm khơng. Nếu họ khơng trình bày gì thêm thì chủ tọa phiên tịa tun bố kết thúc phần tranh luận và cho bị cáo nói lời sau cùng. Luật quy định bị cáo được nói lời sau cùng là để HĐXX nắm được tâm tư, nguyện vọng, nhận thức của bị cáo sau khi đã xét hỏi, tranh luận xong để có cơ sở cân nhắc đường lối xử lý cho phù hợp. Trong lời nói sau cùng, bị cáo có quyền trình bày tất cả những gì mà họ thấy phải nói, thái độ của họ đối với việc buộc tội, đề nghị HĐXX lưu ý đến tình tiết nay hay tình tiết khác của vụ án, hay thái độ tỏ ra ăn năn hối cải… HĐXX không được hạn chế thời gian đối với bị cáo