Điều 35 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự 199.

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 30)

họ cũng hồn tồn có quyền thay đổi, bổ sung hoặc rút u cầu của mình. Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh đã đề cập tới quyền yêu cầu phản tố của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn và quyền đƣa ra yêu cầu độc lập của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự. Đồng thời, Pháp lệnh còn quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng của đƣơng sự tại Khoản 2 Điều 20, theo đó, các đƣơng sự có quyền bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ, đƣợc biết chứng cứ do bên kia cung cấp; yêu cầu Toà án tiến hành biện pháp điều tra cần thiết và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tham gia hoà giải; tham gia phiên toà; yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, thƣ ký Toà án, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch; đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi ngƣời khác; tham gia tranh luận tại phiên toà và quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án.

Về vấn đề ủy quyền thì đƣơng sự hồn tồn có quyền ủy quyền cho luật sƣ hoặc ngƣời khác thay mặt mình tham gia tố tụng, chỉ trừ việc ly hơn và hủy việc kết hơn trái pháp luật9. Cịn đối với việc nhờ ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì đƣơng sự có thể nhờ luật sƣ, bào chữa viên nhân dân hoặc ngƣời khác đƣợc Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình10

.

Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Pháp lệnh cũng quy định về các dạng biện pháp cụ thể và thủ tục áp dụng những biện pháp này. Theo Điều 41 Pháp lệnh, chủ thể có quyền u cầu Tịa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Viện kiểm sát và đƣơng sự nhằm mục đích tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đƣơng sự hoặc để bảo vệ bằng chứng. Nếu đƣơng sự là ngƣời yêu cầu thì đƣơng sự hồn tồn có quyền lựa chọn những biện pháp mà luật đã quy định để yêu cầu Tòa án áp dụng. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay và các đƣơng sự có quyền khiếu nại quyết định này lên Chánh án Tòa án.

Trong vấn đề hòa giải, Pháp lệnh đề cao quyền tự nguyện thỏa thuận về việc giải quyết vụ án giữa các đƣơng sự, chính vì vậy, Khoản 2 Điều 44 Pháp lệnh đã quy định: “Khi các đƣơng sự thoả thuận đƣợc với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tồ án lập biên bản hồ giải thành. Bản sao biên bản này đƣợc gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung”. Đƣơng sự có quyền thay đổi ý chí của mình đã thể hiện ở biên bản hịa giải thành trong thời hạn 15 ngày, Tịa án chỉ ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của đƣơng sự khi

9

Khoản 1 Điều 22 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự 1989. 10 Khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự 1989.

hết thời hạn 15 ngày đó mà đƣơng sự không thay đổi ý kiến, Viện kiểm sát, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung khơng phản đối sự thoả thuận đó.

Về quyền kháng cáo, Khoản 1 Điều 58 Pháp lệnh ghi nhận đƣơng sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết. Bên cạnh đó, theo Điều 60 thì đƣơng sự kháng cáo cũng có quyền sửa đổi nội dung kháng cáo hoặc rút kháng cáo vào thời điểm trƣớc hoặc trong phiên tịa phúc thẩm.

Qua đó, ta nhận thấy Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 chính là văn bản chính thức đầu tiên pháp điển hóa những quy định về thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, pháp lệnh chỉ đề cập đến thủ tục giải quyết các vụ án dân sự mà không nhắc đến việc dân sự. Sau Pháp lệnh năm 1989 thì Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế năm 1994 ra đời và tiếp nữa là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996. Về cơ bản, quyền tự định đoạt của đƣơng sự theo quy định của hai pháp lệnh này cũng giống với pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, nhƣng bổ sung thêm quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong việc yêu cầu ngƣời có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm theo điểm h khoản 2 Điều 21 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế năm 1994 và điểm h khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996. Nhƣ vậy, những quy định của pháp luật về quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong giai đoạn này đã trở nên cụ thể, chi tiết hơn và quyền tự định đoạt cũng ngày càng đƣợc mở rộng hơn. Tiếp sau các Pháp lệnh, sự ra đời của BLTTDS số 24/2004/QH11 đƣợc Quốc hội Nƣớc Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thơng qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005 đƣợc xem là một thành tựu, đánh dấu một bƣớc phát triển vƣợt bậc của pháp luật TTDS Việt Nam.

Tóm lại, thơng qua việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển những quy định của pháp luật TTDS về quyền tự định đoạt của đƣơng sự từ năm 1945 cho đến trƣớc thời điểm BLTTDS 2004 có hiệu lực thi hành cho thấy quyền tự định đoạt của đƣơng sự đã đƣợc pháp luật thừa nhận từ rất sớm. Tuy giai đoạn từ năm 1945 cho đến năm 1989 ban đầu chỉ là các quy định sơ sài trong các Sắc lệnh và tồn tại tản mạn trong các Thơng tƣ của Tịa án nhân dân tối cao, nhƣng từ ngày 01/01/1990 là ngày Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự có hiệu lực thi hành thì những quy định về quyền tự định đoạt của đƣơng sự ngày càng đƣợc hoàn thiện. Theo đó, các

quyền tự định đoạt cụ thể nhƣ quyền khởi kiện, quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện; quyền cử ngƣời đại diện theo ủy quyền; quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án đã đƣợc Pháp lệnh ghi nhận một cách rõ ràng. Về sau, khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 đƣợc ban hành thì cịn ghi nhận thêm quyền u cầu ngƣời có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Khuynh hƣớng của pháp luật TTDS ngày càng phát triển dựa trên sự mở rộng quyền tự định đoạt của đƣơng sự cùng với BLTTDS 2004 ra đời đã kế thừa những quy định tiến bộ này; đồng thời bổ sung thêm những quy định mới góp phần bảo đảm hơn quyền tự định đoạt của đƣơng sự và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLTTDS có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 đã bổ sung một số quyền quan trọng của đƣơng sự nhƣ: bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự, quyền tạm đình chỉ giải quyết vụ án, quyền đề nghị Tịa án đƣa ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.

1.3. Quyền tự định đoạt của đƣơng sự theo pháp luật tố tụng dân sự của một số nƣớc trên thế giới. một số nƣớc trên thế giới.

1.3.1. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Theo pháp luật TTDS của nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nội dung quyền tự định đoạt của đƣơng sự bao gồm: quyền đƣa ra yêu cầu, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu; quyền ủy nhiệm ngƣời đại diện; quyền cung cấp chứng cứ; quyền yêu cầu hòa giải; quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp bảo toàn tài sản và biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyền chống án bản án, tài định sơ thẩm; quyền yêu cầu tái thẩm bản án, tài định.

Về quyền đƣa ra yêu cầu, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu, Điều 52 BLTTDS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (BLTTDS Trung Hoa) quy định: “Nguyên cáo có quyền từ bỏ, hoặc thay đổi thỉnh cầu tố tụng, bị cáo có thể chấp nhận hoặc bác bỏ lời thỉnh cầu tố tụng, có quyền đƣa ra phản tố”; và theo Điều 56: “Trƣờng hợp ngƣời thứ ba đối với cùng một nội dung tố tụng của hai bên đƣơng sự cho rằng mình có quyền u cầu riêng cũng có quyền khởi tố…”. Theo đó, pháp luật thừa nhận quyền khởi tố của nguyên đơn cũng nhƣ quyền phản tố của bị đơn và quyền yêu cầu riêng của ngƣời thứ ba, ngƣời thứ ba ở đây chính là ngƣời có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Để thực hiện quyền khởi tố, nguyên đơn phải nộp đơn khởi tố cho Tòa án và nội dung đơn khởi tố phải ghi rõ những nội dung sau (Điều 110 BLTTDS Trung Hoa): Thứ nhất là họ tên, giới tính, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, đơn vị công tác và chỗ ở của đƣơng sự, tên, địa chỉ của pháp nhân hoặc các tổ chức khác và họ tên, chức vụ của ngƣời đại diện theo luật định hoặc ngƣời phụ trách chính; thứ hai là yêu cầu tố tụng và những căn cứ sự thực và lý do; thứ ba là chứng cứ và nguồn gốc chứng cứ, họ tên và chỗ ở của nhân chứng. Ngoài ra, pháp luật TTDS Trung Hoa cịn cho phép ngun đơn có thể khởi tố bằng hình thức lời nói và lúc này Tịa án có trách nhiệm ghi thành biên bản và thơng báo cho đƣơng sự bên kia biết11. Bên cạnh đó, ngun đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí thụ lý vụ án. Về việc rút đơn kiện, theo Điều 131 BLTTDS Trung Hoa thì nếu tại phiên tịa xét xử sơ thẩm trƣớc khi tuyên án mà nguyên đơn rút đơn kiện thì do Tịa án tài định.

Khi tham gia tố tụng tại Tịa án, đƣơng sự có quyền tự mình hoặc ủy nhiệm ngƣời đại diện tham gia tố tụng. Trong trƣờng hợp đƣơng sự ủy nhiệm thì pháp luật cho phép đƣơng sự đƣợc ủy nhiệm từ một đến hai ngƣời làm đại diện tố tụng (Điều 58 BLTTDS Trung Hoa). Việc ủy nhiệm phải lập thành văn bản, đƣợc gọi là thƣ ủy nhiệm, trong đó có chữ ký hoặc đóng dấu của ngƣời ủy nhiệm (Điều 59 BLTTDS Trung Hoa).

Về vấn đề cung cấp chứng cứ thì theo Điều 125 BLTTDS Trung Hoa: trong suốt quá trình giải quyết vụ việc, đƣơng sự có quyền cung cấp chứng cứ cho Tịa án để bảo vệ quyền lợi của mình, cho nên tại phiên tịa, đƣơng sự cũng có thể đƣa ra những chứng cứ mới. Việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của đƣơng sự, nhƣng trong trƣờng hợp đƣơng sự khơng thể tự mình thu thập đƣợc chứng cứ thì đƣơng sự có quyền yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ. Điều 64 BLTTDS Trung Hoa quy định: Đƣơng sự có trách nhiệm đƣa ra chứng cứ về những chủ trƣơng của mình nêu ra. Nếu do nguyên nhân khách quan mà đƣơng sự và ngƣời đại diện tố tụng khơng thể tự mình sƣu tầm chứng cứ hoặc Tòa án nhân dân cho rằng để xét xử vụ án cần có chứng cứ, thì Tịa án nhân dân phải điều tra sƣu tầm.

Về vấn đề hịa giải, đƣơng sự có quyền u cầu Tịa án hòa giải và việc hòa giải phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện của đƣơng sự; Điều 88 BLTTDS Trung

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 30)