Điều 283 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011 38 Điều 305 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011.

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 75 - 80)

quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nƣớc mà Tịa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ. Theo Điều 285 và 307 BLTTDS BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011, ngƣời có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm, quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện.

Đây không phải là một quyền mới hoàn toàn của đƣơng sự vì trƣớc đây BLTTDS 2004 đã có quy định về quyền này tại điểm p Khoản 2 Điều 58, cụ thể: đƣơng sự có quyền phát hiện và thông báo cho ngƣời có thẩm quyền kháng nghị căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa quy định của BLTTDS 2004 và BLTTDS sửa đổi. Trƣớc đây, đƣơng sự chỉ có quyền “phát hiện và thơng báo” thì nay đƣợc sửa đổi thành quyền “đề nghị”. Ngoài ra, liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm, BLTTDS 2004 trƣớc đây khơng có quy định hƣớng dẫn đƣơng sự về cách thức làm đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm cũng nhƣ khơng quy định về trình tự, thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị nhƣ thế nào. Hiện nay, những vấn đề này đã đƣợc khắc phục trong BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011 với sự xuất hiện của Điều 284a và Điều 284b. Bên cạnh đó, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành Thông tƣ liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC- VKSNDTC ngày 15/10/2013 hƣớng dẫn thi hành một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Cụ thể, pháp luật quy định rõ đƣơng sự phải làm đơn đề nghị bảo đảm các nội dung chính nhƣ: ngày, tháng, năm; tên và địa chỉ của ngƣời đề nghị; tên bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm; lý do và yêu cầu của ngƣời đề nghị cùng với chữ ký hoặc điểm chỉ. Đồng thời, ngƣời đề nghị phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và tài liệu chứng cứ để chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ. Việc nộp đơn có thể thực hiện bằng cách thức nộp trực tiếp hoặc gửi qua bƣu điện đến Tòa án, Viện kiểm sát. Ngƣời có quyền

kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có trách nhiệm phân cơng cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo ngƣời có quyền kháng nghị xem xét, quyết định; trƣờng hợp khơng kháng nghị thì thơng báo bằng văn bản cho đƣơng sự biết. Tuy nhiên, những quy định của BLTTDS từ Điều 304 đến Điều 310 về thủ tục tái thẩm thì lại khơng có sự thay đổi. Chính vì vậy, những vấn đề liên quan đến đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm; trình tự, thủ tục nhận và xem xét đơn cũng không đƣợc BLTTDS nhắc đến. Để khắc phục bất cập trên, Điều 14 Thông tƣ liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC- VKSNDTC ngày 15/10/2013 đã có hƣớng dẫn về đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm, cụ thể: “Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm quy định tại khoản 1 Điều 306 BLTTDS (sau đây gọi tắt là đơn đề nghị tái thẩm) phải đƣợc làm theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tƣ liên tịch này. Đƣơng sự đề nghị là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi ngƣời đó cƣ trú hoặc phải nộp kèm theo bản phô tô giấy tờ tùy thân của họ; đƣơng sự đề nghị là cơ quan, tổ chức thì ngƣời đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu”. Cịn việc gửi, tiếp nhận và xử lý đơn tái thẩm đƣợc thực hiện nhƣ trong thủ tục giám đốc thẩm.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng thơng qua những quy định mới này, pháp luật TTDS đã tạo cơ sở pháp lý và đảm bảo hơn nữa quyền tự định đoạt của đƣơng sự.

2.7. Trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền tự định đoạt của đƣơng sự. đƣơng sự.

Trong TTDS, Tịa án đóng một vai trò quan trọng với tƣ cách là cơ quan tiến hành tố tụng và là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc dân sự. Hoạt động của Tòa án đƣợc thể hiện thông qua việc giải quyết hồ sơ các vụ việc dân sự. Điều 13 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định về trách nhiệm của cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng dân sự, theo đó, cơ quan, tiến hành tố tụng phải tôn trọng nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trƣờng hợp ngƣời tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến quyền tự định đoạt của đƣơng sự, pháp luật TTDS luôn ràng buộc trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền tự định đoạt của đƣơng sự từ giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án cho đến giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Bởi lẽ, hành vi tự định đoạt của đƣơng sự còn phụ thuộc vào sự chấp thuận của Tòa án. Một khi pháp luật TTDS đã thừa nhận quyền tự định đoạt của đƣơng sự đối với vấn đề nào thì Tịa án phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật và tạo điều kiện cho đƣơng sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình đối với vấn đề đó. Kết quả giải quyết vụ việc dân sự ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân đƣơng sự, chính vì vậy Tịa án khơng thể tự mình quyết định những vấn đề thuộc về quyền tự định đoạt của đƣơng sự và không đƣợc can thiệp vào ý chí của đƣơng sự, ép buộc đƣơng sự phải thực hiện những hành vi định đoạt mà họ không muốn. Khi sử dụng quyền tự định đoạt của mình trƣớc khi mở phiên tịa, đƣơng sự thƣờng đƣa ra yêu cầu và thể hiện dƣới hình thức văn bản nộp cho Tịa án, trong trƣờng hợp họ yêu cầu tại phiên tịa thì mọi ý kiến của đƣơng sự đều đƣợc thể hiện trong biên bản phiên tịa. Khơng phân biệt là trƣớc hay tại phiên tịa, khi đƣơng sự có u cầu và yêu cầu của họ là hợp pháp thì trách nhiệm của Tịa án là phải xem xét u cầu đó, từ đó Tịa án quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận trên cơ sở quy định của pháp luật.

Kết luận Chƣơng 2

Quyền tự định đoạt của đƣơng sự đƣợc biểu hiện thông qua những quyền cụ thể trong tất cả các giai đoạn tố tụng. Khi đƣơng sự thực hiện quyền tự định đoạt phải tuân theo quy định của pháp luật TTDS và chỉ đƣợc định đoạt đối với những vấn đề mà pháp luật TTDS ghi nhận. Bên cạnh đó, pháp luật ràng buộc trách nhiệm của Tịa án trong việc bảo đảm cho đƣơng sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình.

Ngồi những quyền tự định đoạt đã tồn tại trong BLTTDS 2004 trƣớc đây nhƣ: quyền đƣa ra yêu cầu, thay đổi, bổ sung rút yêu cầu; quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh, quyền lựa chọn ngƣời đại diện và ngƣời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyền đề nghị Tòa án triệu tập ngƣời làm chứng, trƣng cầu giám định, định giá tài sản; quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; quyền tham gia hoặc không tham gia phiên tòa; quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án; quyền phát hiện và thơng báo cho ngƣời có thẩm quyền kháng nghị căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Luật sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã bổ sung thêm hai quyền mới cho đƣơng sự - đó là quyền tự định đoạt trong việc đề nghị Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án và đƣa ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng; đồng thời Luật sửa đổi đã bỏ đi một số quy định cũ và thay thế bằng những quy định mới, bên cạnh đó, các Nghị quyết mới cũng ra đời thay thế cho các Nghị quyết cũ. Qua đó, thể hiện sự tiến bộ của pháp luật TTDS trong việc ngày càng mở rộng và bảo đảm hơn nữa quyền tự định đoạt của đƣơng sự.

Những vấn đề về nội dung quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong phạm vi chƣơng II chỉ dừng lại về mặt lý luận chủ yếu thơng qua việc tìm hiểu những quy định của BLTTDS 2004 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2011 và các văn bản pháp luật có liên quan. Một câu hỏi đƣợc đặt ra là về mặt thực tiễn việc áp dụng những quy định này có tồn tại những vƣớng mắc, bất cập gì? Điều này ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với quyền tự định đoạt của đƣơng sự và pháp luật tố tụng dân sự đã thực sự bảo đảm đƣợc quyền tự định đoạt của đƣơng sự hay chƣa? Đó là điều quan tâm của chúng tơi trong chƣơng III.

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 75 - 80)