THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. Quyền đƣa ra yêu cầu, giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. cầu giải quyết vụ việc dân sự.
2.1.1. Quyền đưa ra yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
2.1.1.1. Quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Một quan hệ dân sự đƣợc thiết lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng giữa các bên mà ở đó, các bên mong muốn đạt đƣợc lợi ích mà mình hƣớng tới. Khi nhận thấy lợi ích bị xâm phạm, xảy ra tranh chấp thì lúc này phƣơng thức giải quyết tranh chấp hữu hiệu mà các bên lựa chọn thông thƣờng là khởi kiện tại Tòa án. Tại Điều 161 BLTTDS 2004 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thơng qua ngƣời đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi là ngƣời khởi kiện) tại Tịa án có thẩm quyền để u cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Theo đó, pháp luật TTDS chính thức thừa nhận quyền khởi kiện của các chủ thể. Hành vi khởi kiện là sự khởi đầu của quá trình tố tụng tại Tịa án, các chủ thể khi thực hiện việc khởi kiện và vụ án đƣợc Tịa án thụ lý thì họ sẽ tham gia tố tụng với tƣ cách là nguyên đơn.
Đối với ngƣời có năng lực hành vi TTDS đầy đủ thì họ có quyền tự mình khởi kiện hoặc nhờ ngƣời khác khởi kiện thay cho mình. Nhƣng trong trƣờng hợp họ là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì pháp luật địi hỏi họ phải có ngƣời đại diện hợp pháp, lúc này quyền và nghĩa vụ tố tụng của ngƣời đó sẽ đƣợc thực hiện thơng qua ngƣời đại diện hợp pháp.
Đối với cá nhân từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, thì có thể tự mình hoặc nhờ ngƣời khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự đó18
.
18
Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 05/2012/NQ – HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.
Đối với đƣơng sự là cơ quan, tổ chức thì ngƣời đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó sẽ thực hiện quyền khởi kiện hoặc nhờ ngƣời khác thực hiện. Bên cạnh đó, pháp luật đề cập đến quyền khởi kiện của một số chủ thể đặc biệt, đƣợc thể hiện ở chỗ hành vi khởi kiện của những chủ thể này không nhằm mục đích phục vụ cho chính mình mà là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác, lợi ích cơng cộng và lợi ích của Nhà nƣớc. Theo Điều 162 BLTTDS đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì đó là những chủ thể sau: thứ nhất là Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án hơn nhân gia đình theo quy định của Luật hơn nhân gia đình; thứ hai là Cơng đồn cấp trên của cơng đồn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động khi cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể ngƣời lao động; thứ ba là Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Tuy nhiên, các chủ thể đặc biệt này chỉ thực hiện việc khởi kiện trong những trƣờng hợp cụ thể theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng đủ điều kiện nhất định.
Trong TTDS phân chia làm hai loại là vụ án dân sự và việc dân sự. Để xác định một quan hệ pháp luật TTDS cụ thể là vụ hay việc phải tùy thuộc vào tính chất của quan hệ đó có tranh chấp hay khơng có tranh chấp, theo đó, vụ án dân sự ln chứa đựng tranh chấp, mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên, cịn việc dân sự lại khơng tồn tại tranh chấp giữa các bên mà chỉ đơn thuần là “yêu cầu Tịa án cơng nhận hay khơng cơng nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; u cầu Tịa án cơng nhận cho mình quyền về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao động”19, ví dụ nhƣ yêu cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, u cầu tun bố một ngƣời mất năng lực hành vi dân sự. Khi có nhu cầu, các cá nhân, cơ quan, tổ chức hồn tồn có quyền tự định đoạt trong việc đƣa ra yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án và cơ sở pháp lý để thực hiện quyền yêu cầu này đƣợc ghi nhận tại Điều 4 và Điều 5 BLTTDS đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2011. Điều cần lƣu ý là tƣ cách của các chủ thể khi tham gia vào vụ án dân sự và việc dân sự không giống nhau. Trong vụ án dân sự, do tồn tại tranh chấp đối kháng giữa các bên nên sẽ xuất hiện nguyên đơn, bị đơn và ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, BLTTDS gọi chung những ngƣời này là “đƣơng