Điều 7 BLTTDS Liên bang Nga: Trƣớc khi Tịa án ra phán quyết, bị đơn có quyền khởi kiện ngƣợc lạ

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 38)

nguyên đơn để Tòa án giải quyết cùng với vụ kiện do nguyên đơn khởi kiện. Việc khởi kiện ngƣợc lại đƣợc thực hiện theo quy định chung về khởi kiện.

Nội dung quan trọng tiếp theo của quyền tự định đoạt chính là quyền tự hịa giải, các bên đƣơng sự có quyền tự hịa giải với nhau, nếu việc hòa giải đi đến một sự thống nhất thỏa thuận giữa các bên thì vụ án kết thúc – đó cũng chính là một trong những căn cứ để Tịa án đình chỉ giải quyết vụ án. Khi hòa giải đƣợc với nhau, các bên lập thành văn bản và gửi cho Tòa án. Nếu việc hịa giải khơng thành thì Tịa án sẽ đƣa vụ án ra xét xử, từ đây, đƣơng sự có quyền tham gia phiên tịa. Xét dƣới góc độ quyền tự định đoạt, quyền tham gia phiên tòa đƣợc thể hiện ở chỗ đƣơng sự có quyền quyết định đối với việc họ có tham gia hoặc không tham gia phiên tòa bằng cách làm đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ. Theo Khoản 5 Điều 167 BLTTDS Liên bang Nga quy định: “Các bên có quyền u cầu Tịa án xét xử vụ án với sự vắng mặt của họ và gửi cho họ bản sao bản án, quyết định của Tịa án”. Tiếp đó, đƣơng sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tịa án khi họ cho rằng phán quyết của Tịa án khơng cơng bằng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Khi đề cập đến quyền kháng cáo, trƣớc tiên phải kể đến quyền kháng cáo của bị đơn trong thủ tục giải quyết vắng mặt bị đơn. Thủ tục này đƣợc áp dụng khi bị đơn đã đƣợc thông báo về thời gian, địa điểm mở phiên tòa nhƣng lại vắng mặt không lý do và cũng khơng có u cầu Tòa án xử vắng mặt mình, theo Điều 237 BLTTDS Liên bang Nga thì bị đơn có quyền u cầu Tịa án ra bản án vắng mặt hủy bỏ bản án đó trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày họ đƣợc trao bản sao bản án. Còn trong thủ tục giải quyết bản án, quyết định của Tòa án hòa giải ở cấp chống án và thủ tục tố tụng ở Tòa án cấp phúc thẩm, pháp luật tố tụng dân sự Liên bang Nga cũng ghi nhận quyền kháng cáo của đƣơng sự cũng nhƣ thời hạn kháng cáo tại các Điều 320, 321, 336, 338; theo đó, ở cấp chống án, bản án của Thẩm phán hịa giải có thể bị các bên và những ngƣời tố tụng khác kháng cáo theo thủ tục chống án tại Tịa án quận thơng qua Thẩm phán hòa giải trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Thẩm phán hòa giải ra bản án; cịn ở cấp phúc thẩm thì mọi bản án cấp sơ thẩm của tất cả Tòa án Liên bang Nga, trừ bản án của Thẩm phán hịa giải, có thể bị các bên và những ngƣời tham gia tố tụng khác kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, lúc này, ngƣời kháng cáo sẽ làm đơn kháng cáo phúc thẩm và gửi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Tịa án ra bản án. Ngồi ra, tại Điều 344 ghi nhận quyền phản bác kháng cáo phúc thẩm của những ngƣời tham gia tố tụng đối với ngƣời kháng cáo. Bên cạnh đó, pháp luật cho phép ngƣời kháng cáo có quyền rút đơn kháng cáo trƣớc

khi Tòa án ra phán quyết. Ở thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, đƣơng sự cũng đƣợc quyền kháng cáo14 và pháp luật đã quy định rất cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm. Đơn kháng cáo giám đốc thẩm đƣợc gửi trực tiếp cho Tòa án cấp giám đốc thẩm, còn đơn yêu cầu tái thẩm đƣợc gửi đến Tòa án đã ra bản án, quyết định đó trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày xác định đƣợc căn cứ tái thẩm (Điều 394 BLTTDS Liên bang Nga).

Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, theo Điều 139 BLTTDS Liên bang Nga: trong quá trình giải quyết vụ án, đƣơng sự hồn tồn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng những biện pháp này trong trƣờng hợp nếu khơng áp dụng thì sẽ gây khó khăn hoặc dẫn đến việc thi hành án không thể thực hiện đƣợc. Bên cạnh đó, đƣơng sự cũng có quyền u cầu Tịa án thay thế biện pháp khẩn cấp tạm thời và bị đơn có quyền u cầu Tịa án hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 143, 144 BLTTDS Liên bang Nga). Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tịa án có thể bị khiếu nại riêng. Ở đây, pháp luật Nga không nhất thiết ràng buộc nguyên đơn phải có biện pháp bảo đảm cho việc bồi thƣờng thiệt hại có thể xảy ra đối với bị đơn khi Tòa án cho phép áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong trƣờng hợp đơn kiện khơng đƣợc chấp nhận thì sau khi phán quyết của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, pháp luật trao cho bị đơn quyền đòi nguyên đơn bồi thƣờng thiệt hại gây ra do việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của nguyên đơn (Điều 146 BLTTDS Liên bang Nga).

Về việc tạm đình chỉ vụ án, theo Điều 216 BLTTDS Liên bang Nga, đƣơng sự có quyền u cầu Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có một trong những căn cứ sau: thứ nhất, nguyên đơn hoặc bị đơn đang điều trị; thứ hai, tìm kiếm bị đơn; thứ ba, trƣng cầu giám định; thứ tƣ, cơ quan đỡ đầu hoặc giám hộ quyết định kiểm tra điều kiện sống của cha mẹ nuôi đối với vụ việc về nuôi con nuôi hoặc những vụ việc khác liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em; cuối cùng là trong trƣờng hợp Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ. Mặt khác, pháp luật Nga còn phân biệt những

14

Khoản 1 và Khoản 2 Điều 376 BLTTDS Liên Bang Nga: Những ngƣời tham gia tố tụng và những ngƣời

khác nếu thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị bản án, quyết định của Tịa án xâm phạm, có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm đƣợc quy định tại Chƣơng này, trừ bản án, quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao Liên bang Nga. Bản án, quyết định của Tịa án có thể bị kháng cáo trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật.

trƣờng hợp Tịa án bắt buộc phải tạm đình chỉ vụ án, lúc này việc tạm đình chỉ vụ án đã trở thành nghĩa vụ của Tòa án và đƣơng sự không cần yêu cầu.

Đối với các việc dân sự, Pháp luật TTDS Liên bang Nga có những quy định riêng về trình tự, thủ tục, bao gồm thủ tục rút gọn và thủ tục đặc biệt. Ở thủ tục rút gọn, ngƣời yêu cầu có quyền gửi đơn u cầu Tịa án cấp lệnh dựa trên yêu cầu đòi nợ hoặc đòi lại tài sản. Ở thủ tục đặc biệt, theo Điều 262 BLTTDS Liên bang Nga, ngƣời u cầu có quyền gửi đơn u cầu Tịa án giải quyết yêu cầu liên quan đến những việc sau: xác định sự kiện có giá trị pháp lý; nhận nuôi con nuôi; tuyên bố cơng dân mất tích hoặc đã chết; hạn chế năng lực hành vi của công dân, tuyên bố cơng dân khơng có năng lực hành vi, hạn chế hoặc tƣớc quyền định đoạt của ngƣời chƣa thành niên từ 14 đến 18 tuổi đối với thu nhập của mình; thừa nhận ngƣời chƣa thành niên là ngƣời có năng lực hành vi đầy đủ; thừa nhận động sản vô chủ và công nhận quyền sở hữu tự quản đối với bất động sản vô chủ; khôi phục quyền đối với chứng khốn bị mất; buộc cơng dân chữa bệnh tại bệnh viện tâm thần hoặc buộc kiểm tra về tâm thần; thay đổi hoặc sửa chữa nội dung đăng ký trong sổ đăng ký hộ tịch; khiếu nại về việc thực hiện hoặc từ chối thực hiện hoạt động công chứng; yêu cầu về phục hồi thủ tục tố tụng đã mất.

1.3.3. Cộng hòa Pháp.

Nghiên cứu về quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong pháp luật TTDS của nƣớc Cộng hòa Pháp cũng có sự tƣơng đồng nhƣ pháp luật TTDS của các nƣớc khác trên thế giới – đó là quyền khởi kiện; quyền đƣợc cử ngƣời đại diện; quyền có ngƣời bào chữa; quyền đƣa ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng; quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyền hòa giải và quyền kháng cáo.

Về quyền khởi kiện, ngay từ Điều 1 BLTTDS Pháp đã ghi nhận: “Chỉ các bên đƣơng sự mới có quyền khởi kiện, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. Các bên đƣơng sự đƣợc tự do chấm dứt tố tụng trƣớc khi hết hạn tố tụng theo quyết định của Tòa án hoặc theo quy định của pháp luật”. Trên cơ sở đó, Thẩm phán phải xét xử tất cả các yêu cầu và chỉ xét xử trên cơ sở các yêu cầu đó. Nguyên đơn có quyền rút đơn kiện và chấm dứt tố tụng, nhƣng phải đƣợc sự chấp thuận của bị đơn, “tuy nhiên, sự chấp thuận là không cần thiết khi bị đơn chƣa thực hiện việc bào

chữa về nội dung tranh chấp hoặc về yêu cầu bác đơn khởi kiện tại thời điểm nguyên đơn rút đơn kiện”15.

Pháp luật Pháp quy định về đơn yêu cầu phụ trợ bao gồm đơn yêu cầu phản tố, đơn yêu cầu bổ sung và yêu cầu can thiệp dự sự, qua đó thừa nhận quyền thay đổi yêu cầu của đƣơng sự, quyền phản tố của bị đơn và quyền đƣa ra yêu cầu độc lập của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đối với việc tham gia tố tụng của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, pháp luật Pháp chia thành hai loại là dự sự tự nguyện và dự sự bắt buộc. Trong dự sự tự nguyện thì đó có thể là yêu cầu chính hoặc yêu cầu bổ sung, khi dự sự tự nguyện là yêu cầu bổ sung thì ngƣời dự sự có quyền đơn phƣơng rút đơn yêu cầu dự sự của mình. Đối với dự sự bắt buộc thì việc ngƣời thứ ba tham gia vào vụ án có thể là do Tịa án hoặc theo u cầu của các bên đƣơng sự, từ đây hình thành nên quyền của đƣơng sự trong việc yêu cầu Tòa án đƣa ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. Tại Điều 66 BLTTDS Pháp quy định: “…can thiệp dự sự là cƣỡng chế khi ngƣời thứ ba bị một trong các bên đƣơng sự đề nghị xem xét” hoặc theo Điều 331: “Ngƣời thứ ba cũng có thể bị một bên đƣơng sự có lợi ích liên quan u cầu Tòa xem xét nhằm xét xử chung với đƣơng sự”.

Một quyền tự định đoạt tiếp theo nữa mà pháp luật TTDS Pháp cũng thừa nhận là quyền có ngƣời bào chữa và quyền đƣợc cử ngƣời đại diện. Theo nội dung tại các Điều 18, 19 BLTTDS Pháp thì các đƣơng sự có thể tự bào chữa cho mình, trừ các trƣờng hợp pháp luật quy định phải có đại diện bắt buộc; bên cạnh đó, các đƣơng sự đƣợc quyền tự do lựa chọn ngƣời bào chữa để họ đại diện cho mình hoặc giúp đỡ mình tùy từng trƣờng hợp pháp luật cho phép hay quy định bắt buộc. Đối với việc cử ngƣời đại diện, theo Điều 414 BLTTDS Pháp: “Một bên đƣơng sự chỉ có thể nhờ một trong những ngƣời, thể nhân hoặc pháp nhân, có đủ tƣ cách theo quy định của pháp luật, để đại diện cho mình tại Tịa án”. Ở đây, pháp luật giới hạn số lƣợng ngƣời đƣợc ủy quyền, đƣơng sự chỉ đƣợc ủy quyền cho một ngƣời mà thôi, nếu đƣơng sự khơng muốn ủy quyền cho ngƣời này nữa thì hồn tồn có quyền cử ngƣời khác thay thế. Về phạm vi ủy quyền, theo Điều 411 thì việc ủy quyền đại diện tại Tòa án bao hàm cả quyền hạn và nhiệm vụ thực hiện mọi hành vi tố tụng nhân danh ngƣời ủy quyền.

15 Điều 395 BLTTDS Pháp.

Về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định khẩn cấp tạm thời chỉ đƣợc thẩm phán ban hành dựa trên cơ sở yêu cầu của một bên đƣơng sự. Nếu yêu cầu đƣợc chấp nhận, thẩm phán sẽ ra quyết định thi hành, trong đó thể hiện lệnh tạm thi hành. Pháp luật Pháp cũng ghi nhận vấn đề bảo đảm trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tại Điều 517 quy định: “Việc tạm thi hành có thể phụ thuộc vào chế định bảo lãnh hoặc bảo đảm bằng tài sản, đủ để đáp ứng các yêu cầu về hoàn trả hoặc bồi thƣờng thiệt hại”. Tuy nhiên, biện pháp bảo đảm không phải là một yếu tố bắt buộc. Thêm nữa, điều đáng lƣu ý là pháp luật Pháp còn quy định thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, theo đó, “biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể đƣợc áp dụng theo yêu cầu của một bên mà không bắt buộc phải khởi kiện vụ án”16. Khi yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, ngƣời yêu cầu “không phải ký quỹ, nộp tiền hoặc tài sản để bảo đảm, nhƣng phải đóng lệ phí Tòa án là 35EUR nhƣ đối với các vụ án khác và phải trả chi phí cho Luật sƣ và Thừa phát lại”17.

Về quyền hòa giải và quyền kháng cáo, theo Điều 127 và 129 BLTTDS Pháp, các bên có quyền tự hịa giải với nhau trong suốt quá trình tố tụng và có quyền yêu cầu Thẩm phán ghi nhận sự hòa giải giữa các bên. Đồng thời, theo Điều 130 BLTTDS Pháp thì nội dung việc thỏa thuận hịa giải dù chỉ mới thỏa thuận một phần cũng phải đƣợc Thẩm phán ghi nhận trong biên bản và các đƣơng sự ký tên. Còn về quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án, pháp luật Pháp quy định theo hai thủ tục là thủ tục thông thƣờng và thủ tục đặc biệt. Thủ tục thông thƣờng bao gồm kháng cáo phúc thẩm và kháng án vắng mặt, thủ tục đặc biệt bao gồm kháng án của ngƣời thứ ba và kháng cáo giám đốc thẩm, tái thẩm. Trƣớc hết, ở thủ tục thông thƣờng, đối với kháng cáo phúc thẩm thì theo Điều 546 BLTTDS Pháp: “quyền kháng cáo phúc thẩm thuộc về mọi bên có lợi ích liên quan, nếu họ khơng khƣớc từ lợi ích đó. Về những việc dân sự khơng có tranh chấp, những ngƣời thứ ba đƣợc tống đạt bản án cũng có quyền kháng cáo phúc thẩm”; cịn trong thủ tục kháng án thì chỉ có ngƣời bị xử vắng mặt mới có quyền kháng án, theo đó, kháng án là nhằm yêu cầu rút lại một bản án đã xử vắng mặt. Ở thủ tục đặc biệt, theo Điều 583 BLTTDS Pháp thì thủ tục kháng án của ngƣời thứ ba đƣợc áp dụng cho bất cứ ngƣời nào có lợi ích liên quan, nếu họ không phải là đƣơng sự hoặc không phải là

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 38)