33 Phan Gia Ngọc, Nguyễn Thành Phấn (2012), tlđd 32, tr 24.
2.6. Quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án và quyền đề nghị ngƣời có thẩm quyền tiến hành thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
quyền đề nghị ngƣời có thẩm quyền tiến hành thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
2.6.1. Quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án. 2.6.1.1. Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.
Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có thể khơng phải là bản án, quyết định cuối cùng khép lại một vụ việc dân sự trong trƣờng hợp đƣơng sự kháng cáo. Hành vi kháng cáo của đƣơng sự sẽ mở ra thủ tục phúc thẩm và đây là một trong những quyền tự định đoạt thuộc về đƣơng sự. Tính chất của xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tịa án
cấp sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Theo Điều 243 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì chủ thể có quyền kháng cáo là đƣơng sự, ngƣời đại diện của đƣơng sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tịa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Về nguyên tắc, ngƣời đại diện của đƣơng sự có thể thay mặt đƣơng sự kháng cáo nếu đƣơng sự khơng tự mình kháng cáo, tuy nhiên, đối với bản án, quyết định sơ thẩm về ly hơn thì đƣơng sự khơng đƣợc ủy quyền cho ngƣời khác kháng cáo34. Bên cạnh đó, khơng phải bản án, quyết định nào đƣơng sự cũng đƣợc quyền kháng cáo, pháp luật tố tụng dân sự chỉ cho phép đƣơng sự đƣợc quyền kháng cáo đối với ba loại: thứ nhất là bản án, thứ hai là quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, thứ ba là quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tịa án cấp sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật. Đƣơng sự có quyền kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm, theo đó, những phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chƣa đƣợc đƣa ra thi hành, trừ trƣờng hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay, cịn phần bản án, quyết định khơng bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị35.
Để thực hiện quyền kháng cáo, đƣơng sự phải làm đơn kháng cáo, tuân thủ thời hạn kháng cáo và đóng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật. Về thời hạn kháng cáo, tại Điều 245 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; nếu đƣơng sự khơng có mặt tại phiên tịa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án đƣợc giao cho họ hoặc đƣợc niêm yết; còn đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án là 07 ngày, kể từ ngày ngƣời có quyền kháng cáo nhận đƣợc quyết định. Mặc dù vậy, pháp luật TTDS không cứng nhắc trong việc quy định thời hạn kháng cáo, bởi lẽ có những trƣờng hợp đƣơng sự kháng cáo trễ so với thời hạn trên, hay còn gọi là kháng cáo quá hạn, nhƣng vẫn đƣợc Tòa án cấp phúc thẩm xem xét. Theo Điều 247 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011, sau khi nhận đƣợc đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tƣờng trình của ngƣời kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tịa án cấp phúc thẩm. Lý do kháng cáo quá hạn phải là lý do chính đáng – đó là “trƣờng hợp bất khả
34
Khoản 4 Điều 3 Nghị quyết số 06/2012/NQ – HĐTP ngày 03/12/2012. 35 Điều 254 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011.
kháng hoặc trở ngại khách quan khác nhƣ thiên tai, lũ lụt, ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện… làm cho ngƣời kháng cáo không thể thực hiện đƣợc việc kháng cáo trong thời hạn luật định”36. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đƣợc đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba thẩm phán để xem xét đơn kháng cáo quá hạn, từ đó Hội đồng quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc khơng chấp nhận trong quyết định. Sau đó, Tịa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm gửi quyết định cho ngƣời kháng cáo quá hạn và Tòa án cấp sơ thẩm.
Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong việc kháng cáo cịn đƣợc thể hiện ở khía cạnh đƣơng sự có quyền thay đổi, bổ sung hoặc rút đơn kháng cáo. Điều này đƣợc ghi nhận tại Điều 256 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011, theo đó, trƣớc khi bắt đầu phiên tịa hoặc tại phiên tịa phúc thẩm, ngƣời kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo nhƣng không đƣợc vƣợt quá phạm vi kháng cáo nếu thời hạn kháng cáo đã hết. Tại tiểu mục 10.1 Mục 10 NQ 05/2006/NQ – HĐTP ngày 04/8/2006 (Hiện nay là Khoản 1 Điều 11 NQ số 06/2012/ NQ – HĐTP ngày 03/12/2012) phân biệt hai trƣờng hợp: Trƣờng hợp vẫn cịn thời hạn kháng cáo thì ngƣời kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo đối với phần bản án hoặc tồn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo; nếu ngƣời kháng cáo đã rút một phần hoặc tồn bộ kháng cáo nhƣng sau đó có kháng cáo lại mà vẫn cịn trong thời hạn kháng cáo thì vẫn đƣợc chấp nhận. Trƣờng hợp đã hết thời hạn kháng cáo thì trƣớc khi bắt đầu phiên tịa hoặc tại phiên tịa, ngƣời kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo nhƣng không đƣợc vƣợt quá phạm vi kháng cáo đã gửi cho Tòa án trong thời hạn kháng cáo. Nhƣ vậy, việc thay đổi, bổ sung kháng cáo của đƣơng sự - khơng phân biệt là trƣớc hay tại phiên tịa – đều phải đáp ứng điều kiện là không đƣợc vƣợt quá phạm vi kháng cáo ban đầu trong trƣờng hợp thời hạn kháng cáo đã hết. Nếu thời hạn kháng cáo vẫn cịn thì ngƣời kháng cáo có quyền tuyệt đối trong việc thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi điều kiện gì. Ngồi ra, ngƣời kháng cáo cịn có quyền rút kháng cáo, lúc này, Tịa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà ngƣời kháng cáo đã rút kháng cáo. Trong trƣờng hợp ngƣời kháng cáo rút tồn bộ kháng cáo thì Tịa
36
Tiểu mục 5.1 Mục 5 Phần I Nghị quyết số 05/2006/NQ – HĐTP ngày 04/8/2006 (Hiện nay là Khoản 1
án cấp phúc thẩm đình chỉ giải quyết vụ án. Việc rút một phần hay toàn bộ kháng cáo phụ thuộc hoàn toàn vào sự quyết định của ngƣời kháng cáo.
Trong việc dân sự, pháp luật tố tụng dân sự cũng quy định quyền kháng cáo của đƣơng sự cũng nhƣ thời hạn kháng cáo. Theo Điều 316 và 317 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011, ngƣời yêu cầu và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ quyết định yêu cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Thời hạn kháng cáo là 07 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định, nếu họ khơng có mặt tại phiên họp thì thời hạn kháng cáo đƣợc tính từ ngày họ nhận đƣợc quyết định hoặc kể từ ngày quyết định đƣợc thông báo, niêm yết. Riêng đối với thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngồi và thủ tục xét đơn u cầu khơng công nhận bản án, quyết định dân sự của Tịa án nƣớc ngồi khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam thì thời hạn kháng cáo sẽ là 15 ngày theo Khoản 1 Điều 358 và Khoản 1 Điều 372 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011. Không giống nhƣ thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự, khi phúc thẩm quyết định việc dân sự, Hội đồng phúc thẩm chỉ mở phiên họp phúc thẩm và cũng không triệu tập đƣơng sự, trừ trƣờng hợp cần phải nghe ý kiến của họ trƣớc khi ra quyết định.
2.6.1.2. Quyền khiếu nại quyết định của Tòa án.
Cơ sở lý luận của quyền khiếu nại của đƣơng sự là Điều 24 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011, theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại những việc làm trái pháp luật của ngƣời tiến hành tố tụng dân sự hoặc của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào trong hoạt động tố tụng dân sự. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền là phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại và thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho ngƣời đã khiếu nại biết. Theo BLTTDS 2004 và hiện nay là BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì đƣơng sự có quyền tự định đoạt trong việc khiếu nại về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; khiếu nại quyết định chuyển vụ việc dân sự và khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.
Về quyền khiếu nại liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời, nội dung tại Điều 124 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011 ghi nhận đƣơng sự có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ở đây, đối tƣợng của khiếu nại chính là quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc là hành vi của Thẩm phán khi đã không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thời hạn khiếu nại là 03 ngày làm việc kể từ ngày đƣơng sự nhận đƣợc quyết định hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định. Theo Điều 125 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011, trong trƣờng hợp đƣơng sự có khiếu nại, đƣơng sự làm đơn khiếu nại và Chánh án Tòa án phải xem xét giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc đơn khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án là quyết định cuối cùng. Tại phiên tòa, việc giải quyết khiếu nại do Hội đồng xét xử đảm nhận và quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.
Đối với quyết định chuyển vụ việc dân sự thì đƣơng sự có quyền khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận quyết định. Quyết định chuyển vụ việc dân sự đƣợc Tòa án ban hành trong trƣờng hợp vụ việc dân sự đã đƣợc thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý. Theo Khoản 1 Điều 37 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011: Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc khiếu nại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
Về quyền khiếu nại đối với việc trả lại đơn khởi kiện thì tại Điều 170 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định đƣơng sự có quyền khiếu nại lên Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ kèm theo do Tòa án trả lại. Việc trả lại đơn khởi kiện của Tịa án khơng phải là sự tùy tiện mà buộc phải dựa trên những căn cứ mà pháp luật tố tụng dân sự đã quy định tại Khoản 1 Điều 168 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011, cụ thể là những trƣờng hợp sau:
Trƣờng hợp thứ nhất, ngƣời khởi kiện khơng có quyền khởi kiện hoặc khơng có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Trƣờng hợp thứ hai, sự việc đã đƣợc giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, trừ trƣờng hợp vụ án mà Tịa án bác đơn xin ly hơn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dƣỡng, mức bồi thƣờng thiệt hại, xin thay đổi ngƣời quản lý tài sản, thay đổi ngƣời quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mƣợn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mƣợn, cho ở nhờ mà Tòa án chƣa chấp nhận yêu cầu do chƣa đủ điều kiện khởi kiện.
Trƣờng hợp thứ ba, hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc thông báo về việc nộp tạm ứng án phí của Tịa án mà ngƣời khởi kiện khơng nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tịa án, trừ trƣờng hợp có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng.
Trƣờng hợp thứ tƣ, chƣa có đủ điều kiện khởi kiện.
Trƣờng hợp thứ năm, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trƣớc đây, BLTTDS 2004 còn quy định thêm một căn cứ nữa để Tòa án trả lại đơn khởi kiện – đó là khi thời hiệu khởi kiện đã hết. Nhƣng BLTTDS sửa đổi đã bỏ điểm này và khơng xem đó là một trong những căn cứ để Tịa án trả lại đơn khởi kiện. Điều này đồng nghĩa với việc Tịa án khơng thể tiếp tục dựa vào lý do thời hiệu khởi kiện đã hết mà trả lại đơn khởi kiện cho đƣơng sự. Ngoài ra, đối với việc ngƣời khởi kiện không nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tịa án nhƣng nếu do “trở ngại khách quan” hoặc “sự kiện bất khả kháng” thì Tịa án vẫn sẽ không trả lại đơn khởi kiện, khác với BLTTDS sửa đổi, BLTTDS 2004 lại sử dụng cụm từ “lý do chính đáng”.
Khi đƣơng sự khiếu nại, Chánh án Tịa án đã trả lại đơn khởi kiện có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc và sẽ ra một trong hai quyết định sau: hoặc là giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện; hoặc là nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án. Điều 170 BLTTDS 2004 so với BLTTDS sửa đổi về vấn đề này cũng khơng có gì thay đổi. Tuy nhiên, điểm đáng lƣu ý là BLTTDS sửa đổi quy định thêm vào Khoản 3 Điều 170 quyền khiếu nại của đƣơng sự lên Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày đƣơng sự nhận đƣợc quyết định trả lời đơn khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án Tòa án. Đồng thời, bổ sung thêm Khoản 4 Điều 170, theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc khiếu nại,
Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp phải xem xét và ra quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng. Qua đó, ta thấy đƣợc sự tiến bộ trong những quy định của pháp luật tố tụng dân sự, thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong việc khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.
2.6.2. Quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.