Đồn cán bộ ngành Tịa án nhân dân (2012), tlđd 16, tr 40.

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 41)

ngƣời đại diện trong bản án bị kháng án. Còn trong thủ tục kháng cáo giám đốc thẩm, tái thẩm thì ngƣời có quyền kháng cáo là đƣơng sự, cụ thể, Điều 594 BLTTDS Pháp quy định: “chỉ các bên hoặc đại diện của các bên tranh chấp đã bị xét xử mới có quyền đề nghị tái thẩm” và Điều 609: “Mọi bên có lợi ích trong bản án đều đƣợc kháng cáo giám đốc thẩm dù rằng điểm bất lợi cho họ trong bản án cũng khơng có lợi cho đối phƣơng”. Qua đó, ta có thể nhận thấy pháp luật Pháp quy định rất rõ về quyền kháng cáo của đƣơng sự trong từng thủ tục khác nhau.

Nhƣ vậy, thông qua việc nghiên cứu pháp luật TTDS của một số nƣớc trên thế giới, ta nhận thấy pháp luật các nƣớc có sự tƣơng đồng với nhau và đều thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong suốt q trình Tịa án giải quyết vụ việc. Theo đó, Tịa án khơng can thiệp nhiều vào việc đƣơng sự thực hiện quyền tự định đoạt mà chủ yếu chỉ đóng vai trị hỗ trợ, hƣớng dẫn các đƣơng sự trong việc thực hiện những quyền này mà thôi. Những điểm đáng lƣu ý trong pháp luật nƣớc ngoài đƣợc thể hiện trên nhiều mặt, mà trƣớc tiên là về xác định tƣ cách đƣơng sự, pháp luật nƣớc ngồi có sự phân biệt rất rõ giữa ngun đơn, bị đơn; giữa ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khơng có u cầu độc lập và có yêu cầu độc lập, theo đó, tƣơng ứng với từng vị trí mà quyền tự định đoạt của họ sẽ có sự khác nhau nhất định chứ khơng hồn tồn giống nhau. Trong vấn đề thu thập chứng cứ, đƣơng sự hồn tồn có quyền chủ động trong việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án, Tịa án khơng trực tiếp đi thu thập chứng cứ cho đƣơng sự, hay nói cách khác Tịa án khơng “làm thay” cho đƣơng sự. Còn trong vấn đề yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì quy định thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, cho phép ngƣời yêu cầu đƣợc quyền tự định đoạt đối với vấn đề này và khơng địi hỏi ngƣời yêu cầu nhất thiết phải khởi kiện vụ án dân sự. Ngồi ra, pháp luật nƣớc ngồi cịn có những quy định về thủ tục rút gọn áp dụng cho các vụ việc dân sự đơn giản, giá trị tranh chấp nhỏ, quyền và nghĩa vụ giữa các bên đã rõ ràng và pháp luật cũng ghi nhận quyền của đƣơng sự trong việc nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn. Điều này đã tạo một cơ chế giải quyết tranh chấp hữu hiệu, tiết kiệm thời gian công sức của đƣơng sự cũng nhƣ của Tịa án, biểu hiện sự tơn trọng quyền tự định đoạt của đƣơng sự. Có thể nói, đây là những điểm tiến bộ trong pháp luật nƣớc ngoài mà pháp luật TTDS Việt Nam cần học hỏi.

Kết luận Chƣơng 1

Qua nghiên cứu lý luận chung về quyền tự định đoạt, ta có thể thấy quyền tự định đoạt của đƣơng sự là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật TTDS và đã đƣợc thừa nhận nhƣ là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật TTDS Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc khác trên thế giới. Sở dĩ pháp luật trao cho đƣơng sự quyền tự định đoạt là vì xuất phát từ bản chất của các quan hệ dân sự là mang tính chất tƣ – mà ở đó các giao dịch dân sự đƣợc thiết lập dựa trên ý chí tự nguyện, bình đẳng giữa các bên tham gia giao dịch, “quyền” của bên này là “nghĩa vụ” của bên kia và ngƣợc lại. Tịa án khơng tự đi tìm kiếm và giải quyết tranh chấp giữa các bên, quá trình tố tụng tại Tịa án chỉ mở ra khi và chỉ khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Hơn nữa, đƣơng sự là ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ trực tiếp gắn liền với q trình Tịa án giải quyết vụ việc dân sự chứ không phải là đối tƣợng nào khác.

Trong pháp luật TTDS Việt Nam, thông qua việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật từ năm 1945 đến nay thì quyền tự định đoạt của đƣơng sự đƣợc ghi nhận ban đầu tuy còn chƣa rõ ràng, nhƣng về sau những quy định này đƣợc xây dựng ngày càng phát triển trên cơ sở kế thừa những điểm tiến bộ của quy định trƣớc đây. Một trong những điểm nổi bật của pháp luật TTDS Việt Nam là sự tham gia tích cực từ phía Nhà nƣớc vào việc thực hiện quyền tự định đoạt của đƣơng sự thơng qua vai trị của Tịa án và Viện kiểm sát. Điều này khác với pháp luật TTDS các nƣớc theo xu hƣớng là Nhà nƣớc hạn chế can thiệp vào vấn đề này mà chỉ giữ vai trò hỗ trợ, bảo đảm cho các đƣơng sự trong việc thực hiện quyền tự định đoạt. Trong thực tiễn xét xử và áp dụng pháp luật của nhiều nƣớc trên thế giới cũng cho thấy rằng quyền tự định đoạt của đƣơng sự theo cơ chế tranh tụng đƣợc mở rộng hơn và phản ánh rõ rệt trong từng hành vi tố tụng của đƣơng sự, từ đó ảnh hƣởng chi phối trực tiếp đến các hành vi của các chủ thể tố tụng khác. Ngồi ra, tính đặc thù của quyền tự định đoạt của đƣơng sự cũng đƣợc biểu hiện ở các quốc gia khác nhau với chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa khác nhau thì nội dung quyền tự định đoạt cũng biểu hiện ở phạm vi rộng, hẹp khác nhau.

Trong phạm vi chƣơng I, chúng tôi không đề cập đến quyền tự định đoạt của đƣơng sự theo pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành. Nội dung này sẽ đƣợc thể hiện ở chƣơng II tiếp theo thông qua việc nghiên cứu cụ thể những quy định của BLTTDS đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2011 và những văn bản pháp luật có liên quan.

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 41)