TA điều chỉnh Quyết định nêu trên nhƣ sau: “Công nhận mảnh đất có diện tích 1008m2 nằm trên 02 số thửa 646 và 648, tờ bản đồ số 14 (có giới cận kèm theo) là di sản thừa kế của cụ Thuật và cụ Tồn. Giao anh Sen quyền sử dụng mảnh đất nằm trên số thửa 646 có diện tích 160 m2… Giao ông Thái Mƣơi quyền sử dụng mảnh đất có diện tích 800.5 m2 nằm trên 02 thửa 646 (đã trừ diện tích của anh Sen, chị Cúc) và 02 cái mả xây….”.
Qua đó, chúng tơi nhận thấy nội dung Quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của đƣơng sự số: 104/QĐ-TA và Công văn số: 59/CV-TA điều chỉnh Quyết định số: 104 đều không ghi nhận trùng khớp với sự thỏa thuận của ông Mƣơi, ông Sen về diện tích đất nhƣ tại biên bản hịa giải thành ngày 28/8/2002. Đây là biểu hiện của việc Tòa án cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự định đoạt của đƣơng sự và đó cũng chính là lý do ngày 03/03/2004, ơng Sen đã có đơn khiếu nại và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định đã ra Quyết định số: 788/QĐ-DS ngày 09/8/2004 kháng nghị Quyết định số 104. Tuy nhiên, khi giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, tại Quyết định số: 10/QĐGĐ ngày 09/8/2004 của Tịa án nhân dân tỉnh Bình Định lại giữ nguyên Quyết định số 104. Khi vụ án đƣợc xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao đã ra Quyết định giám đốc thẩm số: 77/2006/DS-GĐT ngày 14/4/2006 hủy Quyết định số: 104/QĐ-TA.
Ví dụ 3: Theo Quyết định giám đốc thẩm số: 214/2009/DS-GĐT ngày 27/5/2009 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn ơng Vũ Ngọc Chính, bị đơn bà Hồng Thị Chung. Tại Tịa án cấp sơ thẩm, căn cứ biên bản hòa giải thành ngày 19/3/2008 đã ghi nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự cụ thể nhƣ sau: chị Chung phải thanh toán cho anh Chính 650.000.000 đồng; thời hạn thanh toán làm 2 đợt; trƣớc ngày 30/9/2008 trả 500.000.000 đồng, trƣớc ngày 31/12/2008 trả 150.000.000 đồng còn lại; sau khi chị Chung trả hết nợ, anh Chính phải giao lại sổ đỏ cho chị Chung; án phí mỗi bên chịu ½. Tuy nhiên, khi Tịa án cấp sơ thẩm ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đƣơng sự lại khơng ghi nhận nghĩa vụ hồn trả lại sổ đỏ của nguyên đơn trong trƣờng hợp bị đơn đã thanh tốn xong nợ. Theo chúng tơi, điều này thể hiện sự sai sót của Tịa án cấp sơ thẩm khi đã khơng ghi nhận đúng và đầy đủ nội dung mà các đƣơng sự đã thỏa thuận với nhau, vi phạm quyền tự định đoạt của đƣơng sự.
Tòa án vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo
bản án, quyết định của Tòa án.
Theo Quyết định giám đốc thẩm số: 45/2008/DS-GĐT ngày 24/3/2008 vụ án: “Tranh chấp hợp đồng thuê nhà” của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao51
, giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị Phụng, bị đơn ông Nguyễn Công Mẫn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Võ Thị Huê. Bà Phụng khởi kiện yêu cầu ông Mẫn phải trả lại cho bà căn nhà số 245/51/9 Bành Văn Trân, phƣờng 7, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Tại bản án dân sự sơ thẩm số: 117/DS-ST ngày 18/10/2004 của Tòa án nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên chấp nhận yêu cầu đòi nhà của bà Phụng, đồng thời buộc bà Phụng có trách nhiệm thanh tốn cho ơng Mẫn tiền thế chân, tiền sửa chữa nhà là 33.320.000 đồng. Sau đó, ơng Mẫn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm. Tại bản án phúc thẩm số: 195/DS-PT ngày 27/01/2005 của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tun: đình chỉ u cầu địi nhà của bà Phụng và yêu cầu đòi tiền thế chân, tiền sửa chữa nhà của ông Mẫn, bà H. Trong khi đó, ơng Mẫn không kháng cáo đối với nội dung Tòa án nhân dân quận Tân Bình tuyên buộc bà Phụng có trách nhiệm thanh tốn cho ơng Mẫn tiền thế chân, tiền sửa chữa nhà và bản thân bà Phụng cũng không kháng cáo, nhƣng Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại giải quyết nội dung này trong bản án phúc thẩm. Ngày 22/01/2008, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị số: 12/2008/KN-DS. Tại Quyết định giám đốc thẩm số: 45/2008/DS-GĐT ngày 24/3/2008 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã hủy bản án phúc thẩm.
Chúng tôi cho rằng Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ giải quyết yêu cầu của ông Mẫn đối với tiền sửa chữa nhà và tiền thế chân đối với bà Phụng, trong khi các bên đƣơng sự đều không kháng cáo nội dung này là đã vi phạm quyền tự định doạt của đƣơng sự trong việc kháng cáo bản án, quyết định. Lẽ ra đƣơng sự kháng cáo phần nào của bản án thì Tịa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét phần đó mà thơi.
Nhận xét:
Qua khảo sát các bản án, quyết định của Tòa án cấp dƣới bị Tòa án cấp trên hủy do vi phạm quyền tự định đoạt của đƣơng sự và thông qua nghiên cứu số liệu xét xử của ngành Tịa án, chúng tơi nhận thấy lỗi thông thƣờng mà các Tòa án vi