Văn Chỉnh, Phạm Thị Hằng, tlđd 60, tr 16, 17.

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 113 - 120)

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Cần quy định việc giải quyết thủ tục đơn giản do một Thẩm phán giải quyết, không quy định Hội đồng xét xử, việc giải quyết bằng một quyết định, không ra bản án; khơng tiến hành hồ giải; phải quy định thời hạn rút ngắn (tổng thời gian giải quyết là một tháng); quyết định giải quyết theo thủ tục đơn giản sẽ có hiệu lực thi hành ngay mà khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quan điểm thứ hai cho rằng: Đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, thì khơng quy định việc giải quyết do một Thẩm phán vì vi phạm nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số quy định tại Hiến pháp và Luật Tổ chức Tồ án nhân dân. Bản án, quyết định của Tịa án giải quyết vụ kiện theo thủ tục đơn giản có hiệu lực thi hành ngay, đƣơng sự khơng có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát khơng có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm68.

Chúng tơi ủng hộ quan điểm thứ nhất vì mục đích của việc quy định thủ tục rút gọn là nhằm giải quyết vụ án một cách nhanh chóng và thủ tục này chỉ đƣợc áp dụng khi đáp ứng đủ những tiêu chí nhất định – mà trong đó về mặt chứng cứ đã rõ ràng, các bên đƣơng sự đã thừa nhận quyền và nghĩa vụ của mình. Việc một Thẩm phán ra quyết định giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn không vi phạm nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số, bởi lẽ nguyên tắc này đƣợc áp dụng tại phiên tòa và phiên tòa chỉ thực sự cần thiết khi các bên mâu thuẫn với nhau gay gắt, khơng hịa giải đƣợc với nhau, bên này phủ nhận bên kia. Mặt khác, khi các bên hịa giải thành thì Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự, lúc này không cần mở phiên tịa và cũng sẽ khơng thành lập Hội đồng xét xử. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp này quyết định đƣợc ban hành chỉ bởi một Thẩm phán.

Tóm lại, việc quy định thủ tục rút gọn rút gọn và cho phép đƣơng sự có quyền u cầu Tịa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp của mình là phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, việc bổ sung quy định về thủ tục rút gọn sẽ đƣa pháp luật TTDS Việt Nam lại gần hơn pháp luật TTDS các nƣớc trên thế giới. Đây là điểm tiến bộ mà pháp luật Việt Nam cần nghiên cứu và học hỏi, bởi lẽ vấn đề này đã khơng cịn mới, đã phát sinh trong thực tiễn và cần thiết phải đƣợc điều chỉnh bằng quy định pháp luật. Ngoài ra, quy định thủ tục rút gọn sẽ đáp ứng nhu cầu giải quyết nhanh gọn, bảo đảm hơn nữa quyền tự định đoạt của đƣơng sự.

68

Tòa án nhân dân tối cao (2010), Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà

Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang chủ trì xây dựng Pháp lệnh thủ tục rút gọn trong giải quyết vụ án dân sự. Chúng tôi kiến nghị nhƣ sau:

- Về điều kiện áp dụng thì phải đáp ứng những điều kiện sau: Thứ nhất, giá trị tài sản tranh chấp không lớn (chúng tôi đề xuất là từ 10.000.000 đồng trở xuống); Thứ hai, các bên đều thừa nhận quyền và nghĩa vụ của mình; Thứ ba, chứng cứ rõ ràng; Thứ tƣ, bị đơn khơng có u cầu phản tố; Thứ năm, khơng có ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- Về thủ tục giải quyết thì do một Thẩm phán giải quyết và quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Việc đề xuất này phù hợp với Khoản 1 và Khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013.

Trên cơ sở đó, chúng tơi đề xuất bổ sung thêm quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong việc yêu cầu Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn, theo đó, đƣơng sự có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng thủ tục này và Tịa án có trách nhiệm xem xét đơn yêu cầu cũng nhƣ điều kiện áp dụng theo quy định của pháp luật để từ đó quyết định chấp nhận hay khơng chấp nhận.

Thứ mười, cần ghi nhận thẩm quyền ban hành án lệ của Tòa án nhân dân tối

cao trong BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011.

Hiện nay, án lệ khơng cịn là một vấn đề quá mới mẻ đối với Việt Nam và đang trở thành mối quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta. Tại Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020” đã xác định: “Tịa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”, “Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc thể chế hóa các chủ trƣơng, định hƣớng, nội dung, nhiệm vụ cải cách tƣ pháp”. Trên cơ sở đó, ngày 31/10/2012, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 74/QĐ – TANDTC phê duyệt đề án “Phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao”. Điều này thể hiện án lệ đã đƣợc nhìn nhận và sẽ phát triển trong tƣơng lai. Theo Điều 1 Quyết định nêu trên, việc phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao nhằm nâng cao chất lƣợng của bản án, quyết định của ngành Tịa án nói chung, đặc biệt là Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa chuyên trách Tịa án nhân dân tối cao; góp phần đảm bảo việc áp dụng pháp luật đúng, thống nhất, từ đó đảm bảo sự bình đẳng của mọi tổ chức và công dân trƣớc pháp luật. Đồng thời, giúp ngăn ngừa sự duy ý chí của Thẩm phán khi áp dụng pháp luật, nâng cao kỹ năng và

chất lƣợng xét xử của Thẩm phán. Thông qua việc tham khảo, viện dẫn án lệ đã có, Thẩm phán có thể đƣa ra phán quyết một cách có cơ sở hơn, đảm bảo số lƣợng bản án, quyết định bị Tòa án cấp trên hủy, sửa sẽ giảm đi.

Việc ban hành án lệ thực chất là cũng là một hình thức để Tịa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, cùng một hoàn cảnh với vấn đề pháp lý tƣơng tự thì phải có cùng một cách giải quyết. Nhƣ vậy sẽ làm giảm số lƣợng bản án, quyết định bị đƣơng sự kháng cáo, khiếu nại và tỷ lệ án bị hủy, sửa cũng sẽ giảm; đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, trong đó có quyền tự định đoạt của đƣơng sự.

3.2.2.2. Một số kiến nghị khác nhằm hoàn thiện quyền tự định đoạt đương sự:

 Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ Tòa án.

Để bảo đảm cho đƣơng sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình một cách có hiệu quả trong thực tiễn, địi hỏi bản thân Thẩm phán phụ trách vụ việc dân sự phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, hiểu biết và áp dụng pháp luật đúng đắn, từ đó, số lƣợng bản án, quyết định của Tòa án bị hủy do vi phạm quyền tự định đoạt của đƣơng sự mới giảm. Từ đó, chúng tơi đề xuất:

- Thực hiện tốt công tác tuyển dụng cán bộ Tòa án, bổ nhiệm Thẩm phán. Nghiêm khắc áp dụng các biện pháp xử lý kỉ luật đối với cán bơ Tịa án vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

- Ngành Tòa án cần phải ngày càng nâng cao chất lƣợng đào tạo các lớp bồi dƣỡng thƣ ký và lớp đào tạo Thẩm phán, đồng thời, thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ để nâng cao hơn nữa trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ Tịa án.

 Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật.

Hiện nay, đa phần các đƣơng sự đều không biết rõ những quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ pháp luật TTDS. Để tạo điều kiện cho ngƣời dân đƣợc tiếp cận cơng lý, địi hỏi Nhà nƣớc ta cần thiết phải đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân một cách hiệu quả. Việc đƣơng sự hiểu biết pháp luật sẽ tạo vị thế chủ động cho họ trong việc thực hiện quyền tự định đoạt khi tham gia tố tụng tại Tịa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 Tăng cường cơ sở vật chất cho Tồ án nhân dân và cải thiện chính sách

đãi ngộ đối với cán bộ Tòa án.

Việc tăng cƣờng cơ sở vật chất sẽ góp phần bảo đảm điều kiện làm việc cho Tòa án, đồng thời, chính sách đãi ngộ tốt sẽ làm giảm áp lực, thúc đẩy cán bộ Tòa án hồn thành trách nhiệm trong cơng việc. Vì vậy, chúng tơi đề xuất:

- Cần chú trọng hoàn thiện cơ sở vật chất, trang bị máy móc hiện đại nhằm đảm bảo điều kiện làm việc của Tòa án, tăng số lƣợng hơn các phịng xử để phục vụ cơng tác xét xử đƣợc tốt hơn, đảm bảo tính tơn nghiêm và tạo tâm lý thoải mái cho đƣơng sự có thể trình bày u cầu, đƣa ra ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Cần cải thiện và nâng cao chế độ đãi ngộ đối với cán bộ Tịa án để họ có thể hồn thành tốt vai trị là ngƣời thực thi cơng lý, tạo điều kiện cho các đƣơng sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm quyền tự định đoạt của đƣơng sự khi tham gia tố tụng.

Kết luận Chƣơng 3

Thông qua việc nghiên cứu các bản án, quyết định của Tịa án đã thể hiện có sự vi phạm của Tịa án trong việc áp dụng những quy định của BLTTDS về quyền tự định đoạt của đƣơng sự. Tòa án với tƣ cách là cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho đƣơng sự thực hiện đƣợc một cách tốt nhất quyền tự định đoạt, nhƣng thực tiễn cho thấy Tòa án vẫn chƣa hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Pháp luật đã quy định rất rõ nhƣng Tòa án lại áp dụng khơng đúng, từ đó hình thành nên những sai sót và khơng bảo đảm đƣợc quyền tự định đoạt của đƣơng sự. Bên cạnh đó, ngun nhân là cịn về phía chính bản thân các đƣơng sự, khơng ít trƣờng hợp đƣơng sự đã không tuân thủ những quy định của pháp luật, gây khó khăn cho Tịa án, làm cho thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài và gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự khác.

Nguyên nhân khách quan hạn chế quyền tự định đoạt là xét về khía cạnh quy định của pháp luật thì Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2011 đã thể hiện sự tiến bộ khi có sự thay đổi, bổ sung, khắc phục những thiếu sót, vƣớng mắc trong những quy định của pháp luật mà BLTTDS 2004 trƣớc đây đã không khắc phục đƣợc, trong đó có quyền tự định đoạt của đƣơng sự, đánh dấu một bƣớc phát triển mới của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật dù có phát triển đến đâu thì cũng khơng bao giờ là hồn hảo tuyệt đối, vì vậy, bên cạnh những ƣu điểm thì ln ln tồn tại những khiếm khuyết. Những vấn đề phát sinh trong thực tiễn tạo nên những vƣớng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật đòi hỏi pháp luật phải có sự đổi mới cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Từ đó, chúng tôi đã đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn pháp luật TTDS về quyền tự định đoạt của đƣơng sự.

KẾT LUẬN

Quyền tự định đoạt là một trong những nội dung quan trọng đƣợc thừa nhận trong pháp luật tố tụng dân sự của các nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam. Không phải tất cả các chủ thể khi tham gia tố tụng đều có quyền tự định đoạt mà chỉ có đƣơng sự mới đƣợc hƣởng quyền này. Trên cơ sở đó, quyền tự định đoạt đã tạo vị thế chủ động cho đƣơng sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại Tịa án khi đƣơng sự đƣợc tự mình lựa chọn, quyết định các hành vi tố tụng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, pháp luật ràng buộc trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm cho đƣơng sự thực hiện quyền tự định đoạt trên thực tế. Đây cũng là nét đặc trƣng của pháp luật TTDS Việt Nam, tất cả các hành vi định đoạt của đƣơng sự phải theo đúng quy định pháp luật và phải đƣợc Tòa án chấp nhận, mặt khác, mọi hoạt động của Tòa án phải đặt dƣới sự kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân.

Luận văn khơng chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu quy định pháp luật TTDS Việt Nam mà cịn tìm hiểu sơ lƣợc về quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong pháp luật TTDS của một số nƣớc nhƣ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga. Nếu đặt trong sự so sánh với pháp luật nƣớc ngồi thì quyền tự định đoạt trong pháp luật TTDS Việt Nam có sự tƣơng đồng nhất định, tuy nhiên, có những vấn đề mà pháp luật Việt Nam cần phải nghiên cứu, học hỏi thêm từ pháp luật các nƣớc.

Thông qua việc nghiên cứu nội dung quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong q trình Tịa án giải quyết vụ việc dân sự đƣợc quy định trong BLTTD đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2011 và các văn bản có liên quan, cũng nhƣ từ thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, luận văn đã đƣa ra những đóng góp, đề xuất nhằm mục đích hồn thiện hơn pháp luật TTDS về quyền tự định đoạt của đƣơng sự, có thể kể đến một số đóng góp mới nhƣ sau: sửa đổi nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận, xây dựng thủ tục rút gọn, quyền yêu cầu Tòa án hủy quyết định cá biệt trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trƣớc khi khởi kiện, quyền tự thỏa thuận với nhau về việc đề nghị Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án.. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng đƣa ra một số đề xuất sửa đổi những quy định cụ thể trong BLTTDS nhƣ việc quy định tƣ cách đƣơng sự trong việc dân sự, về thời hạn cung cấp chứng cứ của đƣơng sự... Ngoài ra, cần chú trọng ban hành thêm các văn bản hƣớng dẫn pháp luật, nâng cao năng lực cán bộ Tịa án, tăng cƣờng cơ sở vật chất, chính sách đãi ngộ cán bộ Tịa án và cơng tác tuyên truyền pháp luật trong nhân dân.

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 113 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)