trường học hiện nay
Trong hơn 70 năm lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập và xây dựng CNXH, Đảng ta luôn coi dân chủ là nội dung quan trọng trong đường lối cách mạng. Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực để nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Tất cả những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam là do Đảng ta đã thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ "Dễ mười lần khơng dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong" [40, tr. 212], tin dân, dùa vào dân nên được dân tin yêu và ủng hé.
Trong những năm đổi mới vừa qua, thực hiện Nghị quyết của Đại hội VI, Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, quyền làm chủ của nhân dân lại được nâng lên một bước, do đó sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây quyền làm chủ của nhân dân trong thực tế còn bị vi phạm ở nhiều nơi, ở nhiều lĩnh vực, tệ quan liêu sách
nhiễu, cửa quyền, tham nhòng gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến, chưa đẩy lùi được:
Tình trạng mất dân chủ, khơng để dân bàn bạc và quyết định những công việc cụ thể liên quan trực tiếp đến đời sống của dân, bắt dân phải đóng góp nhiều khoản vượt quá khả năng, lại khơng minh bạch về tài chính, thậm chí xà xẻo vào những khoản tiền do dân đóng góp như ở một số xã thuộc tỉnh Thái Bình và vài nơi khác, tình trạng để tồn đọng hàng vạn đơn khiếu tố bị đùn đẩy không giải quyết hoặc giải quyết khơng kịp thời, khơng đúng; tình trạng quan liêu, quản lý lỏng lẻo để thất thoát lớn trong một số ngân hàng hoặc gây lãng phí lớn trong xây dựng v.v... chẳng những làm suy giảm lòng tin của dân đối với Đảng và Chính quyền mà cịn triệt tiêu nguồn động lực của nhân dân và xâm phạm vào bản chất tốt đẹp của chế độ [44, tr. 3-4].
Tình trạng mất dân chủ kéo dài khơng giải quyết kịp thời đã biến một số nơi thành "điểm nóng" lan thành "vùng nóng", thậm chí có nơi, có lúc như một vụ bạo loạn như tình hình xảy ra ở Tây Ngun năm 2001. Ở nơng thơn
có tình trạng đáng lưu ý là từ đầu năm 1997 tới nay, sau sự kiện Thái Bình thì những vụ việc xảy ra ở nơng thơn thường có tính chất và quy mơ phức tạp hơn. Có nơi, dân ở thơn, xã tập trung hàng trăm người kéo lên trụ sở UBND xã, huyện khiếu kiện từ một buổi đến nhiều ngày. Có huyện tới 80% số xã có dân kéo nhau đi khiếu kiện tập thể.
Trước thực tế đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng xác định lúc này khâu
quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Muốn phát huy được quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở, Đảng ta
nhận thức ngày càng rõ rằng một mặt phải xây dựng được đường lối chính sách đúng, mặt khác, phải lãnh đạo Nhà nước xây dựng được những thiết chế dân
chủ một cách cụ thể, phù hợp với từng đối tượng ở cơ sở. Đó là những quy định
chức nghiêm chỉnh thực hiện. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo hướng xây dựng và tổ chức thực hiện các thiết chế dân chủ ở cơ sở là một bước tiến, bước trưởng thành vượt bậc trong tư duy chính trị của Đảng nhằm hiện thực hóa những phương châm có ý nghĩa chiến lược như: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; và Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tới nay, chóng ta đã triển khai Chỉ thị này rộng rãi trong cả nước bằng thực hiện Quy chế dân chủ ở cả 3 loại hình cơ sở là xã, phường, thị trấn; cơ quan; các doanh nghiệp. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Ngày 08 tháng 9 năm 1998, Chính phủ đã ra Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Đây là cơ sở pháp lý cho việc triển khai và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của ngành GD&ĐT nói chung và các cơ sở trường học nói riêng. Việc đưa Quy chế dân chủ vào nhà trường, qua thực tế cho thấy, có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt.
Mục tiêu của cơng cuộc xây dựng CNXH khơng những có một nền kinh tế phát triển cao mà cịn xây dựng mét nền chính trị dân chủ cao, một nền văn hóa phong phú để các thành viên trong xã hội khơng những có mức sống vật chất dồi dào, mà cịn có đời sống chính trị tự do và một lối sống văn hóa cao đẹp. Trường học là một mơi trường văn hóa, ở đó diễn ra hoạt động chính là dạy và học. Việc đưa Quy chế dân chủ ở cơ sở vào nhà trường có vai trị rất quan trọng:
Một là, thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học sẽ nâng cao nhận
thức về quyền và nghĩa vụ của mỗi CBGV-CNV trong nhà trường. Không phải dễ dàng ai cũng hiểu rõ mình có quyền và nghĩa vụ gì đối với tập thể. Không xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với tập thể, cá nhân sẽ
thụ động, lệ thuộc vào tập thể, nhiều khả năng, tiềm năng của cá nhân không được phát huy, mỗi con người thu về với những phạm vi cá nhân nhỏ hẹp. Vì vậy, khi CBGV-CNV trong nhà trường ý thức được quyền làm chủ của mình, tính tự nguyện, tự giác thực hiện nghĩa vụ được giao, ý thức vì nhà trường, vì xã hội được nâng cao. CBGV-CNV sẽ thẳng thắn phê bình, góp ý cho Ban Giám hiệu, cho chi bé, cho đảng viên; thông cảm, thấy được sự vất vả của lãnh đạo nhà trường và ngược lại. Quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện tốt thì khơng những hạn chế được tiêu cực mà cịn khơi dậy được tính đồn kết của tập thể sư phạm, tạo ra khơng khí phấn khởi, giúp CBGV-CNV trong nhà trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học.
Hai là, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trường học sẽ phát huy
được quyền làm chủ của CBGV-CNV và của người học, thực hiện được quyền làm chủ trực tiếp của người dạy và người học. Bằng những quy định cụ thể làm cho người dạy và người học có ý thức, có khả năng, có trách nhiệm và nhất là có điều kiện (có phương tiện, có cơng cụ) tham gia vào các công việc chung của nhà trường, khắc phục lối suy nghĩ và làm việc phần nhiều chỉ biết đến lợi Ých riêng, lợi Ých cá nhân. Thông qua việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong nhà trường, thầy cô giáo và học sinh được làm chủ trong thực tế, tìm thấy lợi Ých thiết thân của mình trong lợi Ých chung của nhà trường và xã hội; gắn lợi Ých cá nhân với lợi Ých của tập thể; biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Ba là, Thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học sẽ khơi dậy được tiềm
năng trí sáng tạo, sức mạnh vật chất và tinh thần của CBGV-CNV nhà trường và toàn xã hội để phát triển giáo dục. Bác Hồ nhấn mạnh, trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân. Bác ln tìm mọi cách để làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. Tư tưởng Êy là nỊn tảng cho chóng ta xây dựng và thực hiện quyền làm chủ
của thầy cô giáo, của những người làm giáo dục, của gia đình và tồn xã hội vào sự nghiệp trồng người.
CBGV-CNV sinh hoạt và làm việc trong nhà trường, nếu họ tự làm chủ thì mọi cơng việc trong nhà trường được giải quyết đến nơi, đến chốn. Ngược lại, CBGV-CNV khơng thơng, khơng thấy được đó là cơng việc của chính mình thì mọi cơng việc của nhà trường sẽ trì trệ, dễ nảy sinh tâm lý cha chung khơng ai khóc. Quy chế dân chủ ở trường học đưa ra cách tổ chức và cơ chế thích hợp để phát huy mọi tiềm năng, sự suy nghĩ, óc sáng tạo, sức mạnh vật chất, tinh thần của CBGV-CNV trong các nhà trường và các nguồn lực khác để phát triển giáo dục.
Bốn là, thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học sẽ tăng cường kỷ
cương, nề nếp, khắc phục các hiện tượng tiêu cực, nâng cao hiệu lực quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Dân chủ và kỷ cương là hai mặt thống nhất biện chứng với nhau. Có dân chủ, ý thức pháp luật của người dạy, người học được nâng cao thì kỷ cương trong nhà trường mới vững chắc. Đồng thời kỷ cương pháp luật được nghiêm minh mới bảo đảm cho quyền làm chủ của người dạy, người học được thực thi. Nó hồn tồn đối lập với những ai lợi dụng dân chủ để phá vỡ kỷ cương, để sống theo lối tự do vơ chính phủ, bất chấp pháp luật. Các hiện tượng tiêu cực trong quá trình dạy học; trong sử dụng tài sản, tài chính, trong tuyển sinh, thi cử, đánh giá v.v... sẽ bị xử lý theo pháp luật. Thực hành dân chủ, theo tinh thần của Quy chế dân chủ ở cơ sở, là dân chủ trên cơ sở của những quy định có tính pháp lý hay là dân chủ trên cơ sở của pháp luật. Mặt khác, Quy chế dân chủ ở cơ sở với tính cách là những văn bản có tính pháp lý lại trở thành công cụ, phương tiện để thực hành dân chủ. Khi có sự kết hợp hài hòa giữa dân chủ và kỷ cương trong nhà trường thì các cấp chính quyền phát huy tốt vai trị quản lý của mình. Ban Giám hiệu trong các cơ sở trường học xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình điều hành mọi hoạt động của nhà trường, trên cơ sở đó đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao hiệu lực quản lý giáo dục trong nhà trường.