2.1. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1.1. Các bước triển khai Quy chế dân chủ cơ sở ở trường THPT trên địa bàn Hà Nội trên địa bàn Hà Nội
Việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở là việc vừa tiếp nối những việc đã làm, vừa có những việc làm mới, do đó, địi hỏi cần có những bước đi vững chắc, cần thực hiện phương châm chỉ đạo của Bộ Chính trị làm từng bước vững chắc, không làm lướt, ồ ạt. Cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm, bồi dưỡng cán bộ rồi mới triển khai mở rộng. Hiệu quả của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học phụ thuộc trước hết ở sự nhận thức và triển khai một cách nghiêm túc của cấp ủy, của Ban Giám hiệu nhà trường. Kinh nghiệm cho thấy cấp ủy, Ban Giám hiệu trường nào nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc triển khai Quy chế dân chủ vào nhà trường, thực hiện đầy đủ các yêu cầu, các bước của việc triển khai Quy chế dân chủ thì trường đó phát huy được vai trò làm chủ của CBGV-CNV, xây dựng được khối đoàn kết trong nội bộ nhà trường, nâng cao chất lượng dạy và học.
Căn cứ vào những văn bản về việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở như Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 71 của Chính phủ và Quyết định 04 của Bộ GD&ĐT đồng thời căn cứ vào những văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ của UBND Thành phố, của Sở GD&ĐT Hà Nội các trường THPT đến nay đã triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo các bước sau:
Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong
nhà trường.
Việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường thực hiện theo nguyên tắc "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở nhà trường có từ 5 đến 7 người gồm: Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng, chủ tịch Cơng đồn, cố vấn đoàn trường, trưởng Ban Thanh tra nhân dân, tổ trưởng tổ hành chính, kế tốn nhà trường do đồng chí bí thư chi bộ hoặc Hiệu trưởng làm trưởng ban.
Sau khi thành lập, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ, bám sát nội dung Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ và QuyÕt định của Bộ GD&ĐT xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ ở nhà trường, đồng thời phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Ban chỉ đạo để theo dõi việc thực hiện.
Bước 2: Tổ chức tuyên truyền và phổ biến, học tập quán triệt đến cán
bộ đảng viên và toàn thể CBGV-CNV trong nhà trường, nội dung Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Nghị định 71 của Chính phủ, Quyết định 04 của Bộ GD&ĐT về việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
Đây là những văn bản có tính chính trị và pháp lý u cầu lãnh đạo nhà trường cùng toàn thể CBGV-CNV phải nghiêm chỉnh thực hiện. Việc phổ biến, học tập tốt các nội dung của Quy chế dân chủ là tiền đề cho việc thực hiện Quy chế dân chủ. Chỉ khi nào CBGV-CNV thấy được quyền và nghĩa vụ của họ gắn liÒn với sự tồn tại và phát triển của nhà trường, gắn liền với lợi Ých của bản thân thì khi đó họ mới phát huy dân chủ một cách tự giác. Việc phổ biến, học tập quán triệt các nội dung trên cần tổ chức trước tiên từ trong Đảng. Phát huy tính tiên phong của đảng viên, từng đảng viên trong chi bộ nhà trường cần nắm chắc tầm quan trọng, nội dung của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường để cùng với chính quyền tun truyền tới tồn thể CBGV-CNV.
Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường cần phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên
quan đến quyền lợi của CBGV-CNV; học tập Điều lệ nhà trường, nhiệm vô năm học, kế hoạch năm học của nhà trường để trên cơ sở đó CBGV-CNV trong nhà trường phát huy quyền dân chủ của mình, tránh được tình trạng lạm dụng dân chủ, gây mất đồn kết nội bộ, ảnh hưởng tới sự phát triển của nhà trường.
Bước 3: Xây dựng và ban hành Quy chế, Quy ước, Quy định cụ thể
Để cụ thể hóa các nội dung, yêu cầu của Quy chế dân chủ, ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường tiến hành xây dựng và ban hành quy chế, quy ước, quy định cụ thể để tổ chức thực hiện ở đơn vị mình. Căn cứ vào các văn bản về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ, căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vào tình hình thực tế của nhà trường, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ xây dựng dự thảo về các quy định, quy chế, quy ước của nhà trường. Việc xây dựng các quy định, quy chế, quy ước vừa phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng; sự quản lý của Ban Giám hiệu vừa phải tôn trọng quyền và lợi Ých của CBGV- CNV nhà trường. Vì vậy, các quy định, quy chế, quy ước cần thể hiện được 7 vấn đề chung mà trường học nào cũng cần phải có, Đó là:
1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng và của CBGV-CNV trong nhà trường.
2. Những việc thông báo công khai cho CBGV-CNV được biết.
3. Những việc CBGV-CNV, học sinh tham gia ý kiến hoặc quyết định.
4. Những việc CBGV-CNV được giám sát kiểm tra.
5. Quy chế làm việc của tổ chuyên môn, của Hội đồng giáo dục, của thanh tra nhân dân, của tổ hành chính quản trị và các tổ chức Đảng, Cơng đồn, Đoàn thanh niên trong nhà trường.
6. Quy ước về nếp sống văn hóa của nhà trường. 7. Quy chế về thanh tra, khiếu nại, tố cáo.
Ngoài ra, các trường căn cứ vào những vấn đề riêng trong hoạt động của nội bộ nhà trường, trong quan hệ với phụ huynh, với địa phương để đề ra các quy định, quy chế, quy ước khác như: Quy định về công tác bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản; quy định về cơng tác phịng cháy chữa cháy trong nhà trường; quy ước về bình xét xếp loại thi đua hàng tháng v.v...
Cùng với việc xây dựng các quy chế, quy ước, quy định của đơn vị mình, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ở nhà trường dùa trên kế hoạch năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT để xây dựng mục tiêu, chương trình năm học; kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; kế hoạch tuyển sinh, chỉ tiêu chất lượng dạy và học v.v...
Dự thảo các quy định, quy chế, quy ước, kế hoạch năm học của nhà trường sau khi được Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ nhà trường xây dựng xong được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của tồn thể CBGV-CNV bằng nhiều hình thức. Đây là bước quan trọng để phát huy quyền làm chủ của CBGV-CNV, phát huy tính năng động, sáng tạo của tập thể CBGV. Làm tốt việc lấy ý kiến đóng góp của CBGV-CNV cho việc xây dựng các Quy chế, Quy định chính là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ sau khi được thông qua. Khi đã bàn bạc thống nhất, Hiệu trưởng nhà trường trên cơ sở tổng hợp các ý kiến đóng góp ra quyết định thực hiện.
Bước 4: Tổ chức thực hiện
Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là bước tiến mới trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, là nét mới trong đời sống chính trị của xã hội, đáp ứng nguyện vọng của hàng chục triệu quần chúng nhân dân, trong đó có các trường học, trường THPT ở Hà Nội. Quy chế dân chủ ở cơ sở đã được quy định tới các đơn vị trường học, vấn đề quyết định là phải tổ chức thực hiện như thế nào cho tốt. "Lâu nay, việc tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản pháp luật, thường vẫn là khâu yếu kém trong công tác lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước ta" [44, tr. 6]. Để Quy chế dân chủ ở trường học thực sự trở thành sức mạnh vật chất tinh thần, thúc đẩy sự phát triển
của nhà trường đòi hỏi mỗi CBGV-CNV xác định rõ quyền và nghĩa vụ của bản thân để tự giác thực hiện. Chi bộ Đảng và đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện. Đảng viên nhất là đảng viên giữ các chức vụ Hiệu trưởng, Hiệu phó, Bí thư chi bộ phải gương mẫu làm tốt cơng tác tự phê bình và phê bình trong chi bộ và trong CBGV, thực hiện tốt những điều trong quy định, quy chế, quy ước và kế hoạch năm học đã được Hội nghị cán bộ công chức thông qua.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ở nhà trường phải lắng nghe nhận xét của CBGV-CNV, rót kinh nghiệm từng bước, từ đó mới tiếp tục triển khai mở rộng. Đồng thời qua tự phê bình trong nội bộ, qua phê bình nhận xét của CBGV-CNV trong nhà trường, qua ý kiến đóng góp của học sinh, của phụ huynh cần làm tốt việc khen thưởng những CBGV- CNV, đảng viên gương mẫu thực hiện tốt trách nhiệm được giao, xử trí những CBGV-CNV có sai phạm. Có như vậy việc thực thi Quy chế dân chủ trong trường học mới đem lại hiệu quả thiết thực.
Bước 5: Giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
Giám sát kiểm tra là khâu quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế, quy ước như: Kế hoạch năm học, cơng khai tài chính, tuyển sinh, tuyển dụng giáo viên, khen thưởng, dạy thêm, học thêm... để xem đã làm đúng hay chưa và cần phải sửa đổi những gì. Giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện không chỉ là khâu cuối cùng của quy trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, mà nó đan xen vào tất cả các khâu, góp phần tạo nên sự hồn thiện của cả quy trình (giám sát, kiểm tra từ khi chuẩn bị quy chế, quy ước đến khi thực hiện, đánh giá kết quả các quy định, quy ước).
Về tầm quan trọng của công tác kiểm tra, như V.I. Lênin khẳng định, khi mục đích và nhiệm vụ đã được xác định, nghị quyết đã được thơng qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu: "Điều chủ yếu là chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh (đấy là chúng ta xi mê
đến ngu xuẩn) sang việc lùa chọn người và kiểm tra sự thực hiện" [28, tr. 450]. Người cho đó là vấn đề then chốt nhất và phê phán nghiêm khắc những cơ quan, cán bộ chỉ "bù đầu, bù tai vào những vấn đề vụn vặt", chìm ngập trong biển giấy tờ và vũng lầy chủ nghĩa quan liêu, không hề quan tâm đến việc lùa chọn người, thiết lập chế độ trách nhiệm cá nhân đối với công việc và kiểm tra cơng việc thực tế. V.I.Lênin nhấn mạnh: "Tìm người, kiểm tra cơng việc, tất cả là ở đó" [28, tr. 451]. Nếu khơng làm tốt việc lùa chọn, bố trí cán bộ và kiểm tra sự chấp hành "thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn" [28, tr. 449].
Hồ Chí Minh khi bàn đến những việc cần làm ngay của các cơ quan lãnh đạo đã chỉ rõ: "Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành cơng hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức cơng việc, nơi lùa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều Êy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vơ Ých" [35, tr. 520]. Điều đó cho thấy việc lập ra các quy định, quy chế, quy ước, kế hoạch năm học cho phù hợp với lợi Ých của CBGV-CNV trong các nhà trường đã khó, việc tổ chức thực hiện và lùa chọn các bộ, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cịn khó hơn. Nếu khơng làm tốt vấn đề này thì việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các cơ sở trường học sẽ rơi vào hình thức.
Trong việc giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thì Ban Thanh tra nhân dân trong các nhà trường có vai trị rất quan trọng. Ban Thanh tra nhân dân do Hội nghị cán bộ, công chức bầu bằng phiếu kín nhiệm kỳ 2 năm bao gồm những người có uy tín trong quần chúng. Ban Thanh tra nhân dân hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành cơng đồn với nhiệm vụ giám sát, kiểm tra sẽ đại diện cho toàn thể CBGV-CNV trong việc đảm bảo cho các quy chế, quy ước, các chế độ, chính sách, pháp luật (đặc biệt là Luật Giáo dục và Luật Lao động) được thực hiện; bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của CBGV-CNV trong nhà trường. Khi có những dấu
hiệu vi phạm liên quan đến quyền lợi của CBGV-CNV về tiền lương, tiền thưởng, tiền dạy thêm giê hoặc việc sử dụng quỹ phóc lợi, vốn tự có và các chính sách xã hội cần tiến hành kiểm tra, báo cáo, giải quyết kịp thời. Sau khi giám sát, kiểm tra việc thực Quy chế dân chủ trong trường học, định kỳ hoặc hàng năm phải đánh giá việc thực hiện Quy chế dân chủ một cách thực chất, trên cơ sở đó tìm ra những kinh nghiệm tốt, các việc làm hay để phát huy và khắc phục hạn chế, yếu kém thì việc thực hiện Quy chế dân chủ mới đem lại hiệu quả cao.