Dự báo xu hướng của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường THPT ở Hà Nội thời gian tớ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 82)

a) Những thuận lợi cơ bản

Hơn 70 năm lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập và xây dựng CNXH, Đảng ta luôn luôn xác định dân chủ là một nội dung quan trọng trong đường lối cách mạng. Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực để nhân dân ta vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chiến lược.

Những năm đổi mới vừa qua, thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng VI, Đại hội Đảng VII, Đại hội Đảng VIII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, quyền làm chủ của nhân dân được Đảng và Nhà nước ta phát huy thêm một bước, nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội đã giải phóng tiềm năng to lớn về vật chất và trí tuệ của nhân dân, nhờ đó mà sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc đạt những thành tựu to lớn. Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thật sự là một chủ trương đúng đắn, kịp thời và sáng tạo của Đảng ta. Chỉ thị đó của Đảng đáp ứng đúng nguyện vọng của quần chúng, mang lại lợi Ých cho quần chúng. Chỉ thị đó, thông qua việc thể chế hóa thành Nghị định 29/CP, Nghị định 71/CP, Nghị định 07/CP của Chính phủ, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Đại hội IX của Đảng xác định dân chủ, trong đó có dân chủ ở cơ sở, là một nội dung của mục tiêu xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là những cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho việc thực hành quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thật sự trở thành trường học lớn về dân chủ. Môi trường xã hội có dân chủ sẽ tạo cơ sở tốt cho việc xây dựng môi trường dân chủ trong trường học. Đây là những thuận lợi rất cơ bản.

Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Thành Phố và Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ các trường THPT ở Hà Nội chủ động đề ra kế hoạch, biện pháp, hành động cụ thể trong việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong các nhà trường.

Ngành giáo dục cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng đã được tiếp nhận các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo quan trọng của Nghị quyết Trung ương 2, Trung ương 3, Trung ương 6(lần 2) khóa VIII của Đảng, Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 18/9/1998 của Chính phủ, Kế hoạch 38/KH-UB ngày 22/7/1999 của UBND Thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, Kế hoạch 21-KH/TU của Thành ủy Hà Nội về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Quyết định 04 của Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội. Những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đó tiếp thêm sức mạnh, tạo điều kiện cho các cơ sở trường học thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong nhà trường ở Hà Nội. Những kinh nghiệm, những bài học từ tổng kết thực hiện Quy chế dân chủ trong xã hội và trường học những năm qua cũng củng cố thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường THPT ở Hà Nội những năm tới.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường THPT ở Hà Nội sẽ ngày càng gắn bó chặt chẽ với quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở, có sự tác động tích cực từ công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học- trường THPT ở Hà Nội những năm tới, chắc chắn sẽ ngày càng nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành và nhân dân Thủ đô. Những kết quả trong quá trình đổi mới nói chung,đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở nói riêng sẽ tạo ra những bước phát triển mới trong việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền, hoạt động của đoàn thể, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường THPT ở Hà Nội.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường THPT ở Hà Nội hiện nay và những năm tới có thuận lợi lớn là các phong trào, các cuộc vận động lớn của ngành GD&ĐT nói chung, của Thủ đô nói riêng hướng tới thực hiện dân chủ trong trường học. Dân chủ đã và sẽ trở thành một nội dung quan trọng trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua.

Phong trào thi đua thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", "Nếp sống văn hóa công nghiệp", "Dân chủ hóa trường học", "Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch", phong trào "Tự học, tự bồi dưỡng", viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, "Thi giáo viên giỏi" v.v.. tạo ra sự chuyển biến tích cực về ý thức và phong cách làm việc của Hiệu trưởng, CBGV-CNV trong các nhà trường. Hiệu trưởng các nhà trường tôn trọng và có trách nhiệm với giáo viên, với học sinh hơn; giáo viên có ý thức hơn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh.

Đội ngò cán bộ giáo viên trong các trường THPT trên địa bàn Hà Nội phần đông có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm sẽ ngày càng tốt.

Tỉ lệ giáo viên phổ thông đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được cải tiến, hàng năm trên 80% giáo viên được đào tạo nâng cao và chuẩn hóa. Việc xã hội hóa giáo dục các nhà trường quan tâm. Đội ngò lãnh đạo trong các trường THPT ở Hà Nội có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý, có ý thức trong việc phát huy quyền làm chủ của giáo viên và học sinh do đó chất lượng văn hóa giáo dục phổ thông được nâng cao. Năm học 1996 - 1997 tỷ lệ học sinh giỏi trong các trường THPT ở Hà Nội trung bình từ 3,5% đến 4,5%, tỉ lệ học sinh đạo đức tốt đạt hơn 30% đến nay tỉ lệ học sinh giỏi đạt trung bình 8% đến 10%, học sinh đạo đức tốt trên 50%, tăng gấp 2 lần so với trước khi đưa Quy chế dân chủ vào các nhà trường.

Đặc biệt, Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngò nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đang được Sở GD&ĐT Hà Nội, Công đoàn giáo dục Hà Nội hết sức quan tâm xây dựng thành chương trình, triển khai thực hiện tới các cơ sở giáo dục trong toàn ngành là thuận lợi lớn cho việc tiếp tục triển khai Nghị quyết Trung ương 6 (khóa IX) và Quy chế dân chủ trong các nhà trường.

Việc triển khai Nghị quyết Đại hội IX về Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, chương trình hành động của Chính phủ và của ngành GD&ĐT thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) tiếp tục được cụ thể hóa qua phương hướng, nhiệm vụ những năm học tới với nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; củng cố mạng lưới trường học, mở rộng quy mô hợp lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Tiếp tục đổi mới quản lý, chấn chỉnh kỷ cương, ngăn chặn và khắc phục các hiện tượng tiêu cực. Với nội dung đó, trên cơ sở những thành tựu mà ngành giáo dục đã đạt được, chắc chắn giáo dục sẽ có những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn về nhiều mặt, tạo điều kiện cho việc triển khai Quy chế dân chủ trong các nhà trường nói chung và trong các trường THPT nói riêng.

b) Khó khăn

Mặt trái của kinh tế thị trường ngày càng bộc lé rõ hơn và tác động tiêu cực tới ngành giáo dục, trong đó có giáo dục THPT ở Hà Nội.

Trong cơ chế thị trường, vấn đề lợi Ých trước hết là lợi Ých kinh tế, nổi lên thành động lực trực tiếp, chi phối tư tưởng và hành động của không Ýt người, trong đó không phải không có những thầy, cô giáo.

Không còn hình ảnh đêm đêm người thầy giáo đến từng nhà học sinh, kiểm tra, hướng dẫn các em học tập, không còn nhiều việc thầy và trò cùng nhau lao động đầy tính giáo dục và sức thuyết phục. Người thầy ngày Êy dạy học không vì bất kỳ cái gì khác ngoài nhiệm vụ trồng người...Người thầy giáo hiện nay có quá nhiều sự tác động tiêu cực đã làm lu mờ cái tâm, cái bản chất trong sáng của họ [10, tr. 5].

Những lợi Ých từ địa vị, của cải v.v... luôn có sức cám dỗ âm thầm nhưng mãnh liệt. Mặc dù ý chí tiến thủ vươn lên giữ chức vụ lãnh đạo là nguyện vọng chính đáng của mỗi con người, nhưng việc đạt được những

quyền lợi đó bằng mọi cách không phải bằng thực lực của mình của một số đảng viên làm tổn hại đến Đảng, giảm lòng tin của quần chúng vào Đảng trong các trường học. Đảng viên của các trường THPT ở Hà Nội không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, có đảng viên giữ cương vị Hiệu trưởng, Hiệu phó nhà trường nhưng không được CBGV-CNV tin tưởng và làm theo. Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra một hiện tượng mà đến nay, chóng ta càng thấm thía về tính thời sự của nó. Đó là có những người trong đấu tranh thì trung thành, không sợ nguy hiểm cực khổ, có công với cách mạng, song đến khi có Ýt quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu mà biến thành người có tội với cách mạng. Những khó khăn vướng mắc trong thực hiện quyền dân chủ-quyền làm chủ của CBGV cũng nảy sinh từ điểm này.

Còng trong cơ chế thị trường việc "chạy" vào líp "chất lượng cao", vào trường "điểm", việc Ðp học sinh học thêm v.v... làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục, đang bị xã hội quan tâm và lên án. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu ra bất cập của ngành giáo dục: "Các hiện tượng tiêu cực trong ngành GD&ĐT còn nhiều, nhưng chậm được khắc phục" [17, tr. 254]. Đến Hội nghị lần thứ chín của Ban chấp hành Trung ương khóa IX kiểm điểm nửa nhiệm kỳ đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng vẫn nêu ra "các hiện tượng tiêu cực, "thương mại hóa" trong GD&ĐT chưa được kiên quyết xóa bá", trong khi đó "Công tác thanh tra giáo dục còn yếu kém, trì trệ" [19, tr. 40]. Những biểu hiện tiêu cực trong ngành, trong trường, trong líp làm ảnh hưởng đến các quyền dân chủ, bình đẳng trong giáo dục. Khi Ban Giám hiệu, Hiệu trưởng có biểu hiện mất dân chủ thì làm sao có dũng khí, có uy tín để thực hành dân chủ trong trường, trong lớp-nhất là đối với học sinh THPT Hà Nội. Điểm vướng mắc ở một số trường là ở chỗ này.

Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, trình độ văn minh của xã hội, những phức tạp trong quản lý xã hội, quản lý giáo dục đòi hỏi mỗi Hiệu trưởng, mỗi đảng viên và giáo viên trong các trường THPT phải có trình độ hiểu biết, tầm trí tuệ ngày

càng cao và toàn diện hơn. Trong cương vị lãnh đạo Hiệu trưởng phải có tâm, có tầm, có tài. Nếu không đạt được điều đó, Hiệu trưởng sẽ không đủ vai trò lãnh đạo đội ngò tri thức. Trong vai trò giảng dạy, nhà giáo phải giỏi chuyên môn gắn với tình thương và trách nhiệm. Song để đạt được yêu cầu đó không phải là dễ đối với đội ngò giám hiệu và giáo viên. Số Hiệu trưởng và giáo viên với độ tuổi cao (trung bình hơn 50 tuổi) thường có tâm lý bảo thủ, khẳng định mình bằng những kinh nghiệm sẵn có, ngại học thêm, ngại đổi mới nên tỷ lệ Hiệu trưởng THPT đạt trên chuẩn thấp. Ngay cả giáo viên là đảng viên, giáo viên trẻ, việc học tập để nâng cao trình độ cũng đòi hỏi một sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao mà không phải đảng viên nào, giáo viên nào cũng đáp ứng được. Nếu giáo viên không vượt qua khó khăn này sẽ ảnh hưởng tới quyền học tập của học sinh, mọi ý kiến của học sinh liên quan đến việc học sẽ không được đáp ứng. Nhận thức và thực thi dân chủ là một quá trình xã hội có tính văn hóa, dùa trên cơ sở của văn hóa - văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật, văn hóa công dân, văn hóa ứng xử và văn hóa chính trị. Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghề nghiệp phải đi liền với nâng cao văn hóa chính trị; giáo dục và giáo dục lại người đi giáo dục là đòi hỏi của quá trình dân chủ hóa giáo dục. Đây không thể không là một quá trình lâu dài và khó khăn.

Cơ chế quản lý mới đang trong quá trình hình thành; pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ. Mét số chính sách về giáo dục, về đãi ngộ giáo viên còn bất cập (nhất là chính sách lương mới thực hiện từ tháng 1/2003); những tiêu cực trong Đảng, trong bộ máy quản lý chưa được ngăn chặn có hiệu quả làm cho ranh giới giữa đúng và sai, giữa năng động và bảo thủ chưa thật rõ ràng. Những vấn đề đó ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm của mỗi CBGV, dễ dẫn đến nội bộ mất đoàn kết, quyền dân chủ bị vi phạm thậm chí cá nhân lợi dụng dân chủ gây rối tình hình ở cơ sở.

Các điều kiện cần thiết để thực hiện dân chủ trong nhà trường còn hạn chế so với yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới giáo dục. Đảng và Nhà nước ta luôn

luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Song trong thực tế việc đầu tư cho giáo dục mà trước hết là đầu tư cho việc nâng cao chất lượng đội ngò cán bộ quản lý và nhà giáo còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu. Những đòi hỏi ngày càng lớn của sự nghiệp đổi mới giáo dục với những điều kiện rất hạn chế đối với đội ngò quản lý và nhà giáo thực sự là khó khăn lớn cho các nhà trường trong quá trình triển khai Quy chế dân chủ, nhất là khi Quy chế dân chủ đi vào chiều sâu. Vì dân chủ nói chung và dân chủ trong trường THPT ở Hà Nội nói riêng phải gắn liền với các điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước:

Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn còn thấp, nhiều vấn đề xã hội bức xúc, nạn tham nhòng, lãng phí và tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống còn nghiêm trọng, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh hoạt động "Diễn biến hòa bình", gây sức Ðp với ta dưới các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "dân téc, tôn giáo, tiếp tay cho các thế lực phản động bọn cơ hội chính trị trong nước hoạt động chống phá ta ngày càng quyết liệt, thâm độc hơn [19, tr. 15].

Những nhân tố trên cản trở không nhỏ tới việc thực hiện dân chủ ở nước ta nói chung, việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở trường học nói riêng. Những khó khăn đó đặt ra yêu cầu cao trong quá trình triển khai Quy chế dân chủ trong các trường THPT ở Hà Nội, đòi hỏi những nhà quản lý giáo dục phải biết nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy sức mạnh của tập thể CBGV-CNV trong nhà trường, đặc biệt tính tiên phong của đội ngò đảng viên, tạo ra những bước biến đổi mới trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học.

c) Dự báo xu hướng biến đổi của quá trình thực hiện Quy chế dân chủ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 82)