Một số quan điểm về xác định giải pháp

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 93)

Một là, thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường học, trường THPT ở Hà Nội là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp giáo dục, của sự nghiệp đổi mới Thủ đô và đất nước nói chung.

Thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học, do tính phức tạp của nó, phải là một quá trình lâu dài với những cách làm khác nhau, mang lại kết quả lâu dài bền vững. Dân chủ và dân chủ ở cơ sở trường THPT ở Hà Nội phải trở thành những nhu cầu nội tại, thiết thân, mang lại lợi Ých về nhiều mặt cho CBGV-CNV và học sinh. Tính khách quan của dân chủ trước hết bắt nguồn từ tính khách quan của các lợi Ých tất cả thầy cô giáo, những người làm giáo dục và của học sinh. Dân chủ chỉ dành cho người dạy - thầy cô giáo và người quản lý, phục vụ giáo dục là không có mục đích tự thân. Dân chủ trong giáo dục phải nhằm vào hướng chính của nó là phục vụ học sinh của mình một cách tốt nhất về tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ.

Hai là, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường THPT phải đảm bảo nguyên tắc giữ vững sự ổn định trong các nhà trường, tác động tích cực đến quá trình dạy và học.

Việc đưa Quy chế dân chủ vào nhà trường đòi hỏi Hiệu trưởng các trường học thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của mình trước tập thể CBGV- CNV nhà trường. Trên cơ sở đó tạo ra niềm tin của CBGV-CNV với lãnh đạo nhà trường, xây dùng được không khí dân chủ, đoàn kết trong các Hội đồng

giáo dục. Để đảm bảo nguyên tắc trên, Hiệu trưởng nhà trường phải căn cứ vào Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường, các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT để xây dựng quy chế làm việc, phân công trách nhiệm trong lãnh đạo, trong Hội đồng giáo dục. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường do đó cũng là người đưa ra quyết định cuối cùng cho mọi hoạt động của nhà trường sau khi lấy ý kiến của CBGV-CNV và học sinh. Quyết định của Hiệu trưởng đảm bảo tính pháp lý, phù hợp với điều kiện của nhà trường và nguyện vọng của CBGV-CNV và học sinh sẽ tạo ra động lực để phát huy vai trò làm chủ của mọi thành viên trong nhà trường. Ngược lại, quyết định của Hiệu trưởng không mang tính thực tiễn, không phù hợp với nguyện vọng của các thành viên trong nhà trường, thậm chí đi ngược lại nguyện vọng của CBGV- CNV, học sinh sẽ không phát huy được vai trò của các thành viên trong nhà trường. Dân chủ thực sự chỉ có thể nảy sinh và phát huy trên cơ sở thực hiện công bằng.

Từ những quy định không phù hợp, khoản tài chính không rõ ràng; việc đề bạt, khen thưởng không hợp lý, vấn đề tuyển sinh, sắp xếp líp thiếu công minh... sẽ tạo ra dư luận không tốt trong CBGV-CNV và học sinh. Từ dư luận nếu lãnh đạo nhà trường kịp thời điều chỉnh, giải quyết thỏa đáng sẽ khắc phục được tình hình. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất đoàn kết nội bộ, CBGV-CNV trong nhà trường thắc mắc, khiếu kiện, ảnh hưởng tới mọi hoạt động của nhà trường. Thậm chí, có cá nhân lợi dụng tình hình để đòi hỏi những quyền lợi cá nhân không chính đáng, không hợp lý gây tình trạng bất ổn trong nhà trường.

Thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường phải lấy biện pháp dân chủ, đấu tranh tự phê bình và phê bình một cách nghiêm túc, đúng mực, từ trong Đảng ra chính quyền, ra CBGV-CNV để xử lý những khuyết điểm tiêu cực đã qua và ngăn chặn những tiêu cực mới có thể xảy ra là chính.

Dùng biện pháp dân chủ để xây dựng đời sống dân chủ, không dùng những biện pháp phi dân chủ để khắc phục những hiện tượng mất dân chủ, chắc chắn sẽ khắc phục được nhiều khuyết điểm, tiêu cực. Không khí xã hội ở các cơ sở sẽ cởi mở, sẽ trên thuận dưới hòa, trong Êm, ngoài êm [44, tr. 7].

Chỉ khi nào có sự đoàn kết nhất trí trong chi bộ Đảng, trong chính quyền và trong CBGV-CNV thì khi đó Quy chế dân chủ mới phát huy được tác dụng, mới tạo điều kiện đưa nhà trường vào thế ổn định và phát triển.

Ba là, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường THPT phải đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ các năm học nâng cao chất lượng dạy và học, ngăn chặn được các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học là xây dựng môi trường dân chủ, trường học dân chủ cho cả thầy và trò.

Đây là mét mục tiêu mang tính nguyên tắc bởi hoạt động dạy và học là hoạt động chính trong các nhà trường. Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ của toàn thể CBGV-CNV trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ các năm học. Thực hiện Quy chế dân chủ là tạo ra động lực để phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo của cán bộ lãnh đạo, của giáo viên trong việc nâng cao năng lực quản lý, đổi mới phương thức lãnh đạo; trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ nghề nghiệp, thi đua "Dạy tốt - học tốt", đúc rút sáng kiến kinh nghiệm... đáp ứng đổi mới sự nghiệp GD&ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH. Mọi nỗ lực trên của lãnh đạo nhà trường, của CBGV-CNV được thể hiện rõ nét qua chất lượng giảng dạy và học tập. Một khi kết quả dạy và học chưa được nâng lên cũng có nghĩa Quy chế dân chủ chưa phát huy được tác dụng.

Khi các hiện tượng tiêu cực trong dạy và học chưa bị đẩy lùi thì cũng có nghĩa là lãnh đạo và CBGV trong các nhà trường chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã được quy định tại các Điều 4 và Điều 6 của Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Điều đó cho thấy việc thực hiện Quy

chế dân chủ trong nhà trường đòi hỏi đi đôi với việc nâng cao được chất lượng dạy và học, phải ngăn chặn được các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục.

Bốn là, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường, theo quan điểm lịch sử - cô thể, cần căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của địa phương, của trường; các quy định, quy chế, quy ước phải có tính khả thi, bám sát và phản ánh những vấn đề quan trọng, bức xúc vào lâu dài của từng trường THPT. Ngăn chặn và khắc phục cách làm hình thức chiếu lệ.

Việc xây dựng các quy định, quy chế, quy ước nếu cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường, của địa phương như cơ sở vật chất, chất lượng đội ngò, phong tục tập quán của địa phương, chất lượng học sinh... đồng thời tôn trọng nguyện vọng, ý kiến của CBGV-CNV trong nhà trường. Không căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, điều kiện cụ thể để xây dựng các quy chế, quy định, quy ước sẽ không thể thu được kết quả khi đưa vào thực hiện.

Mở rộng dân chủ cũng phụ thuộc vào trình độ dân trí, dân sinh, đặc điểm từng vùng, từng loại hình và trình độ năng lực lãnh đạo cấp ủy Đảng các cấp. Từ đó, việc tổ chức thực hiện cũng phải được xây dựng trên đặc điểm đó để cã giải pháp phù hợp cho từng vùng, từng miền, từng dân téc, loại hình khác nhau. Không thể vận dụng một cách rập khuôn máy móc khi các điều kiện chưa đảm bảo [22, tr. 7]. Như vậy, khi xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường cần đặt vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nhà trường, của địa phương để triển khai, đó là quan điểm mang tính nguyên tắc nhằm đạt được mục đích của việc thực hiện dân chủ trong nhà trường.

Năm là, cần có quan điểm toàn diện và phát triển trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường, xác định được nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình thực hiện. Tranh thủ mọi sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự giúp đỡ của các đoàn thể nhân

dân, phụ huynh học sinh và đông đảo học sinh vào thực hiện Quy chế dân chủ.

Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường giữa giám hiệu với CBGV-CNV, với học sinh mà mở rộng tới toàn xã hội. Cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để phát triển giáo dục, để thực hiện Quy chế dân chủ. Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã nêu rõ: "Nhà nước khuyến khích mọi đóng góp; mọi sáng kiến của xã hội cho giáo dục" [18, tr. 135].

Không chỉ CBGV-CNV tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra mọi hoạt động của nhà trường mà còn cần tới ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh, của nhân dân; sự quan tâm của chính quyền địa phương trên địa bàn có trường học; chế độ chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo và cán bộ quản lý; việc đầu tư cho giáo dục; việc xây dựng các văn bản hướng dẫn về chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục, về chế độ lương, phụ cấp quản lý giáo dục. Những yếu tố đó chính là cơ sở kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ.

Nhiệm vụ của việc thực hiện Quy chế dân chủ thể hiện trên nhiều mặt: Cải cách được lề lối làm việc trong quản lý và giảng dạy, đặc biệt đổi mới cách quản lý hồ sơ, sổ sách; phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng dạy và học; nâng cao đời sống của CBGV-CNV, chất lượng của các hội nghị, hội thảo; xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục và các tệ nạn xã hội thâm nhập học đường v.v...

Đảm bảo tính toàn diện là một nguyên tắc, một yêu cầu khi xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường, song tính toàn diện không loại trừ việc chú ý trọng tâm, trọng điểm, giải pháp và hoàn cảnh cụ thể. Để xác định trọng tâm, trọng điểm, Hiệu trưởng các nhà trường cần đánh giá thực trạng, nắm bắt chính xác, kịp thời những bức xúc để tập trung giải quyết.

Nhiệm vụ cấp bách của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường THPT ở Hà Nội hiện nay là: Xây dựng được các quy chế, quy định phù hợp với nhà trường; làm dần, từng bước, từ làm thí điểm đến chính thức, từ làm điển hình đến đại trà. Nội dung, tính chất, phạm vi điều chỉnh của các quy định, quy ước, quy chế cần được bổ sung, hoàn thiện và nâng cao dần tùy theo sự phát triển của kinh tế, xã hội v.v...; nâng cao được chất lượng đội ngò nhà giáo và cán bộ quản lý; ngăn chặn, khắc phục và xử lý kịp thời các vi phạm, quy chế chuyên môn, vi phạm quy định trong quản lý tài chính, trong thi cử, tuyển sinh, trong dạy thêm, học thêm.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w