Quy chế dân chủ trong nhà trường được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:
- Quy định rõ ràng những thông tin mà Hiệu trưởng nhà trường phải thông báo công khai cho CBGV-CNV biết để có ý kiến.
- Những việc mà CBGV-CNV được quyền bàn bạc chủ trương và quyết định trực tiếp theo nguyên tắc dân chủ.
- Những việc phải trưng cầu ý kiến của CBGV-CNV trước khi Hiệu trưởng quyết định.
- Những việc mà CBGV-CNV có quyền giám sát kiểm tra - Những việc mà học sinh được biết, được tham gia ý kiến.
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cụ thể hóa nội dung Quy chế dân chủ bằng các quy định, quy chế, quy ước. Các quy định, quy chế, quy ước thể hiện quyền được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra của CBGV-CNV. Tuy nhiên, quyền này gắn liền với trách nhiệm của các chủ thể trong nhà trường là Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phơ huynh, các đồn thể và tổ chức trong nhà trường.
Những việc mà Hiệu trưởng nhà trường phải cho CBGV-CNV biết, phải trưng cầu ý kiến của CBGV-CNV trước khi quyết định:
Hiệu trưởng trong các trường THPT vẫn được coi như con chim đầu đàn. Việc xây dựng một tập thể đoàn kết, phát huy được khả năng sáng tạo, ý thức tập thể của từng CBGV-CNV trong nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào năng lực lãnh đạo và tư cách đạo đức của Ban Giám hiệu đặc biệt là Hiệu trưởng - người quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, người chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Với cương vị lãnh đạo quản lý cao nhất trong nhà trường Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, của CBGV-CNV, của người học trong Quy chế dân chủ. Với vai trò lãnh đạo, Hiệu trưởng nhà trường phải gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ, trong nhà trường như: cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu giếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện khơng dân chủ khác. Chính điều này địi hỏi người Hiệu trưởng phải sáng suốt trong việc lùa chọn cán bộ, phải hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.
Mặc dù Hiệu trưởng là người cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, nhưng trong quá trình lãnh đạo, quản lý Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, CBGV-CNV trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức các hoạt động của nhà trường.
Trong hoạt động các trường học, cũng như trong các tổ chức cơ quan chính trị - xã hội nhà nước khác, nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp hữu cơ giữa tập trung và dân chủ; tập trung phải trên cơ sở dân chủ và dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung. Thiếu sự chỉ đạo tập trung, dân chủ có thể
trở thành vơ chính phủ. Coi nhẹ dân chủ là phá hoại tính tập thể lãnh đạo và sẽ dẫn đến tình trạng quan liêu, chun quyền, độc đốn. Tập trung dân chủ hồn toàn đối lập với chuyên quyền độc đốn, vơ chính phủ. Để thực hiện ngun tắc này Hiệu trưởng phải lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thơng báo cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ càng trở nên cần thiết và mang lại kết quả tốt trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học, trường THPT ở Hà Nội.
Để tạo điều kiện phát huy dân chủ trong nhà trường Hiệu trưởng phải thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ, như họp giao ban, họp Hội đồng giáo dục đặc biệt phối hợp với tổ chức Cơng đồn trong nhà trường tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức theo quy định của Nhà nước (mỗi năm một lần) ngay từ đầu năm học. Hội nghị cán bộ, công chức là điều kiện để CBGV- CNV phát huy quyền làm chủ của mình. Tại Hội nghị cán bộ, cơng chức CBGV-CNV được tham gia đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học cũ, kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đồng thời được thảo luận, bàn biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học tới của nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của CBGV-CNV để rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học tiếp theo. Nếu có những thắc mắc, đề nghị của CBGV-CNV Hiệu trưởng cần giải đáp thấu đáo để CBGV-CNV tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng, tin tưởng vào nhà trường. Hội nghị tạo điều kiện cho toàn thể CBGV-CNV được bàn các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của CBGV-CNV như bàn về thu - chi hệ B, về sửa chữa trường líp, về trang bị đồ dùng dạy học, về tổ chức ăn trưa cho CBGV-CNV... Trong
Hội nghị cán bộ, công chức nhà trường, Ban Thanh tra nhân dân của nhà trường báo cáo công tác đã thực hiện của Ban Thanh tra đồng thời bầu Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật (nhiệm kỳ 2 năm, bỏ phiếu kín). CBGV-CNV có quyền lùa chọn những người tiêu biểu, gương mẫu, trung thực, thẳng thắn, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; có năng lực và am hiểu chun mơn, nghiệp vụ trong công tác thanh kiểm tra để đại diện cho mình trong việc giám sát, kiểm tra tồn diện các mặt hoạt động của nhà trường (Hiệu trưởng, Hiệu phó khơng được tham gia vào Ban Thanh tra nhân dân). Cũng tại Hội nghị cán bộ, công chức này, CBGV-CNV được tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua đại diện trước khi Hiệu trưởng quyết định gồm có:
- Những chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, công chức
- Kế hoạch công tác năm học của nhà trường.
- Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học.
- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chun mơn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ, công chức.
- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ của nhà trường.
- Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.
- Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi và Ých lợi của CBGV-CNV.
Sau khi lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường Hiệu trưởng ra quyết định để tổ chức thực hiện.
Những việc mà Hiệu trưởng nhà trường phải thông báo công khai cho CBGV-CNV biết:
Hiệu trưởng nhà trường với tư cách là người điều hành, quản lý mọi hoạt động của nhà trường có quyền đưa ra các quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ năm học. Trên cơ sở huy động trí tuệ của CBGV-CNV trong nhà trường đóng góp ý kiến vào những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ công chức; kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý của nhà trường. Nội quy, quy chế của nhà trường v.v... sau khi thống nhất ra quyết định, Hiệu trưởng nhà trường cần phải thông báo công khai cho CBGV-CNV biết những quyết định trên đồng thời thông báo cơng khai một số vấn đề về tài chính; tuyển dụng nâng lương, khen thưởng, kỷ luật giải quyết đơn thư khi khiếu nại tè cáo; sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành.
Hiệu trưởng phải thơng báo cơng khai dự tốn thu - chi ngân sách Nhà nước, cơng khai quyết tốn thu chi ngân sách Nhà nước theo năm học; cơng khai dự tốn quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của năm học; công khai các khoản đóng góp và sử dụng các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân trong năm học để CBGV-CNV được biết, qua đó giám sát, kiểm tra việc chi tiêu cho các hoạt động của nhà trường. Việc cơng khai các khoản đóng góp của người học và việc sử dụng kinh phí của nhà trường giúp cho CBGV-CNV trong nhà trường có cơ sở để bảo vệ quyền, lợi Ých của bản thân và của học sinh, ngăn chặn được nạn tham nhòng. Đặc biệt từ khi có Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về việc các cơ sở giáo dục chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chính, được bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao thì việc cơng khai tài chính là cơ sở để CBGV-CNV giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bé ở đơn vị mình. Một điểm khác của các trường THPT trên địa bàn Hà Nội với các tỉnh đó là khoản thu - chi học phí hệ B, việc thu - chi học phí hệ B được bàn đến ngay trong Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học để quyết định thực hiện trong năm học, Hiệu trưởng nhà trường cần tôn trọng ý kiến của CBGV,
cân đối mức chi với các trường trong khu vực để quyết định mức chi, công khai việc sử dụng học phí hệ B để CBGV nhà trường biết, tránh tình trạng gây thắc mắc trong CBGV.
Cơng khai việc tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật CBGV-CNV. Đây là những công việc liên quan đến quyền và lợi Ých hợp pháp của CBGV- CNV, cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật và cần phải công khai để CBGV-CNV tù bảo vệ quyền lợi của mình, đảm bảo động viên khuyến khích được những CBGV có thành tích trong quản lý giảng dạy, giáo dục học sinh đồng thời nhắc nhở, phê bình người chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Cơng khai kết quả của việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong nội bộ nhà trường. Nếu trong nhà trường có đơn thư khiếu nại, tố cáo sau khi Ban Thanh tra nhân dân, Hiệu trưởng nhà trường giải quyết theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao, cần thơng báo kết quả cơng khai cho tồn thể CBGV-CNV biết sự thật khơng bưng bít, giấu giếm dẫn đến tình trạng mất đồn kết trong nội bộ nhà trường.
Những việc CBGV-CNV được giám sát, kiểm tra:
CBGV-CNV trong nhà trường là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, thực hiện quyền và nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của Luật giáo dục, được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra. Những việc CBGV-CNV trong nhà trường được giám sát, kiểm tra là:
- Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch năm học của nhà trường.
- Việc sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của nhà trường.
- Việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền lợi của CBGV-CNV, học sinh trong nhà trường.
- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ nhà trường.
Sau khi được biết, được tham gia ý kiến, CBGV-CNV được biết những ý kiến của họ có được đưa vào quyết định của Hiệu trưởng hay khơng, trong q trình tổ chức thực hiện có tơn trọng ý kiến của CBGV-CNV, thực hiện đúng quy định, quy chế, quy ước đã được thống nhất hay không. Việc giám sát, kiểm tra của CBGV-CNV được thực hiện từ khâu ra quyết định tới kết quả của việc thực hiện. Trong quá trình giám sát, kiểm tra nếu thấy có dấu hiệu vi phạm liên quan đến quyền lợi của CBGV-CNV về tiền lương, tiền thưởng, tiền dạy thêm giê hoặc việc sử dụng quỹ phóc lợi, vốn tự có và các chính sách xã hội, dấu hiệu vi phạm liên quan đến lợi Ých học sinh, nhà trường thì CBGV-CNV có quyền trực tiếp nêu ra qua Hội nghị cán bộ, công chức; qua các cuộc sinh hoạt định kỳ của tổ nhóm chun mơn hoặc thơng qua Ban Thanh tra nhân dân. Nếu CBGV-CNV đề xuất tiến hành kiểm tra vụ việc mà Hội nghị cán bộ, công chức của nhà trường quyết định tiến hành kiểm tra thì Ban Thanh tra nhân dân của nhà trường phải thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Sau khi kiểm tra xong phải thông báo kết quả cho toàn thể CBGV- CNV trong nhà trường biết.
Thực hiện tốt việc giám sát, kiểm tra chính là thể hiện ý thức xây dựng tập thể của mỗi CBGV-CNV. Làm tốt công tác giám sát, kiểm tra là điều kiện để cho Quy chế dân chủ được thực thi, đồng thời ngăn chặn kịp thời những vi phạm dân chủ, kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của CBGV-CNV; của người học và uy tín của nhà trường.
Những việc học sinh được biết và tham gia ý kiến:
Nội dung của quá trình triển khai Quy chế dân chủ trong nhà trường được mở rộng tới đối tượng học sinh và cha mẹ học sinh. Đối với học sinh THPT việc được biết, được tham gia ý kiến là một yêu cầu trong sù nghiệp cải cách giáo dục là một nét mới trong quá trình dạy học. Khác với cách giáo
dục trước đây, quá trình dạy học được chủ yếu hình thành theo hướng một chiều thầy tác động đến trò, giáo dục hiện nay địi hỏi phát huy tính tích cực của học sinh theo hướng trò tác động đến thầy, yêu cầu học tập mới của trò đòi hỏi thầy phải nâng cao kiến thức, đáp ứng được yêu cầu của trị. Thơng qua ý kiến của học sinh, bản thân giáo viên và nhà trường cần có những biện pháp thực hiện để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của học sinh, để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Học sinh trong các trường THPT được biết những nội dung sau:
- Chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước, của ngành và những quy định của nhà trường đối với học sinh.
- Kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường từng năm học. - Những thơng tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định.
- Chủ trương, kế hoạch tổ chức cho học sinh phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, gia nhập tổ chức Đoàn, hội trong nhà trường.
Trên cơ sở những nội dung được biết, học sinh có thể chủ động lập kế hoạch học tập cho bản thân, định hướng cho quá trình phấn đấu rèn luyện của mình trong suốt thời gian học tập ở nhà trường. Có ý thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Nhà nước, của ngành và của nhà trường.
Học sinh trong các trường THPT được tham gia ý kiến vào: - Nội quy, quy định của nhà trường đối với học sinh.
- Việc tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động khác của nhà trường có liên quan đến học sinh.
- Việc tổ chức giảng dạy, học tập trong nhà trường có liên quan đến quyền lợi học tập của học sinh.
Đây là điều kiện để học sinh đóng góp ý kiến của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Quyền được góp ý vào việc tổ chức